Đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019. đề 25 Ai đã đặt tên cho dòng sông

SỞ GD & ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 MƯỜNG KHƯƠNG
ĐỀ THI THỬ THPTQG
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 
ĐỌC- HIỂU (3,0 đim)
            Đọc đoạn thơ  sau và thực hiện các yêu cầu:
… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
        Óc nghĩ suy không thể mượn vay
        Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.
 
Ta tin ở sức mình, vô hạn
Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
 
Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…
(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ  được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy?
Câu 4 (1,0 điểm). Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về  niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu
         Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài kí  Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã 2 lần miêu tả dòng sông Hương:
Ở thượng nguồn “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
Khi về đến thành phố Huế: “ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Hãy phân tích các chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

SỞ GD & ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 MƯỜNG KHƯƠNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPTQG
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 

Phần Câu Nội dung Điểm
Phần 1   Đọc hiểu 3,0
  Câu 1 –  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do 0,5
Câu 2 – Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước…. 0,5
Câu 3 – Biện pháp tu từ:
+ So sánh: “ Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.
+ Điệp ngữ: Ta tin
+ Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái
Hiệu quả: Nhấn mạnh và biểu đạt sâu sắc, sinh động, gợi cảm sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ vào hành động, lý tưởng và ước mơ.
1,0
Câu 4 – Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để dâng hiến đấu tranh, bảo vệ tổ quốc …
– Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi tới thế hệ trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc…
1,0
Phần II   Làm văn 7,0
  Câu 1 Viết đoạn văn về  niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình 2,0
1.Yêu cầu chung: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết,
2.Yêu cầu cụ thể  
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, không mắc lỗi chính tả 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công. 0,25
c. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…  
   Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
*  Giải thích:
– Niêm tin: là sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựạ trên cơ sở hiện thực nhất định.
– Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được, không gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống,  ta có thể làm thay đổi được thời cuộc….
– Niềm tin từ đoạn trích là  tin ở tuổi 25, dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái, ở loài người thúc nhanh thời đại
* Bàn luận
– Biểu hiện của niềm tin vào chính mình:
+ Lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước khó khăn thử thách
+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời…
+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trước nhiều ngã rẽ của cuộc sống.
+ Đem niềm tin của mình với mọi người…
+ Lấy dẫn chứng: thế hệ Tố Hữu tin vào tuổi trẻ của mình có thể chiến đấu chống lại kẻ thù dành thắng lợi
– Vì sao phải tin vào chính mình:
+ Có niềm tin vào mình ta mới có thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mới khẳng định được khả năng của mình, tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộc sống…
+ Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những khó khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua nó.
-> Tin vào mình là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể làm được những điều phi thường…
– Mở rộng: Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thánh nhưng cần phải dựa vào khả năng thực tế của chính mình để không rơi vào tự kiêu, tự đại…
* Bài học nhận thức:
– Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được..
– Cụ thể hóa niềm tin vào những hành động của bản thân: học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc…
 
 
0,25
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
0,25
 
 
0,25
  Câu 2 Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã 2 lần miêu tả dòng sông Hương:
Ở thượng nguồn “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
Khi về đến thành phố Huế: “ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Hãy phân tích các chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
 
1. Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
– Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
– Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
 
2. Yêu cầu cụ thể  
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận) 0,25
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương thông qua 2 chi tiết 0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể:  
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả, tác phẩm, vấn đê nghị luận 0,25
*Giải quyết vấn đề 3,75
Phân tích những chi tiết SH ở thượng nguồn và khi về thành phố Huế 2,5
-Sông Hương ở thượng nguồn 1,0
+Vị trí chi tiết: Vẻ đẹp của SH nơi thượng nguồn xuất hiện ở đầu bài kí 0,25
+Phân tích chi tiết: 0,75
++Là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghênh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu bí ẩn– Vẻ đẹp hùng vĩ với  sức sống mãnh liệt, sự hoang dã đầy ấn tượng
++Dịu dàng  và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng– Vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng.
Một sông Hương mạnh mẽ, tự nhiên, giàu sức quyến rũ. Phần đời bí ẩn mà ít người biết tới về Hương giang.
0,25
 
 
 
0,25
 
0,25
-Sông Hương khi về đến Huế 1,5
+Vị trí chi tiết: Nằm ở phần giữa đoạn trích, miêu tả hình ảnh SH gắn liền với không gian văn hóa Huế. 0,25
+Phân tích chi tiết 0,75
++Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long– Sự thay đổi về cảm xúc khi đã tim được đúng đường về.
++ Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang Cồn Hến; Đường cong ấy làm cho sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu– Dáng điệu mềm mại, trữ tình, tính cách dịu dàng, kín đáo của người con gái Huế.
++Điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế: Điệu chảy lững lờ, cơ hồ như không chảy tạo nên nét đặc trưng thần thái của Hương giang.
++Sông Hương – Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya: Gợi nhắc đến một sinh hoạt văn hóa đã trở thành niềm tự hào của xứ Huế- Nhã nhạc cung đình- Dòng sông Hương đã trở thành một dòng văn hóa- Vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, trí tuệ, giàu tính nghệ thuật.
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
  +Bình giá 0,5
           Sông Hương trở thành sinh thể có tâm hồn – một cô gái đẹp duyên dáng, trữ tình. Một sự lột xác khi gặp người tình nhân tri kỉ trong cuộc tìm kiếm có ý thức. Hương giang thức sự là mình khi nằm giữa thành phố Huế.
Sự thay đổi của SH không chỉ do cấu trúc địa hình mà còn là sự lắng đọng, kết tụ những giá trị văn hóa Huế. Hình ảnh SH là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn xứ Huế
0,25
  Nhận xét về nghệ thuật miêu tả 1,0
  -Nhà văn đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp của SH
+Thượng nguồn: Khám phá phần đời bí mật, hoang dại ít ai biết  đến về SH.
+Thành phố Huế: Khám phá vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông; góp phần khẳng định SH là nơi khai sinh và cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất kinh kì.
0,25
  –         Ngôn từ giàu hinh ảnh, nhạc tính
–         Câu văn dài, sinh động với những vế đối, động từ mạnh, tính từ cặp đôi
Khả năng quan sát tinh tế, trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú
0,25
                      Các chi tiết nghệ thuật thể hiện ý thức lao động công phu nghiêm túc, tinh thần say mê, vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lý cùng tài năng viết kí bậc thầy của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
–                               Thể hiện đậm chất phiêu trong thể kí của HPNT cùng tình yêu tha thiết, mãnh liệt về quê  hương xứ sở của nhà văn.
0,25
 
 
 
0,25
  *Kết thúc vấn đề nghị luận 0,25
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
  e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đê nghị luận
0,25

 Lưu ý:

– Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.

– Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo. 
 
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *