Đề thi học sinh giỏi về Chí Phèo- Nam Cao và Vợ Nhặt- Kim Lân

Cái nhìn về người nông dân trong văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua hai tác phẩm: Chí Phèo của Nam Cao và Vợ Nhặt của Kim Lân.
Hướng dẫn
Nêu và trình bày khái quát về vấn đề cần nghị luận
– Đề tài người nông dân trong văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 và cái nhìn của các nhà văn, tiêu biểu qua hai tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ Nhặt” của Kim Lân.
– Giải thích khái niệm “cái nhìn về người nông dân” để xác định nội dung vấn đề nghị luận: là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn khi khám phá và phản ánh về số phận và tâm hồn người nông dân.
– Lược thuật hai tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân. Cái nhìn của các nhà văn về người nông dân vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt.
Những điểm tương đồng của hai nhà văn về người nông dân:
– Cái nhìn đồng cảm, xót thương cho số phận cùng khổ. Phân tích số phận của nhân vật Chí Phèo và các nhân vật trong Vợ nhặt (Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt) để làm rõ.
– Cái nhìn phát hiện, trân trọng những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn. Phân tích bản tính lương thiện và niềm khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo, phẩm chất người của Thị Nở; tấm lòng nhân ái của bà cụ Tứ, khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng và người vọ nhặt để làm rõ.
– Thái độ phê phán đối với xã hội Thực dân – phong kiến đã xô đẩy người nông dân đến tình cảnh khốn cùng. Phân tích bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam với các thế lực đã xô đẩy Chí Phèo trong truyện “Chí Phèo”; phân tích nguyên nhân xã hội đã đẩy người nông dân đến tình cảnh nạn đói trong “Vợ nhặt”
Điểm khác biệt trong cái nhìn về người nông dân của Nam Cao và Kim Lân, cũng là sự vận động, đổi mới của văn học giữa hai thời kỳ:
– Cái nhìn của Nam Cao thể hiện sự bi quan và bế tác trong vấn đề người nông dân. Phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo, chi tiết kết thúc tác phẩm (liên hệ đến những tác phẩm khác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng…). Đây là sự hạn ché do sự chi phối của thời đại.
– Cái nhìn của Kim Lân thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai và về sự thay đổi về số phận người nông dân. Phân tích việc Tràng láy vợ, những thay đổi của các nhân vật, những dự định của bà cụ Tứ, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người phá kho thóc Nhật (liên hệ các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Bổng, Đào Vũ…). Đây là sự thay đổi theo sự vận động chung của lịch sử xã hội và sự thay đổi của số phận người nông dân sau Cách mạng.
Đánh giá chung: Cái nhìn về người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao và Kim Lân nói riêng, trong văn học hiện thực trước và sau Cách mạng tháng Tám nói chung đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, song cần đáp ứng được đầy đủ những ý cơ bản trên và không mắc các lỗi về lập ý, lập luận và diễn đạt. Ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo.
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn văn
  2. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Chí Phèo Ngữ văn 11
  3. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Vợ nhặt Ngữ văn 12
, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *