ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Tình yêu và lòng kiên nhẫn có thể được hình dung như hai nhánh của sợi dây thừng luôn bện chặt vào nhau, như chuỗi DNA là nguồn gốc tạo nên sự sống của con người. Bằng tình yêu, chúng ta có thể kiên nhẫn với bản thân, với mọi người và chính với cuộc sống. Bằng lòng kiên nhẫn, chúng ta có thể yêu thương bản thân mình, những người xung quanh, và thậm chí với cả những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Tình yêu và lòng kiên nhẫn luôn ở bên nhau, hỗ trợ nhau nhiều điều!
Một trong những tác giả vĩ đại nhất của thế kỷ 19, Henry Drummond, đã nhận xét trong tác phẩm nổi tiếng The Greatest Thing in the World rằng: “Thế giới không phải là một chốn để dạo chơi, nó là một trường học. Cuộc đời không phải là một kỳ nghỉ, nó là một quá trình đào tạo. Và luôn có một câu hỏi cho tất cả chúng ta là làm thế nào để ta có thể yêu thương nhau nhiều hơn”.
Có thể lòng kiên nhẫn sẽ giúp bạn vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời và tình yêu của bạn đối với bản thân cũng như những người xung quanh sẽ dẫn dắt bạn phát triển tính kiên nhẫn của mình, cho tới khi nó tỏa sáng trên thế giới và đem lại lợi ích cho tất cả!…
(Trích Sức mạnh của lòng kiên nhẫn – M.JRyan, Hoàng Yến dịch,
NXB. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.232-233)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định nội dung của văn bản.
Câu 2. Theo đoạn trích, bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta có thể làm được gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu đầu trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến được nêu trong đoạn trích: Cuộc đời không phải là một kỳ nghỉ, nó là một quá trình đào tạo.
Câu 5. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lòng kiên nhẫn đối với con người trong cuộc sống.
Câu 2 (4,0 điểm):
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận của anh, chị về hình tượng bà lão trong văn bản sau:
(Tóm tắt phần đầu truyện: Bà lão ấy chồng chết từ khi thằng con trai mới lọt lòng. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi con mà chưa nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Con vợ nó cũng vội vàng đi lấy chồng, đem đứa con gái lên năm giả bà. Bà đã ngót bảy mươi, nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng, thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, rồi bà ốm một trận thập tử nhất sinh, bà ngày càng yếu đi. Bà đi bế em thuê cho nhà người ta. Đến lúc chẳng có ai thuê nữa, không kiếm được tiền, hơn ba tháng bà ăn toàn bánh đúc. Tiền hết cả, bà ra chợ xin. Không ai cho nữa, bà nhịn đói. Cuối cùng bà tìm ta một kế, đến nhà bà phó Thụ, nuôi cái đĩ, ngoài miệng nói là để thăm cháu vì nhớ cháu, thực chất là để xin một bữa ăn vì đói quá.)
…Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:
– Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
– Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!
Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:
– Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! …
(Trích Tuyển tập Nam Cao, NXB. Thời đại, 2010)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT KIẾN THỨC LẦN 2 NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 11 (04 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | PHẦN ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Nội dung của văn bản: Sức mạnh của lòng kiên nhẫn | 0,5 | |
2 | Theo đoạn trích, bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn, chúng ta có thể:
+ Bằng tình yêu, chúng ta có thể kiên nhẫn với bản thân, với mọi người và chính với cuộc sống. + Bằng lòng kiên nhẫn, chúng ta có thể yêu thương bản thân mình, những người xung quanh, và thậm chí với cả những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. + Lòng kiên nhẫn sẽ giúp bạn vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời + Tình yêu của bạn đối với bản thân cũng như những người xung quanh sẽ dẫn dắt bạn phát triển tính kiên nhẫn của mình, cho tới khi nó tỏa sáng trên thế giới và đem lại lợi ích cho tất cả! (HS nêu được 1 đến 2 ý, cho 0,25 điểm; nêu được 3 đến 4 ý, cho 0,5 điểm) |
0,5
|
|
3 | Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu đầu trong đoạn trích:
– Biện pháp nghệ thuật: So sánh Tình yêu và lòng kiên nhẫn được ví như hai nhánh của sợi dây thừng luôn bện chặt vào nhau, như chuỗi DNA là nguồn gốc tạo nên sự sống của con người. (0,5 điểm) -Hiệu quả: + Nghệ thuật: Giúp văn bản trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn. (0,25 điểm) +Nội dung: diễn tả mối quan hệ khăng khít giữa tình yêu và lòng kiên nhẫn và vai trò của chúng với cuộc sống con người. (0,25 điểm). (GV vẫn cho điểm nếu HS xác định biện pháp nghệ thuật liệt kê hoặc điệp từ “như” và nêu đúng hiệu quả của biện pháp tu từ đó) |
1,0 | |
4 | Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến được nêu trong đoạn trích: Cuộc đời không phải là một kỳ nghỉ, nó là một quá trình đào tạo.
– Cuộc đời không phải là phải một kỳ nghỉ: cuộc đời không phải là để hưởng thụ, an nhàn, thong dong. (0,25 điểm) – Nó là một quá trình đào tạo: Cuộc đời giúp ta được rèn giũa, đem đến cho ta những bài học, giúp ta trưởng thành hơn. (0,25 điểm) -> Ý kiến muốn nhắn nhủ con người cần biết trân trọng cuộc sống, biết trải nghiệm, biết nghiêm túc học hỏi để ngày một hoàn thiện hơn. (0,5 điểm) |
1,0
|
|
5 | Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?
– Học sinh lựa chọn được thông điệp có ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản (0,5 điểm) và lí giải một cách thuyết phục (0,5 điểm). (Ví dụ: Con người cần có tình yêu thương; con người cần có lòng kiên nhẫn; sống cần biết học hỏi…) |
1,0 | |
II | PHẦN VIẾT | 6,0 | |
|
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lòng kiên nhẫn đối với con người trong cuộc sống. | 2,0 |
a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
c. Nội dung đoạn văn (1.0 điểm)
Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài: * Giải thích: Lòng kiên nhẫn là sự kiên trì, nhẫn nại, biết bỏ thời gian, công sức để chờ đợi, không nóng vội; là sự bền bỉ, bình tĩnh, quyết tâm trước mọi vấn đề trong cuộc sống. * Bàn luận: – Sự cần thiết của lòng kiên nhẫn: + Kiên nhẫn giúp con người có ý chí, nghị lực vững vàng để chinh phục ước mơ. + Kiên nhẫn trở thành động lực tiếp thêm hi vọng cho con người trong những lúc khó khăn. + Nhờ kiên nhẫn, con người trở nên sâu sắc và hiểu biết hơn, biết đánh giá cuộc sống một cách khách quan, toàn diện. + Lòng kiên nhẫn cũng mang lại cho con người những cơ hội tốt trong cuộc sống. – Mở rộng: Tuy nhiên, kiên nhẫn cần đi liền với sự sáng suốt của lí trí. Kiên nhẫn không đồng nghĩa với bảo thủ, viển vông, thiếu thực tế. * Bài học: – Mỗi người cần nhận thức được sự cần thiết của lòng kiên nhẫn đối với con người trong cuộc sống. – Phê phán những người không có tính kiên nhẫn, nóng vội, dễ bỏ cuộc. – Cần rèn cho mình tính kiên nhẫn bằng việc: kiềm chế sự nóng giận, vội vàng, sắp xếp công việc khoa học, lạc quan, luôn nghĩ về những điều tích cực… |
0,25
0,5
0,25 |
||
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt sáng tạo, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật. | 0,25 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… | 0,25 | ||
2 | Anh/ Chị hãy viết một bài văn nghị luận cảm nhận về hình tượng bà lão trong Một bữa no của Nam Cao. | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: – Khái quát được đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao.. – Giới được tác phẩm: Một bữa no là một trong những truyện ngắn thành công của Nam Cao trước cách mạng, viết về đề tài người nông dân, vừa phản ánh được số phận người nông dân trước cách mạng, vừa thể hiện được tài năng nghệ thuật cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. *Cảm nhận về hình tượng bà lão: – Lai lịch nhân vật: + Là một bà lão nghèo, không có tên riêng, góa bụa, chồng chết từ khi con vừa mới lọt lòng; một mình thắt lưng buộc bụng, nuôi con trai khôn lớn. + Thằng con trai bà lớn lên, lấy vợ, bà chưa nhờ cậy được gì, nó cũng lăn đùng ra chết. + Người con dâu cũng vội vàng đi lấy chồng, để lại đứa con gái mới năm tuổi cho bà nuôi nấng. + Bà lão đã ngót bảy mươi, hết nuôi con giờ lại nuôi cháu. -> Lai lịch của một bà lão đáng thương, cô độc, ở cái tuổi gần đất xa trời vẫn phải cực khổ mưu sinh. – Bà lão là một người nông dân có cuộc đời khốn khổ, đáng thương: + Bà cực khổ nuôi đứa cháu gái đến khi nó mười hai tuổi thì cho làm con nuôi nhà người ta. + Cho đứa cháu đi làm con nuôi nhà người ta được mười đồng. Bà dùng tám đồng cải mả cho người con trai đã chết, còn hai đồng bà để đi buôn. + Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, bà không thể đi buôn được nữa. Bà đi bế em cho nhà người ta nhưng rồi già yếu, cũng chẳng có ai thuê bà nữa. + Tiền hết cả, bà ăn toàn bánh đúc. Rồi bà ra chợ xin, đến khi không ai cho nữa, bà đành nhịn đói. è Cuộc đời bà nối tiếp nhau dằng dặc là những bất hạnh, vất vả, lo toan, khốn khổ, chạy ăn từng bữa, giống như cuộc đời của bao người nông dân khác cùng thời. – Bà lão là hình ảnh của người nông dân bị cái đói đẩy đến chân tường, đánh mất cả lòng tự trọng: + Trong cái đói cùng quẫn, bà lão nghĩ ra một kế để kiếm được một bữa no sau bao ngày đói là đến nhà bà phó Thụ đã nhận nuôi cái Đĩ. Bước chân của bà đi theo tiếng gọi của miếng ăn. + Nam Cao đã miêu tả chi tiết hình ảnh bà lão trong bữa ăn: Bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì.Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi, bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng.Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm.Bà rấm nốt. + Nhà văn diễn tả cả thái độ của bà phó Thụ, chủ nhà: lườm với nguýt rồi gắt gỏng: “Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?” è Hình ảnh bà lão vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đó không còn là hình ảnh của một người mẹ, một người bà nhân hậu, hiền lành từng thắt lưng, buộc bụng để nuôi con, nuôi cháu nữa, mà là hình ảnh của một người đói không còn biết gì nữa ngoài cái bụng đói của mình. – Bà lão có chung cái kết đáng thương giống như biết bao người nông dân khác trong các sáng tác cùng thời: Cuối cùng, bà lão chết. Bà chết vì quá no: Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được; Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng; Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả… Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. -> Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bà lão là “một bữa no” nhưng nguyên nhân sâu xa lại là bởi cái đói. Trong cơn đói khát hành hạ, bà không còn giữ được nhân phẩm, bà đã ăn một bữa ăn đầy tủi hờn, để rồi chết một cách nhục nhã. *Đánh giá: – Nghệ thuật: Tác phẩm là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng. Nhà văn đã thành công trong nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện (ngôi kể, ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn). – Nội dung: Với hình tượng bà lão, nhà văn đã tạo được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm. + Truyện phản ánh cuộc sống khổn khổ của người nông dân cùng hình ảnh về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. + Truyện cũng thể hiện tiếng lòng đồng cảm, xót thương của nhà văn dành cho những con người khốn khổ. Đặc biệt, nhà văn gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự tha hóa của nhân cách con người trước miếng ăn, trước cái đói. è Đó cũng là cảm quan hiện thực và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. |
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
|
||
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. | 0,25 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,… | 0,25 | ||
Tổng điểm | 10,0 |