Đề thi học sinh giỏi :Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu-Nguyễn Khuyến và Vội Vàng-Xuân Diệu
Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy
(Trích Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, năm 2010).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Hướng dẫn cách làm bài :
Mở bài :
+Giới thiệu ý kiến trong đề bài :Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận :điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
Thân bài :
1.Giải thích ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi
- Nhận định của Nguyễn Đình Thi khẳng định vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ. Cái kì diệu của ngôn ngữ thơ là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú.
- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ “đẹp ” khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc.
- Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu trúc câu, biện pháp tu từ… giàu sức gợi, giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba…
2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ được thể hiện qua hai bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu).
a. Điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ:
- Đối với các nhà thơ lớn, tài năng thể hiện ở việc sáng tạo và tổ chức ngôn từ.
- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong hai thi phẩm được biểu hiện trong cách dùng từ ngữ tài hoa, cách xây dựng hình ảnh thơ độc đáo, cách hiệp thanh, ngắt nhịp sáng tạo, cách sử dụng thủ pháp tu từ hiệu quả, cấu trúc cú pháp mới mẻ.
- Hai thi phẩm thuộc các chặng đường thơ ca khác nhau trong nền văn học dân tộc nên ở một chừng mực nào đó mỗi thi phẩm đều soi bóng thời đại mà nó ra đời- điều đó thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ.b. Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ở từng thi phẩm
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
+ Sinh thời Nguyễn Khuyến là người trầm tĩnh, kín đáo, chuộng sự giản dị, nhẹ nhàng, .trang nhã nhưng sâu sắc, thâm thuý. Điều này phần nào đã được khúc xạ qua đặc điểm ngôn ngữ thơ ông.
+ Không bị gò bó trong khuôn mẫu của thơ ca cổ, thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng gần gũi trong cách dùng từ, dung dị trong sử dụng hình ảnh (phân tích cách gieo vần “eơ”, cách sử dụng từ láy thuần Việt độc đáo (lạnh lẽo, tèo teo…) các động từ giàu sức biểu hiện (hơi gợn tí, khẽ đưa vèo….) gợi cái hồn của cảnh vật mùa Thu, không gian thu vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, bộc lộ được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên, đất trời. Điều đó đánh thức ở người đọc tình quê, hồn quê, gợi tấm lòng yêu nước thiết tha, thầm kín.
+ Ngôn ngữ thơ gợi lên một cảnh trí thanh sơ mà gợi cảm, trong và lặng. Cảnh chan chứa tình, gợi nhiều tâm sự ẩn kín trong lòng thi nhân (tấm lòng ưu thời mẫn thế mà cô đơn, bất lực trước cuộc đời).
—> Đóng góp lớn của nhà thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu là ờ chỗ làm giàu đẹp tiếng Việt văn học trong vốn ngôn ngữ dân tộc, Việt hoá thơ Đường luật khiến một thể loại vốn rất gò bó về thi liệu, thi đề, thi luật trở nên gần gũi, bình dị, thể hiện thi pháp đặc trưng, dấu ấn của thơ Trung đại thể hiện ở Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm.
Vội vàng – Xuân Diệu
+ Xuân Diệu, “nhà thơ mới nhất trong làng Thơ mới (Hoài Thanh) không chỉ mới ở điệu tâm hồn mà còn mới trong sự cách tân ngôn ngữ thơ, tạo cho thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX một bộ “y phục tân kì ”
+ Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hình ảnh thơ sống động trong những vận động, những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm lĩnh. Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người,
(dẫn chứng).
Cách kết hợp từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó còn là tạo nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, còn động thái và cảm xúc thì điệp lôi tăng tiên, hệ thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ (dẫn chứng) -> Gợi niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình yêu.
Giọng điệu: nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng. Có thể nói, ngôn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung, thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống, (dẫn chứng).
Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái “Tôi thi sĩ’. Với Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong bài thơ mang theo không khí sôi sục của “Một thời đại thi ca”.
- Bàn luận mở rộng
- Một nhà thơ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ – tài năng của người viết thể hiện qua việc sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm: dấu ấn nghệ thuật, phong cách riêng cũng được thể hiện ờ hệ thống ngôn ngữ đặc trưng.
- Sức hấp dẫn, giá trị của một tác phẩm văn học biểu hiện trong sự hài hoà giữa nội dung và hình thức. Đối với thơ, việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó gắn với đặc trưng thể loại – “Ý tại ngôn ngoại”“Thi trung hữu hoạ”“Thi trung hữu nhạc”
- Với người đọc, việc khám phá tác phẩm, nhận ra cái hay cái đẹp của bài thơ luôn bắt đầu từ yếu tố ngôn ngữ, do đó cần rèn luyện khả năng thâm thâu, thưởng thức văn chương bắt đầu từ khả năng nói đúng, nói hay. hiêu. yêu quý và trân trọng cái đẹp của ngôn từ.
Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói và giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ
Xem thêm :