Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI  MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NĂM 2017
Thời gian làm bài: 180 phút
 Đề này có 01 trang, gồm 02 câu
Câu 1 ( 8,0 điểm)
Đọc các mẩu tin sau:

  • Đầu tháng 3 năm nay, ngôi sao quần vợt thế giới Maria Sharapova đã xin lỗi người hâm mộ khi thừa nhận đã sử dụng dopping – chất cấm trong thi đấu thể thao ở giải quần vợt Australia mở rộng. Có rất ít đồng nghiệp bênh vực ngôi sao được mệnh danh là búp bê Nga này. Trả lời ESPN (The woldwide leader in sports), Chirs Evert – một đồng nghiệp của cô cho biết: “Thật khó để tìm câu trả lời vì sao Sharapova không nhận được sự ủng hộ. Cô ấy luôn cô lập bản thân với phần còn lại của thế giới.”
  • Trong một bộ phim tài liệu của mình, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới Ronaldo thổ lộ: “Tôi không có nhiều bạn trong bóng đá. Phần lớn thời gian tôi cô đơn, tôi chẳng tin ai trên cuộc đời này.”

(Dẫn theo news.zing.vn)
Từ những thông tin trên, anh/chị có đồng ý với ý kiến cho rằng: Mọi ngôi sao đều cô đơn. Thế nhưng ngôi sao càng cô đơn lại càng tỏa sáng?
 
 
Câu 2 ( 12,0 điểm)
 
Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.
(Dẫn theo Lí luận văn học – Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tr.268)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du.
 
……………..Hết……………
Người ra đề: Hoàng Thị Hương Lan   

CÂU Ý NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
1   Từ những thông tin trên, anh/chị có đồng ý với ý kiến cho rằng: Mọi ngôi sao  đều cô đơn. Thế nhưng ngôi sao càng cô đơn lại càng tỏa sáng? 8,0 điêm
    Trên cơ sở hiểu về ý kiến, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có những ý sau:  
a.Giải thích –         Ngôi sao: là những người nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ nhờ tài năng đặc biệt và những thành tích nổi bật.
–         Cô đơn: là trạng thái tâm lí của con người sống giữa cuộc sống bộn bề mà vẫn thấy lẻ loi, trơ trọi, không tìm thấy sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia.
–         Tỏa sáng: nguồn ánh sáng lan tỏa ra xung quanh.
–>Ý kiên trên nhấn mạnh hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội: đó là cuộc sống cô đơn, khép kín của những người nổi tiếng như Sharapova hay Ronaldo. Họ càng tài năng, càng đạt được nhiều thành tích, càng được nhiều người hâm mộ lại càng cô đơn.
1,5đ
 
 
b. Bàn luận b.1. Thực trạng.
– Đây là một hiện tượng phổ biến nhất là trong xã hội hiện đại: Tất cả các ngôi sao đều cô đơn – những người nổi tiếng ở mọi lĩnh vực không riêng gì thể thao đều rất cô đơn.
– Cuộc sống của họ thường khép kín, ít bạn bè, xa cách với người thân, nhiều người không có hạnh phúc gia đình riêng…
( Học sinh lấy d/c minh họa)
1,5 đ
  b.2. Nguyên nhân. Sự cô đơn của các ngôi sao đến từ cả hai phía chủ quan và khách quan.
– Cuộc sống của các ngôi sao thường quá bận rộn. Họ phải dảnh rất nhiều thời gian cho công việc biểu diễn, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo… để giữ vững thành tích và đáp ứng lòng mong đợi của người hâm mộ.
– Họ không thiết lập nhiều mối quan hệ để tránh những xì – căng – đan làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của họ trong mắt công chúng và để tập trung nhiều thời gian cho chuyên môn.
– Họ không nhận được những tình cảm, sự ủng hộ, động viên chân thành từ phía đồng nghiệp do tính ích kỉ và thói đố kị trong nghề.
– Họ sống khép kín còn là để tránh những rắc rối, phiền hà từ phía dư luận, báo chí.
1,5 đ
 
 
  b.3. Hậu quả.
– Cuộc sống của các ngôi sao sẽ có phần buồn tẻ, hạnh phúc của họ không trọn vẹn.
– Bên cạnh những đỏi hỏi trong chuyên môn họ phải chịu áp lực tâm lí khi sống  trong cô đơn, khép kín.
1,0đ
  b.4. Giải pháp.
– Bản thân các ngôi sao phải nỗ lực nâng cao tài năng, hoàn thiện nhân cách để luôn giữ được hình ảnh  đẹp của mình. Bên cạnh đó, họ cũng cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống riêng tư, các mối quan hệ và công việc.
– Người hâm mộ cần tỉnh táo, chân thành với thần tượng của mình, trở thành nguồn động lực cho các ngôi sao tiếp tục tỏa sáng.
– Dư luận không để ý quá mức đến đời sống riêng của các ngôi sao.
1,0 đ
c. Mở rộng, liên hệ. – Nhiều ngôi sao vẫn tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người hâm mộ. Một số ngôi sao vẫn sống hạnh phúc bên gia đình, người thân và bạn bè của họ. Một số ngôi sao sớm lụi tắt vì không có tài năng thực sự hoặc do quá nhiều bê bối.
– Bài học:
+ Có thái độ đúng với các ngôi sao nói chung và thần tượng của mình nói riêng: luôn trân trọng, ngưỡng mộ họ ở phía tài năng, đồng cảm với họ ở phía cuộc sống đời thường.
+ Tuyên truyền đến mọi người những hành động, việc làm cụ thể để ủng hộ các ngôi sao.
1,5 đ
 
 
 
 
 
*Biểuđiểm Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, phong phú, chính xác, văn viết sắc sảo, có cảm xúc chân thành, thấm thía.
Điểm 5 – 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc, chính xác, văn viết lưu loát, trôi chảy.
Điểm 3 – 4: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên. Nắm vững yêu cầu của đề, dẫn chứng chính xác, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1- 2: Nắm vững yêu cầu của đề, có dẫn chứng, phân tích, chứng minh, bình luận chưa sâu sắc, còn mắc lỗi chính tả.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được bài.
 
CÂU 2   Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.
(Dẫn theo Lí luận văn học – Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tr.268)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du.
 
12,0 điểm
    Trên cơ sở hiểu ý kiến,  biết cách làm bài nghị luận văn học – Nghị luận về một ý kiến lí luận, thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý  cơ bản sau:  
  1. Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.  
  2. Giải quyết vấn đề.  
    2.1. Giải thích
Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng và phản ánh đời sống, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
– Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự kết tinh sâu săc nhất những cảm nhận, suy tư, kiến giải…của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Những điều ấy không phải được nói ra, viết ra một cách dửng dưng, lạnh lùng mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt – những tình cảm dạt dào, sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết về cuộc sống và con người.
–> Ý kiến trên đã khẳng định: nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học luôn luôn là sự hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, phản ánh, lí giải hiện thực và cảm xúc mãnh liệt, tư tưởng và tình cảm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc của tác giả trong tác phẩm văn học. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của văn học.
 
2,0đ
    2.2. Bàn luận. Ý kiến hoàn toàn xác đáng,
                                       thuyết phục.
 
a. Cơ sở lí luận.
Nội dung tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học.
– Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học là hiện thực đời sống con người. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với văn học là phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Nhưng không có nghĩa là văn học sao chép hiện thực một cách máy móc, lạnh lùng, dửng dưng vô cảm.
– Hiện thực của cuộc sống con người luôn được phản ánh, lí giải thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, nó gắn liền với những tình cảm, những cung bậc cảm xúc mãnh liệt như vui buồn, hờn giận, căm ghét và khát vọng.
– Tình cảm, cảm xúc chính là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác của tác giả. Điều ấy có thể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp), tùy theo thể loại (thơ, văn xuôi, kịch), tùy theo phong cách tác giả…
–> Nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học không bao giờ chỉ có hiện thực được phản ánh, lí giải đơn thuần mà thiếu tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.
8,0 điểm
 
 
2,0đ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  b. Cơ sở thực tế.
– Nhiều tác phẩm văn học là minh chứng cho tính đúng đắn, thuyết phục của ý kiến trên.
– Học sinh có thể phân tích hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du theo nhiều cách khác nhau nhưng không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận:
b.1. Bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
*.Nội dung khách quan của tác phẩm.
– Bức tranh thiên nhiên ngày hè sinh động, đầy sức sống và khát vọng của thi nhân về cuộc sống no ấm, thanh bình cho nhân dân.
*. Tính cảm, cảm xúc của nhà thơ.
Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn rộng mở để giao hòa, khám phá, phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật.
– Tình yêu cuộc sống trần thế.
– Tình cảm yêu nước, thương dân, lo cho dân, cho nước luôn thường trực, canh cánh.
–> Nguyễn trãi viết về chủ đề Nhàn nhưng từng câu chữ trong bài thơ lại thấy rằng thi nhân nhàn thân chứ chưa bao giờ được nhàn tâm.
– Hình thức nghệ thuật bài thơ: có nhiều cách tân: thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, ngắt nhịp linh hoạt, hình ảnh gần gũi, bình dị, ngôn ngữ gợi cảm: đùn đùn, giương, phun, tiễn, biện pháp tu từ: đảo ngữ, dùng điển tích, điển cố.
b.2. Bài ĐọcTiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du
 *.Nội dung khách quan của tác phẩm – Hiện thực mà Nguyễn Du đã phản ánh, lí giải trong tác phẩm.
– Số phận trái ngang, trớ trêu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh: cái chết oan khuất, cuộc đời dở dang, đứt đoạn, bi kịch tài hoa, bạc mệnh.
– Số phận, bi kịch của bao người phụ nữ tài hoa trong xã hội cũ. (HS có thể liên hệ với những sáng tác khác của Nguyễn Du)
– Số kiếp oan nghiệt của những con người tài hoa, tài tử trong đó có nhà thơ.
*. Tình, cảm xúc của đại thi hào trong bài thơ.
–  Đau đớn, xót thương, đồng cảm cho nàng Tiểu Thanh và những người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội.
– Đặc biệt thương cảm những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh.
– Tự nhận mình cùng hội, cùng thuyền với những người tài tử, tài hoa.
– Lo lắng, băn khoăn cho số phận của mình ở tương lai và khao khát có được sự tri âm, đồng điệu.
– Oán hận trước hiện thực đen tối, bất công của xã hội.
–> Cả bài thơ là tiếng khóc lớn, khóc vì thương người, tiếc tài, khóc cho mình và bao số kiếp tài hoa, tài tử trong xã hội phong kiến. Từ đó mà cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho những người nghệ sĩ, những người đã cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần cao quý. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
– Hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng, ngôn từ chính xác, biểu cảm, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ được khai thác hiệu quả…
 
6,0đ
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*Biểu điểm
2.3. Mở rộng.
– Đối với người sáng tác: khi viết phải luôn có ý thức tôn trọng hiện thực, trau dồi nhân cách để định hướng đúng cho tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm. Quan trọng nhất là tình cảm nhân văn nhằm hướng đến mọi người, vì con người. Đây là điều quyết định sự sống còn của một tác phẩm văn học.
Đối với người tiếp nhận: khi tiếp cận tác phẩm văn học là tiếp cận một thế giới mở, thế nên phải ý thức khám phá cái hay cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tư tưởng, tình cảm sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
 
– Điểm 11 – 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
– Điểm 8 – 10: Nội dung tương đối đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
– Điểm 5 – 7:  Bài làm được một nửa số ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
– Điểm 3 – 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt.
– Điểm 1 – 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
2,0đ

 
* Lưu ý khi chấm bài:
– Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
– Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ….
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
Người làm hướng dẫn chấm: Hoàng Thị Hương Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *