KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ TTHÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
|
(Đề thi có 02 trang)
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Stephen Hawking (1942 – 2018) là nhà vật lý thiên tài người Anh, người dành cả cuộc đời để giải mã các bí ẩn của vũ trụ. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”. Ông là tác giả của cuốn “A Brief History of Time” (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đối lập với cơ thể tật nguyền là một sức mạnh trí tuệ tuyệt vời của Hawking, cơ thể ông là hệ quả của căn bệnh thoái hóa thần kinh vận động (ALS) đã đày đọa nhà vật lý học thiên tài từ lúc ông mới 21 tuổi. Và từ đó đến khi qua đời ở tuổi 76, gần như toàn bộ cuộc đời của Hawking gắn với chiếc xe lăn. Khi được hỏi về căn bệnh ALS có ảnh hưởng đến bản thân như thế nào, Hawking đã trả lời: “không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận về những gì mình không thể làm, mà cũng không nhiều điều tệ lắm diễn ra”.
Hawking có niềm say mê với ngành khoa học vũ trụ, dù ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác. Bên trong thân thể gần như bất động là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ, cách nó hình thành cũng như số phận mà nó đi đến. Hawking có lẽ không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng trong vũ trụ học ông lại là một nhân vật khổng lồ của thế kỷ XX. Không có đại diện hoàn hảo cho giá trị khoa học, nhưng Hawking đã giành được giải thưởng Albert Einstein, giải Wolf, huy chương Copley, giải thưởng Vật lý…
(Theo Dân Trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Stephen Hawking đã nói như thế nào về bệnh tật của ông?
Câu 2. Qua câu trả lời về bệnh ALS, anh/chị nhận thấy được điều gì ở con người Stephen Hawking?
Câu 3. Anh/Chị suy nghĩ gì về những giải thưởng mà Stephen Hawking nhận được?
Câu 4. Hãy cho biết thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ cuộc đời của Stephen Hawking.
LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Câu 1 (0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của nghị lực và niềm đam mê trong cuộc sống.
2. Câu 2 (0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân luôn thay đổi góc nhìn khi tái hiện hình ảnh con sông Đà:
(1) Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(…)
(2) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
(Trích – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.186-191)
Từ hai góc nhìn trên, anh/chị liên tưởng đến vẻ đẹp nào của sông Đà qua phần trích tùy bút Người lái đò sông Đà? Phân tích những vẻ đẹp đó để thấy rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
————————HẾT———————-
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ TTHÔNG QUỐC GIA
QUẢNG NGÃI NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN
LÊ KHIẾT
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
PHẦN | CÂU | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
I | ĐỌC – HIỂU | 3,0 | |
|
1 |
Hawking nói:“không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình…”. |
0,5 |
2 |
Hawking là một người giàu ý chí, nghị lực và có ý thức nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. | 0,5 | |
3 |
– Những giải thưởng mà Stephen Hawking nhận được cho thấy ông là một người trí tuệ, tài năng và là một con người đam mê nghiên cứu khoa học. – Những giải thưởng khoa học danh giá ấy là sự tôn vinh con người có những cống hiến lớn lao cho khoa học. |
0,5 0,5 |
|
4 |
Có thể rút ra một trong những thông điệp sau: – Nghị lực có thể giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại. – Niềm đam mê ở bất cứ một lĩnh vực nào cũng có thể đưa con người đến những thành công. – Khát vọng cống hiến trí tuệ, tài năng cho nhân loại là những cống hiến vẻ vang và cao quý… * Lưu ý: HS có thể rút ra những thông điệp không giống với đáp án, nhưng là những thông điệp có ý nghĩa sẽ được cho điểm. |
1,0 |
|
II |
LÀM VĂN |
7,0 |
|
|
1 |
1. Yêu cầu về hình thức – Đoạn văn 200 chữ, bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. – Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu… 2. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. |
0,5 0,25 |
3. Triển khai vấn đề nghị luận – Giải thích được: Nghị lực là gì? Niềm đam mê là gì? : – Bàn luận, chứng minh: + Nghị lực và niềm đam mê hết sức có ý nghĩa trong cuộc sống đối với mỗi một con người. Nghị lực giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh còn niềm đam mê sẽ giúp con người phát huy hết khả năng của mình để đạt được những thành công trong cuộc sống. + Con người cần phải có nghị lực và niềm đam mê để sẵn sàng đối mặt với những thử thách và đi đến tận cùng mơ ước của mình. + Đề cao những người có nghị lực và biết theo đuổi niềm đam mê đến cùng. Phê phán những con người thiếu nghị lực, dễ từ bỏ niềm đam mê khi gặp khó khăn. – Rút ra được bài học nhận thức và hành động. Lưu ý: HS có thể lập luận theo những cách khác nhau, nhưng nếu đó là những lập luận vững chắc, logic thì đều được chấp nhận. |
1,0 0,25 |
||
2 | Từ hai góc nhìn của Nguyễn Tuân, liên tưởng đến vẻ đẹp của sông Đà qua phần trích tùy bút Người lái đò sông Đà. Phân tích những vẻ đẹp đó để thấy rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. 1. Yêu cầu chung a. Về kĩ năng – Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, so sánh… – Không mắc lỗi các lỗi diễn đạt. – Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo. |
0,5 0,5 |
|
b. Về kiến thức Vận dụng kiến thức trong phần trích tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm một bài văn nghị luận văn học. |
|||
2. Yêu cầu cụ thể a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. b. Phân tích * Đoạn văn (1): Bằng câu văn dài ngắt ra nhiều vế câu, điệp từ, từ láy, lối nói nhân hóa, Nguyễn Tuân khơi dậy cảm giác mạnh, bất ngờ, thú vị về con sông qua sự hợp sức của nước, đá, sóng, gió ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng. Từ góc nhìn này, liên tưởng đến vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ của sông Đà trong phần trích của tùy bút: – Dòng chảy đặc biệt, ngang ngược Đà giang độc bắc lưu. – Cảnh hai bờ sông đá đựng vách thành, cảnh ghềnh thác dày đặc, đầy cạm bẫy; những hút nước sâu hoắm (đoạn ghềnh Hát Loóng, quãng Tà Mường Vát…)…sẵn sàng nuốt chửng hoặc lật ngửa bụng thuyền ra. – Âm thanh gào thét khủng khiếp của sóng thác; sự hung hãn của trận địa đá mai phục hàng ngàn năm làm thành trận đồ bát quái trong lòng sông ẩn chứa bao nhiêu hiểm họa đối với những người lái đò mưu sinh trên sông Đà… => Sông Đà hiện lên như một loài thủy quái khổng lồ, trở thành kẻ thù số 1 của con người. – Nghệ thuật: sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt; lối nói ví von, hình ảnh so sánh, nhân hóa mới mẻ, độc đáo gây ấn tượng mạnh; sử dụng hệ thống động từ phong phú, có sức biểu cảm cao; ngôn ngữ: sắc cạnh, gân guốc, khỏe khoắn…; tiết tấu mạnh; khả năng liên tưởng, tưởng tượng thú vị; khả năng quan sát tinh tế; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực… * Đoạn văn (2): Với câu văn dài giàu hình ảnh và cảm xúc như một câu thơ đẹp, Nguyễn Tuân mang lại cho người đọc cảm giác lâng lâng trước con sông Đà qua hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: sông Đà tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình. Từ góc nhìn này, liên tưởng đến vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà: – Dáng vẻ mềm mại, duyên dáng và quyến rũ giữa cảnh sắc thiên nhiên. – Lung linh, huyền ảo qua làn mây mùa xuân và ánh nắng mùa thu… – Vẻ gợi cảm, nên thơ, tĩnh lặng của bờ bãi sông Đà… – Hiền hòa, dịu dàng, đằm thắm ở phía hạ lưu… => Sông Đà như một cố nhân, như một người tình nhân chưa quen biết, gợi nhớ áng thơ Đường… – Nghệ thuật: câu văn giàu chất thơ, mềm mại; tiết tấu chậm rãi; so sánh chuẩn xác, trí tưởng tượng bay bổng, liên hệ cổ kim thơ phú tự nhiên và phù hợp… => Sông Đà mang hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình. * Phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân thể hiện qua khả năng khám phá đối tượng thẩm mĩ: – Tài hoa và độc đáo: khám phá thiên nhiên ở phương diện thẩm mĩ với những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, thú vị… – Uyên bác và lịch lãm: vốn tri thức phong phú và vốn ngôn ngữ giàu có; vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học, hội họa… – Văn phong phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện, giàu tính tạo hình, hình ảnh giàu sức gợi… – Cảm hứng mãnh liệt trước thiên nhiên kì thú… * Đánh giá chung: – Khái quát vẻ đẹp của Sông Đà. – Khẳng định thành công nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tái hiện hình ảnh sông Đà. Lưu ý: Hướng dẫn chấm và thang điểm chỉ có giá trị tham khảo, thầy cô giáo cần linh hoạt khi chấm bài cho HS. |
0,25 1,25 1,25 1,0 0,25 |