Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019.đề 24 Vợ Nhặt- Vợ chồng A Phủ

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT
Môn: Ngữ văn- Khối 12
  Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
       Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
            Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn. Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ – những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.
ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. `Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.
Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo.
(Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng, Vietnamnet.vn)
Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu 2.  Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0.75 điểm)
Câu 3.  Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0.75 điểm)
Câu 4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi chế giễu công khaimột môn thể thao đổ máu? (1.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Theo anh (chị), cần phải làm gì để dừng môn thể thao đổ máu này? Hãy đưa ra những giải pháp theo quan điểm của mình bằng một đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài) và hành động theo Tràng của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt– Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:
Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,  Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
                   – A Phủ cho tôi đi.
                   A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất.
                                                                    (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)
Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
– Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.
                                                                    ( Trích Vợ nhặt của Kim Lân)
……………………..Hết………………………..
Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:………………………………….Số báo danh………………………..
Giám thị 1(Kí, ghi rõ họ tên):…………………………………………………………………
Giám thị 2(Kí, ghi rõ họ tên):…………………………………………………………………
        
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu   Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
  2 Nội dung đoạn trích:Nói về sự sỉ nhục/ xúc phạm/chế giễu công khai trong thế giới ảo và những hậu quả đáng báo động của nó,
– Đồng thời kêu gọi mọi người chấm dứt môn thể thao đổ máu này.
(Nêu đủ cả 2 ý cho điểm tối đa)
0.75
  3 Nhan đề:Hậu quả của sự xúc phạm trong thế giới ảo.
– Chế giễu công khai trong thế giới ảo.
0.75
  4 – Gọi là môn thể thao vì nó hấp dẫn, thu hút đông đảo, đem lại cảm giác mạnh cho người tham gia;
– Gọi là môn thể thao đổ máu vì nó khiến người bị chế giễu/sỉ nhục bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới một số thảm kịch, thậm chí đưa tới việc tự tử.
1.0
II. Làm văn     7.0
  1 Nghị luận xã hội 2.0
     * Yêu cầu về kĩ năng:
+   Biết cách viết đoạn văn nghị xã hội.
+   Xác định được vấn đề cần nghị luận
+   Các thao tác lập luận cần có
+   Dẫn chứng
+   Biết cách trình bày bố cục, triển khai các luận điểm bám sát vào câu chủ đề, luận cứ….
0.5
    *Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo ý sau:
– Vấn đề nghị luận:  Những giải pháp đẩy lùi sự chế giễu, xúc phạm trong thế giới ảo.
– Giải thích: Thế nào môn thể thao? Tại sao thế giới ảo lại là môn thể thao đổ máu? Mạng xã hội- thế giới ảo cũng giống như môn thể thao dễ hấp dẫn, dễ thu hút. Vì vậy nếu như không tỉnh táo trong thế giới ảo đó chúng ta dễ bị chế giễu, sỉ nhục, xúc phạm có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí là tự tử (dẫn chứng)
– Từ hậu quả khôn lường của thế giới ảo, anh (chị) cần phải làm gì và đưa ra những giải pháp như thế nào?
* Lưu ý: Nếu nhắc lại nội dung của tác giả nhưng phải có giải pháp của mình sao cho thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Bản thân không nên sống ảo mà sống đúng với hoàn cảnh ngoài đời của mình, không  thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch… trên mạng xã hội, Internet.
+ Gia đình cần gần gũi, quan tâm, tâm sự đưa ra những định hướng đúng.
+ Nhà trường cần tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc thành lập tổ tư vấn tâm lý.
+  Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ bấm nút like hoặc bình luận tiêu cực đẩy người ta vào vực thẳm của sự tuyệt vọng.  Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp.
1.5
 
0.5
 
 
 
 
1.0
 
 
0.25
 
0.25
0.25
 
0.25
  2 Nghị luận văn học 5.0
    *Yêu cầu về kĩ năng:
– Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, dạng đề so sánh chi tiết trong tác phẩm văn xuôi.
– Biết cách  phân tích nhân vật tự sự.
– Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả…..
0.5
    *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày. Nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 4.5
    a. Vị trí đoạn văn:
Đoạn văn miêu tả hành động của Mị xuất hiện khi Mị cởi trói cho A Phủ trong một đêm đông giá rét.
– Đoạn văn miêu tả hành động của người vợ nhặt xuất hiện khi Tràng gặp thị lần thứ hai trong nạn đói 1945.
b. Cảm nhận đoạn văn.
* Đoạn văn miêu tả hành động của nhân vật Mị:
– Bối cảnh khi Mị cởi trói cho A phủ và dẫn đến hành động chạy theo A Phủ: Đêm đông giá rét, A Phủ bị trói gần chết ở nhà thống lí Pá Tra. Tâm trạng Mị lúc này hoàn toàn vô cảm, thế gới xung quanh chỉ tồn tại như những vật vô tri vô giác. Dòng nước mắt A Phủ tác động đến suy nghĩ của Mị, thương mình đến thương người, Mị cởi trói cho A Phủ. Nhưng khi A Phủ vừa chạy thì Mị cũng chạy theo.
– Hành động của Mị nhanh chóng tức tốc như đuổi theo sự sống ở phía trước khi Mị chợt hiểu A Phủ đang thoát khỏi sự  thật độc ác của chúng nó mà trước đó Mị đã nghĩ tới. Cũng có thể lúc đó cái sợ chết bất ngờ xuất hiện trong tâm trí Mị phải chết trên cái cọc ấy.
– Lời nói của Mị khi chạy theo A Phủ cũng vội vã, liên tiếp không cần chờ sự phản ứng của A Phủ. Lời nói bộc lộ rõ tâm trạng sợ hãi về cái chết. Lúc này với Mị, A Phủ là chỗ dựa duy nhất, tin tưởng nhất. Thời gian với Mị lúc này là vô cùng quý giá, Mị như không kịp nghĩ khi nói với A Phủ. Chỉ biết rằng, ngay lúc này phải thoát khỏi nơi đây cùng A Phủ.
– Nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc trạng thái tâm lí cũng như hành động đặc biệt của Mị lúc này khi đặt nhân vật vào tình huống của sự lựa chọn. Không cần những lời bình luận, chỉ miêu tả bằng những câu văn ngăn, nhịp gấp gáp, những lời thoại khẩn khoản ngắn ngủi như chính tính cách và suy nghĩ của những người dân tộc thiểu số. Vậy mà nhân vật hiện lên đã thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, nói được tiếng nói của con người sinh ra để viết của Tô Hoài.
*  Đoạn văn miêu tả hành động của người vợ nhặt:
– Bối cảnh dẫn đến hành động của người đàn bà: Nạn đói 1945 đã đưa đẩy những con người nghèo khổ sắp chết đến với nhau. Lần gặp lại này Tràng đã mời một cách rất chân thành, tự nhiên pha chút vui đùa. Thị ngồi ăn thật và ăn cũng rất tự nhiên để thỏa cái đói khát của mình, sau đó theo Tràng về làm vợ cũng một cách dễ dàng.
– Hành động ngồi ăn của thị sà xuống ăn một chặp không buồn ngẩng mặt, nói năng gì, ăn xong cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng đúng là những cái đẹp, cái duyên vốn cần có ở người phụ nữ đã mất hết vì cái đói. Ăn đến không kịp thở thì đúng là ăn nhanh hơn thở, trong cái đói bản năng lấn át hết mọi thứ. Đến cả việc hạ thấp nhân phẩm của mình, thị theo Tràng về thật khi mà anh ta chỉ nói đùa.
– Những lời thoại của thị cũng chẳng còn kịp nghĩ như chính hành động của mình.
– Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống oái oăm, éo le: được mời ăn trong lúc đói, được rủ về nhà trong khi đang lang thang kiếm sống. Từ đó nhân vật bộc lộ hết bản chất, tính cách của mình. Cũng nhờ vậy mà ta hiểu hết những thay đổi của một con người trong hoàn cảnh như người vợ nhặt. Đặc biệt nhà văn chú ý tới hành động của nhân vật, hành động đó đúng với tâm lí con người khi đói người ta nghĩ đến cái ăn và được sống.
c.  Nhận xét sự tương đồng và khác biệt:
– Tương đồng:
+ Hai nhân vật là những nạn nhân của thời đại xã hội đầy rẫy những bất công và bạo tàn. Mị là nạn nhân của xã hội phong kiến tay sai ở miền núi, thời điểm mà bọn Pháp đã cấu kết với tay sai miền núi để đàn áp bóc lột nhân dân. Người vợ nhặt rơi vào cái hoàn cảnh cái đói cái chết đầy đường do Pháp và phát xít Nhật gây ra không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người của những người từ vùng Nam Định, Thái Bình.
+ Cả hai nhân vật đều cùng một mục đích là đi theo và dựa vào người đàn ông mà mình tin tưởng (tuy chưa thật chắc chắn, chưa biết viễn cảnh tương lai sẽ như thế nào, mà cũng không có thời gian để nghĩ đến điều đó), trước mắt là nhằm thoát khỏi cảnh ngộ khốn cùng bởi cái chết đang đe dọa để cứu lấy mạng sống cho chính mình. Đó cũng chính là khát vọng sống trổi dậy của con người mang tính quy luật tất yếu.
+ Cả hai cách giải quyết tình huống của hai tác giả tuy khác nhau về cảnh ngộ nhưng đều giống nhau là hướng về sự sống, về tình người, nên có giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Tình thương đồng loại giai cấp.
– Khác nhau: 
+ Hành động Mị chạy theo A Phủ với thái độ dứt khoát, quyết liệt, cấp thời, không tính toán, trước tiên là do sự thức tỉnh tự phát về bản thân, ý thức về sự sống, nếu ở lại nhà Pá Tra thì tất yếu sẽ nhận lấy cái chết. Thứ đến, việc Mị chạy theo A Phủ mang ý nghĩa tự giải thoát cảnh đọa đày nô lệ lầm than khủng khiếp về thể xác lẫn tinh thần, thoát khỏi cuộc sống tù ngục trần gian nơi gia đình thống lí Pá Tra. Hành động gắn liền với quá trình tâm lí trước đó. Cách kể chuyện thể hiện những hiểu biết sâu sắc suy nghĩ, tính cách, lối sống của người dân tộc thiểu số.
+ Cô vợ nhặt theo Tràng là do cái đói đang đe dọa lên mạng sống. Hành động của cô vợ nhặt là sự bám víu để nương tựa trước ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Việc cô nhận theo Tràng về làm vợ là một quyết định khá liều lĩnh, nhưng không còn cách nào khác. Cho thấy trong nạn đói ấy, thân phận của con người trở nên vô cùng rẻ rúng, đáng thương. Cách kể chuyện pha chút dí dỏm hài hước mà hấp dẫn thuyết phục.
0.25
 
 
 
3.0
 
1.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.25
    Điểm toàn bài 10.0

 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *