Đề thi thử Đất nước theo hướng giảm tải 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

           QUẢNG NAM

THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2019-2020
                 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

 
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
   Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chuyện xảy ra tại nước Nhật. Có một người khi sửa nhà đã dỡ tường ra. Tường nhà xây theo kiến trúc Nhật Bản nên thường có tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng. Thực chất giữa tường là rỗng. Khi dỡ tường, chủ nhà phát hiện ra một chú thạch sùng trong đó. Đuôi của chú bị đóng vào tường bởi một chiếc đinh. Chủ nhà cảm thấy thương cảm chú thạch sùng quá đỗi. Anh quan sát kĩ chiếc đinh và phát hiện ra chuyện không thể tin được đã xảy ra – chiếc đinh được đóng khi anh xây nhà mười năm về trước. Anh trăn trở, làm sao chú thạch sùng có thể sống suốt mười năm qua ở đây khi chú bị đóng đinh vào đuôi, không di chuyển được. Mà không phải chỉ một vài ngày hay vài ba tháng. Chủ nhà quyết định chưa vội sửa công trình mà quan sát, nghiên cứu trường hợp đặc biệt này. Kì công theo dõi anh phát hiện ra một chú thạch sùng khác, miệng ngoạm thức ăn mang đến mớm cho bạn. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Như vậy có nghĩa là suốt mười năm qua, bạn thạch sùng tốt bụng này đã bền bỉ, kiên nhẫn kiếm tìm thức ăn mang đến nuôi người bạn đuôi bị đóng đinh vào tường. Suốt mười năm trời. Và sẽ còn tiếp nữa!”
(Dẫn theo “Hạnh phúc thật giản đơn”, Nguyễn Mạnh Hùng, NXB  Lao Động Xã Hội, năm 2015, trang 29.)
Câu 1.(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.(0.5 điểm) Điều gì đã giúp chú thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không di chuyển được đã sống sót trong mười năm qua?
Câu 3.(1.0 điểm)  Hãy bình luận về hành động của chú thạch sùng đã nuôi bạn.
Câu 4.(1.0 điểm)  Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa đối với con người.

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những điều kì diệu trong cuộc sống.
Câu 2.(5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước, trích “ Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2008, trang 118,):
                                             Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
 
                   ……..HẾT…….
 
 
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
           QUẢNG NAM
THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2019-2020
                 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12

HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang)

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

– Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
          – Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
– Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

  1. HƯỚNG DẪN CỤ TH
PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm
I. ĐỌC HIỂU 3.0
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự 0.5
Câu 2 Điều gì đã giúp chú thạch sùng bị đóng đinh vào đuôi đã sống được trong mười năm qua là :
Có chú thạch sùng khác đã bền bỉ, kiên nhẫn kiếm tìm thức ăn mang đến mớm cho.
0.5
Câu 3 Bình luận về hành động của chú thạch sùng đã nuôi bạn:
Đó là sự quan tâm, chăm sóc cứu sống đồng loại trước những tai ương, bất trắc của số phận. Hay nói cách khác, đó là biểu hiện của tình yêu thương đồng loại.
 
 
1.0
Câu 4 Từ câu chuyện trên,  rút ra thông điệp có ý nghĩa đối với con người:
Học sinh rút ra thông điệp hợp lí, tích cực. Sau đây là những gợi ý:
–    Tình yêu thương là món quà sự sống.
–    Tình yêu thương rất quan trọng đối với sự sống.
–    Hãy luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương những người xung quanh để cuộc sống luôn tốt đẹp và kì diệu.
–    Trước sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của người khác, ta hãy luôn nỗ lực vượt lên những khó khăn và tuyệt vọng để cộng hưởng điều kì diệu.
–    Mở lòng ra với thiên nhiên ta luôn học được những điều kì diệu.
 
 
 
1.0
II. LÀM VĂN 7.0
Câu 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về những điều kì diệu trong cuộc sông 2.0
  a.     Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
  b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
  c.      Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học từ những điều kì diệu trong cuộc sống.
Có thể triển khai theo hướng: Những điều kì diệu trong cuộc sống sẽ tác động đến nhận thức, giúp con người thêm yêu đời, có những ứng xử và hành động tích cực để cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.0
  d.     Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
0.25
  e.      Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
0.25
Câu 2 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước, trích “ Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2008 trang 118)
                                    “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
                                      …
                                      Đất Nước có từ ngày đó…”
 
5.0
  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 0.25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận đoạn thơ:
                                    “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
                                      …
                                      Đất Nước có từ ngày đó…”
0.5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
 
 
* Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, chương thơ Đất Nước và đoạn trích. 0.5
* Cảm nhận đoạn thơ:
Ø Nội dung:
–      Hai câu đầu: Khẳng định lịch sử lâu đời của Đất Nước.
–      Sáu câu tiếp: Những phát hiện mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về sự hình thành và phát triển của Đất Nước.
+ Đất Nước bắt đầu từ những thứ bình dị.
+ Đất Nước gắn liền với truyền thống văn hóa, phong tục và trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước kiên cường, bất khuất của nhân dân.
–      Câu cuối: Khẳng định chiều dài lịch sửđể tăng thêm niềm tự hào.
Ø Nghệ thuật:
–      Vận dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian
–      Giọng thơ thâm trầm trang nghiêm
–      Kết cấu theo lối tăng cấp: Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ… giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.
–      Viết hoa từ “Đất Nước”: thể  hiện tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ với đất nước, quê hương.
 
2.5
* Đánh giá chung:
Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình- chính luận. Qua đó, đất nước hiện lên rất bình dị, gần gũi và đầy niềm yêu mến, tự hào.
0.5
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
5. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
ĐIỂM TOÀN BÀI:  I + II = 10.0

 
 
 
                         ……..HẾT….
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *