Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 có đáp án

ĐÈ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐẺ THI CHÍNH THỨC                                             Môn:  Ngữ văn
Ngày thi: 02/3/2016
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang
Câu 1 (6,0 điểm):
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cả bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chằng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
( Trích Tiếng ru, Tố Hữu)

  • Trong đoạn thơ, từ “yêu” xuất hiện mấy lần, có ý nghĩa gì?
  • Chỉ ra và nêu tác dụng cùa các biện pháp nghệ thuật được sừ dụng trong 4 câu thơ cuối.
  • Qua đoạn thơ, tác già Tố Hữu muốn nhẳn nhủ với chúng ta điều gì? (Trình bày trong một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi).

Câu 2 (14,0 điểm):
Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng:
Bài thơ mượn chuyện ảnh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở môi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa.
Phân tích bài thơ đề làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm.
Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buynh-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng…
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
—Nguyễn Duy—
( SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 156) ………. HỂT
Họ và tên thí sinh :……………………………………………… số báo danh……………………………………
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:          Giám thị 2:
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn –
LỚP 9
Ngày thi 02/3/2016
(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
Câu 1 (6,0 điểm)
a. (1,0 điểm)

  • Từ “yêu” lặp lại 5 lần trong đoạn thơ. (0,5 điềm)
  • Ý nghĩa: chi sự gắn kết, yêu thương giữa các sự vật trong mối quan hệ cộng sinh- (0,5 điểm)
  • b. (2,0 điểm)
  • Điệp từ một, chằng: nhấn mạnh cái đơn lẻ, cá nhân sẽ không thể làm được những điều lớn lao, có ích cho cộng đồng và xã hội. (0. 75 điểm)
  • Ân dụ một đốm lửa tàn: chỉ cuộc sống lụi tàn, sự tồn tại vô nghĩa nếu sống đơn lẻ, thiếu sự gắn bó với các cá thề khác, với cộng đồng, (0.75 điểm)
  • Biện pháp đối lập giữa một thân Tua chínmùa vàng, một ngườinhân gian: chi sự mong manh, lạc lõng, vô nghĩa của sự vật và con người nếu tồn tại riêng lẻ. (0,5 điểm)

(Trong trường hợp thí sinh nêu được tên biện pháp nghệ thuật mà không chi ra được tác dụng, mỗi ý cho 0,25 điểm)
c. (3,0 điểm)
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau trong một đoạn văn nhưng cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

  • Con người không thề tồn tại đơn lẻ, sống cá nhân, vô cảm, ích ki, chi biết lợi ích của bản thân, ụ, 0 điểm)
  • Mỗi cá thể cần sống yêu thương, tự nguyện hòa nhập, gắn bó với cộng đồng, hướng tới lẽ sống cao đẹp.( 1 điềm)
  • Tình yêu thương và tinh thần đoàn kết, gắn bó sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, hừ trường sống nhân văn, tốt đẹp.( ,0 điểm)

Câu 2 (14,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:
  • Thí sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài.
  • Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi.
  1. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giài khác nhau, song cần đảm bào các ý cơ bản sau:

  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến
  • Giải thích nhận định:

Ý kiến đã đề cập đến sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng’, mượn chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện nghĩa tình. Ảnh trăng, cuộc gặp gỡ giữa người với trăng là một ẩn dụ nghệ thuật chuvển tải một thông điệp tư tưởng sâu sắc, nhắc nhở con người về đạo lí song thủy chũng ân nghĩa.
* Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định:                                                   ^

  • Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, Nguyễn Duy kể chuyện mình mà như tâm tình cùng bạn đọc về một điều vô tình mà dễ gặp trong cuộc sống: khi hoàn cảnh sống thay đồi, con người dễ quên đi quá khứ, trở nên vô tình, vô tâm…
  • Trăng là một hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa: là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, người bạn tri kỉ, quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của đời sống.
  • Tình cảm của con người và vầng trăng trong quá khứ (từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội, sống chiến đấu nơi rừng núi…) là quan hệ gắn bố tự nhiên thân thiết, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.
  • Quan hệ của người vói trăng trong hiện tại: Hoàn cảnh sống thay đồi làm cho con người đổi thay, trăng từ người bạn tri ki nghĩa tình thành “người dưng qua đường”. Cuộc sống đủ đầy, tiện nghi, hào nhoáng hiện tại khiến con người lãng quên quá khứ, trở nên vô tình, bội bạc, đánh mất chính mình…
  • Tình huống người đối diện với trăng là sự bất ngờ đột ngột, thức tỉnh con người về quá khứ đầy ắp ki niệm. Đối diện với trăng là đối diện với chính mình. Người vô tình mà trăng vẫn thủy chung tròn đầy, bao dung độ lượng. Cái giật mình của người là sự bừng tỉnh, tự vấn, day dứt đầy ân hận; giật mình để tự hoàn thiện mình…
  • Bài thơ giản dị nhưng mang triết lí sâu sắc, nhắc nhở con người về đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, “uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng những giá trị tinh thân tốt đẹp, bồi đắp tình cảm với thiên nhiên, quê hương đất nước…
  • Vài nét về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết hợp phương thức tự sự và biêu cảm, giọng điệu tâm tình, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng đa nghĩa…

* Suy nghĩ về bài học cuộc sống được gọi ra từ bài thơ:

  • Con người cần sống ân nghĩa thủy chung,trân trong quá khứ (đạo lí ướng nước nhớ nguồn ) và những giá trị tinh thần tốt đẹp, sống chậm lại đề nhìn nhận bàn thân mình
  • Trong cuộc sống, ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, vô tâm, vô tình, điều quan trọng là biết “giật mình” tự thức tỉnh, nhận ra góc khuyết của mình để tự hoàn thiện, tìm lại chính mình…
  • Con người không được lãng quên quá khứ nhưng cũng không thể mải đắm chìm trong quá khứ mà quên đi hiện tại và không hướng tới phấn đấu cho tương lai…
  • Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa bội bạc, “có mới nới cũ”, quay lưng lại với quá khứ, chạy theo đời Sống vật chất mà lãng quên những giá trị tinh thần cao đẹp…

– Rút ra bải học cho bản thân: chân thành sâu sắc, thiết thực…

  1. Thang điểm:

Điểm 14: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
Điểm 12: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể.
Điềm 10: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
Điểm 7: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
Diềm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
L;ựu Ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, định tính chứ không định lượng, trân trọng những bài làm có chất văn và sự sáng tạo của thí sinh
—-Hết———

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *