Đề bài:
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
Cuộc đời nghèo khổ đã cướp đi của ông lão hai con mắt. Ông lão chỉ còn trông vào con chó nuôi sống tuổi già. Vậy mà không biết đứa ác tâm nào lại đánh bả con chó của ông lão chết, cướp đi cái nguồn sống, và tình thương yêu cuối cùng của con người tàng tật ấy.
Người anh chàng hiệp sĩ bỗng sôi lên. Anh lại gặp cảnh bất công như anh vẫn gặp thường ngày trên sân khấu đây. Anh phải xông ra, đem hết tài lực của mình cứu giúp ông lão. Anh phải tìm kiếm bằng được đôi mắt chữa cho ông lão khỏi mù. Anh phải trừng trị kẻ đã cướp đi con chó khôn ngoan, chung thủy của ông lão.
Anh phải xông ra! Và anh xông ra đây!…
Trong người anh chàng hiệp sĩ ấy tức thì dội lên một nỗi đau buồn chưa từng thấy có trong đời.
Khốn nạn! Anh chỉ là một con múa rối. Xương cốt anh chẳng qua cũng chỉ là một mẩu gỗ. Anh cũng như con bò vàng, mẹ con bác gấu, hay cô tiểu thư áo xanh v.v… các bạn rối treo quanh đây. Anh có hơn gì ai, thanh gươm vẫn đeo rất oai nghiêm trên lưng bây giờ anh có rút ra được đâu. “Thanh gươm của mình, đeo trên lưng mình mà không rút ra được!” Chao ôi! Thì ra từ trước đến nay anh chỉ múa may quay cuồng được ở trong cái thùng gỗ mọt bé nhỏ này, và anh hùng hảo hán bằng mười đầu ngón tay điều khiển của ông lão làm nghề múa rối.
Anh chàng hiệp sĩ ấy thương thân quá. Anh muốn khóc, anh muốn khóc cho rõ thảm thiết. Nhưng, khốn nạn thân anh, đến một giọt nước mắt cũng không có ở một người gỗ như anh để mà chảy ra cho hợp với nỗi ai oán của lòng mình lúc này. Bên ngoài, tất cả những anh gà trống bỗng cùng thi nhau cong cổ réo ông lão mặt trời dậy. Dưới bến đã nghe tiếng người í ới gọi nhau, tiếng vo gạo sàn sạt. Bấy giờ ông lão mặt trời mới uể oải chống tay vào sườn núi ngồi lên.
Sáng rõ mặt người rồi…
° ° °
Từ đêm nghe tiếng khóc của ông lão ăn mày mù lòa ấy, anh chàng hiệp sĩ gỗ bỗng sinh ra nghĩ ngợi. Tiếng khóc khơi ra trong cái đời sống tù hãm của anh những khát vọng kỳ lạ.
Anh muốn hóa thành người thực, và thanh gươm của anh thành một thanh gươm thực. Anh sẽ mang thanh gươm báu ấy ra khỏi cái hòm gỗ bé nhỏ này bước vào cuộc sống đầy khổ cực, bất công của xã hội bên ngoài kia. Anh sẽ vung thanh gươm ấy lên như khi anh vung gươm diễn trò trên sân khấu, san bằng mọi bất công, oan trái ở trên đời. Anh sẽ làm cho trên mặt đất này không còn có tiếng khóc thảm thiết như tiếng khóc của ông lão ăn mày mù mất chó. Những mơ ước viễn vông ấy làm cho anh chàng hiệp sĩ ấy hăng hái, vui sướng, anh nuôi những ý nghĩ ấy trong lòng.
Mấy hôm nay anh chàng hiệp sĩ còn nhận ra ở dưới gốc cây đa đen ngòm và lạnh lẽo kia không phải chỉ có một ông lão ăn mày khóc. Ở đấy còn có nhiều tiếng khóc, tiếng rên rỉ, than thở khác nữa. Càng gần ngày giáp tết tiếng rên rỉ từ trong bóng tối cây đa đưa ra càng nhiều. Đó là những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà; ban ngày lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn, ban đêm lại kéo nhau về nằm vạ nằm vật dưới bóng cây đa này.
Ý muốn hóa thành người thật lại càng nung nấu, day dứt trong người anh chàng hiệp sĩ gỗ.
(Trích Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Kim Lân,
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm): Điểm nhìn, ngôi kể… bám sát nội dung tri thức bài 1
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
- Tiểu thuyết.
- Truyện dài.
- Truyện ngắn.
- Kịch.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
- Nghị luận .
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
Câu 3: Nhân vật chính của đoạn trích là
- Anh chàng hiệp sĩ.
- Anh chàng hiệp sĩ gỗ.
- Ông lão mù.
- Những người ăn mày.
Câu 4: Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy?
- Ngôi thứ ba, người kể toàn tri
- Ngôi thứ ba, người kể hạn tri tri
- Ngôi thứ nhất, người kể toàn tri
- Ngôi thứ nhất, người kể hạn tri
Câu 5: Vì sao anh hiệp sĩ lại cảm nhận “dội lên một nỗi đau buồn chưa từng thấy có trong đời”
- Vì anh bị cuộc đời cướp đi đôi mắt.
- Vì anh không đủ tài năng để giúp ông lão.
- Vì anh chỉ là một con múa rối.
- Vì anh nhìn thấy hoàn cảnh của những người ăn mày, những đứa trẻ không được thừa nhận nên đau lòng
Câu 6: Điều gì càng thêm thôi thúc ước mơ trở thành người thật của anh hiệp sĩ gỗ?
- Tìm lại đôi mắt cho ông lão mù
- Trừng trị người đã cướp mất con chó của ông lão
- Được vui chơi trong không khí giáp tết
- Nghe thấy tiếng rên rỉ, than thở của những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà;
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề chính của đoạn trích?
- Ca ngợi tình thương yêu giữa con người với con người
- Thể hiện tính cách của nhân vật hiệp sĩ
- Gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, công bình, hạnh phúc
- Phản ánh bức tranh cuộc sống khổ cực của người dân Việt Nam lúc bấy giờ
Trả lời câu hỏi:
Câu 8 (0.5điểm): Chi tiết Ông lão chỉ còn trông vào con chó nuôi sống tuổi già. Vậy mà không biết đứa ác tâm nào lại đánh bả con chó của ông lão chết, cướp đi cái nguồn sống, và tình thương yêu cuối cùng của con người tàng tật ấy gợi anh chị nhớ đến tác phẩm nào trong chương trình THCS?
Câu 9 (1.0 điểm): Vì sao tác giả lại gọi ước mơ của anh hiệp sĩ là ước mơ viễn vông? Em có suy nghĩ gì về vai trò của ước mơ trong cuộc sống?
Câu 10 (1.0 điểm): Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc đoạn trích?
Đề 2: Tự luận
Câu 1: Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nhân vật chính của đoạn trích trên là ai?
Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện sự cơ cực của người dân?
Câu 4: Chi tiết Ông lão chỉ còn trông vào con chó nuôi sống tuổi già. Vậy mà không biết đứa ác tâm nào lại đánh bả con chó của ông lão chết, cướp đi cái nguồn sống, và tình thương yêu cuối cùng của con người tàng tật ấy gợi anh chị nhớ đến tác phẩm nào trong chương trình THCS?
Câu 5: Vì sao tác giả lại gọi ước mơ của anh hiệp sĩ là ước mơ viễn vông? Em có suy nghĩ gì về vai trò của ước mơ trong cuộc sống?
Câu 6: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc đoạn trích?
- LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.
Hướng dẫn đáp án chi tiết
- ĐỌC – HIỂU
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
- C 2. B 3.B 4. A 5. C 6. D 7.C
- Truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
- Ước mơ của anh hiệp sĩ viễn vông vì khi ấy anh chỉ là con rối gỗ
Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời người, thôi thúc chúng ta phấn đấu, phát triển nhưng cần hiểu được năng lực, ước mơ phù hợp với hoàn cảnh xã hội, giúp bản thân ngày càng tốt đẹp hơn
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời đúng 1 /2 số ý: 0,5 điểm.
– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
- Thông điệp:
– Về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho cuộc sống khó nhọc đương thời
– Cần có lòng chính nghĩa, sẵn sàng đấu tranh, bảo vệ kẻ yếu, để tất cả mọi người cùng được hạnh phúc
– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.
– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
Đề 2: Tự luận
Câu 1. Thể loại: truyện ngắn, phương thức biểu đạt chính: tự sự
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm
– Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0.25 điểm
– Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là anh chàng hiệp sĩ gỗ
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm
– Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm
Câu 3. Những chi tiết thể hiện sự cơ cực của người dân
– Ông lão nghèo sống bằng nghề múa rối bị cuộc đời cướp đi đôi mắt, còn con chó nuôi sống tuổi già, vậy mà lại đánh bả con chó.
– Tiếng khóc, tiếng rên rỉ, than thở khác nữa của những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà; ban ngày lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn, ban đêm lại kéo nhau về nằm vạ nằm vật dưới bóng cây đa
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm
– Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0.25 điểm
– Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm
Câu 4. Truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
Câu 5. Ước mơ của anh hiệp sĩ viễn vông vì khi ấy anh chỉ là con rối gỗ
Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời người, thôi thúc chúng ta phấn đấu, phát triển nhưng cần hiểu được năng lực, ước mơ phù hợp với hoàn cảnh xã hội, giúp bản thân ngày càng tốt đẹp hơn
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời đúng 1 /2 số ý: 0,5 điểm.
– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
Câu 6. Thông điệp:
– Về tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho cuộc sống khó nhọc đương thời
– Cần có lòng chính nghĩa, sẵn sàng đấu tranh, bảo vệ kẻ yếu, để tất cả mọi người cùng được hạnh phúc
– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.
– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
- LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, hướng dẫn yêu cầu chi tiết)
- Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
Nhà văn Kim Lân là một tác giả đa tài của nên văn học Việt. Là một ngòi bút sáng chuyên viết về đề tài người nông dân và đồng quê Việt Nam.
Tác phẩm sáng tác vào năm 1957, 1958 in lần đầu tiên, sau này thì được xuất bản trong bộ Tủ sách vàng cho nhi đồng.
- Thân bài:
– Xác định chủ đề của tác phẩm
-> lòng chính nghĩa, muốn giúp đỡ người khó khăn, và trừng trị kẻ xấu
– Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm
-> Kể về một chàng anh hùng gỗ với khát khao muốn trở thành người để có thể giúp đỡ những người khó khăn, và trừng trị những kẻ xấu.
– Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
-> Hình ảnh nhân hóa: chàng hiệp sĩ gỗ có linh hồn, với khát khao mong muốn thành người,…
– Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
-> Biện pháp nhân hóa này như muốn nói lên ý định muốn giúp đỡ những người khó khăn và trừng trị kẻ ác của tác giả,…
– Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm
-> Qua bài viết có thể thấy tác giả muốn gởi cho ta lòng yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ những người khó khăn. Và cứ thực hiện những mơ ước của ta, và đừng bao giờ quên ý định ban đầu mà ta muốn thực hiện ươc mơ
(Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm)
- Kết bài:
– Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm
– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm tác phẩm.
Bài viết tham khảo:
Nhà văn Kim Lân là một tác giả đa tài của nên văn học Việt. Là một ngòi bút sáng chuyên viết về đề tài người nông dân và đồng quê Việt Nam. Và có thể bạn chưa biết ngoài đề tài ấy ra ông còn viết về những tác phẩm truyện ngắn dành cho thiếu nhi. Tác phẩm về thiếu nhi nổi tiếng và được tái bản nhiều lần là “Ông Cản Ngũ”, nhưng ít ai biết rằng tác phẩm mà ông cảm thấy có ý nghĩa cho thiếu nhi là tác phẩm nói về một chàng anh hùng gỗ với khát khao muốn thành người.
“Anh chàng thiệp sĩ gỗ” chính là tác phẩm mà ông cảm thấy có ý nghĩa với thiếu nhi còn hơn “Ông Cản Ngũ”. Tác phẩm sáng tác vào năm 1957, 1958 in lần đầu tiên, sau này thì được xuất bản trong bộ Tủ sách vàng cho nhi đồng.Truyện mang đề tài về một chàng thiệp sĩ gỗ với khát khao muốn trở thành người để có thể giúp đỡ cho những người khó khăn và trừng trị những kẻ xấu xa của xã hội. Tuy đề tài về một người anh hùng không quá mới mẻ nhưng qua cách thể hiện của nhà văn Kim Lân ta có thể thấy sự khát khao muốn giúp đỡ người khác khi họ khó khăn bằng sức lực của mình, và muốn trị những kẻ ác của xã hội xưa.
Truyện kể về một ông lão già mù với công việc múa rối, và những con rối của ông điều có linh hồn, đặc biệt là anh chàng hiệp sĩ gỗ, một nhân vật chuyên vào vai anh hùng trong bài mùa rối của ông lão với một tinh thần nhân đạo bảo vệ cái tốt và diệt cái ác.
Dường như trong xã hội xưa hay nay, những người nghèo vẫn thường hay gặp bế tắc, đau khổ của cuộc đời. Ông lão trong tác phẩm này cũng vậy, cuộc đời nghèo khổ đã cướp đi đôi mắt của ông, thế mà khi giờ đây chỉ còn lại một chú chó bầu bạn, nuôi sống tuổi già lại bị người ta đánh bả mất đi, ông đau khổ khóc lên vì như mất đi nguồn sống. Và chính tiếng khóc ấy đã làm cho chàng thiệp sĩ gỗ có linh hồn kia nổi lên một tinh thần sôi sục muốn vì ông lão làm gì đó, nhưng tiếc hay số phận trớ trêu anh chỉ là một con rối đến cả giọt nước mắt xót thương cho ông lão cũng chẳng có. Tại đây tác giả đã đặt chàng hiệp sĩ ấy vào ngõ bế tắc, bất lực chẳng làm gì được, dường như sự bế tắc này không phải là của hiệp sĩ mà là nói lên một sự bất lực của tác giả rất muốn giúp đỡ cho những người nghèo khó nhưng chẳng thể làm gì được chỉ có thể đứng ra mà nhìn họ trong đau khổ.
Tiếng khóc ấy đã khơi ra trong cái đời sống tù hãm của anh những khát vọng kỳ lạ. Khát vọng muốn trở thành người thực, muốn biến thanh gươm ấy thành thực và dùng thanh gươm trừng trị những kẻ xấu như cách anh đã làm trong những vỡ kịch, muốn tìm kiếm đôi mắt giúp ông lão chữa mù, muốn trừng trị những kẻ đã đánh bả chó. “Những mơ ước viển vông ấy làm cho anh chàng hiệp sĩ ấy hăng hái, vui sướng, anh nuôi những ý nghĩ ấy trong lòng”. Tác giả đã sử dụng từ “mơ ước viễn vông” như đánh vào mặt tâm lí của người đọc, gieo cho họ mơ ước, nhưng nào biết rằng những mơ ước đấy khó thành thật. Dù biết mơ ước đấy chỉ là viễn vong nhưng chàng thiệp sĩ ấy vânc mang trong mình niềm hy vọng sự hăng hái, vui sướng.
Những ý định, mơ ước trong lòng ấy đã giúp anh chàng hiệp sĩ nhận ra rằng không chỉ có mình ông lão gặp bế tắc mà còn có những người ở gốc cây đa kia nào là những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà… Ý muốn hóa thành người thật lại càng nung nấu, day dứt trong người anh chàng hiệp sĩ gỗ.
Nhà văn Kim Lân từng chia sẽ đối với thiếu nhi ông cảm thấy tác phẩm “Anh chàng thiệp sĩ gỗ” có ý nghĩa hơn “Ông Cản Ngũ”. Tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa tạo cho anh chàng hiệp sĩ có linh hồn như một người thực, có tấm lòng trượng nghĩa, có sức mạnh và khát khao được cống hiến sức mạnh ấy, xây dựng lên một anh hùng như một “siêu nhân” để trẻ em thích thú, ngưỡng mộ. Một nhân vật người gỗ nhưng khi thấy chuyện khổ vẫn sẽ khát khao muốn thành người để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, tuy ước mơ ấy có khó thành hiện thực, có bị vùi vập, bởi những suy nghĩ bế tắc, bất lực, thì chàng hiệp sĩ vãn mơ ước nó với một tấm lòng trượng nghĩa. Qua tác phẩm này có thể thấy Kim Lân muốn nhắn nhủ ta hãy luôn yếu thương giúp đỡ những người khó khắn, và cứ mơ ước, cứ vươn lên để hoàn hiện ước mơ của mình, đừng quên đi ya định ban đầu của mình và đừng bỏ cuộc bởi những khó khắn ngoài kia.