Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 27

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

 PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn:

(Ôtenlô là một vị tướng da đen có tài thao lược của nước Cộng hòa Vơnidơ. Chàng thường đến chơi nhà nguyên lão nghị viện Brabantio. Chàng làm quen với Dexđêmôna, con gái của Brabantio. Cảm phục vì chiến công, nỗi gian truân và tâm hồn trung thực, cao thượng của Ôtenlô, Dexđêmôna đem lòng yêu mến vị tướng da đen và hai người bí mật làm phép cưới. Song, cuộc tình duyên của họ gặp không ít trở ngại. Iago, một viên Hiệu úy của Ôtenlô bất mãn vì không được đề cử lên chức Phó tướng đã tìm cách để cha của Dexđêmôna biết và ngăn cản. Ngay lúc đó, quân Thổ tấn công đảo Sip, Ôtenlô được cử đi đánh dẹp. Hạm đội Thổ bị bão tan tác. Ôtenlô mở tiệc ăn mừng và đồng thời mừng lễ thành hôn của mình. Iago chuốc rượu cho Cassio say rồi khích bác khiến cho chàng đâm vị quan trấn thủ đảo Síp bị thương, gây cảnh rối ren trong đảo. Cassio bị cách chức Phó tướng. Lợi dụng việc này, Iago xui Cassio đến nhờ cậy Dexđêmôna xin với Ôtenlô cho phục chức cũ. Nhằm đúng lúc Cassio khẩn thiết nhờ cậy Dexđêmôna, Iago dẫn Ôtenlô tới để chứng kiến. Từ đấy, bằng những thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt, Iago gieo vào lòng Ôtenlô mối nghi ngờ người vợ đã tư thông với Cassio. Ôtenlô ra lệnh giết Cassio còn chàng bóp cổ chết Desdemona. Sau đó, Ôtenlô biết được sự thật qua lời tố cáo từ vợ của Iago, nên đã đam Iago và tự tử).

 

Đoạn trích dưới đây nói về cuộc hội thoại giữa Iago với Ôtenlô và vợ chàng

[…]

IAGÔ – Nàng đã dối lừa cha để lấy ngài, và khi nào hình như nàng rùng mình sợ hãi diện mạo ngài, ấy là lúc nàng yêu ngài thắm thiết.

ÔTENLÔ – Thực có thể

IAGÔ – Như vậy hẳn là ngài phải hiểu, tuổi còn trẻ mà nàng đã có thể làm vẻ ngoài vờ vĩnh, bịt mắt cha kín như bưng khiến ông lão phải ngờ chuyện tình duyên là do bùa yêu ma quái. Nhưng kể ra tôi cũng thực là đáng trách, tôi cung kính cúi xin tướng quân xá lỗi cho tôi, đó cũng chỉ vì quá quý mến ngài thôi.

ÔTENLÔ – Ta sẽ hàm ơn ông mãi mãi.

IAGÔ – Thôi thấy việc này đã làm bàng hoàng tâm trí tướng quân.
ÔTENLÔ – Không hề gì, không hề gì.

IAGÔ – Thú thực rằng tôi rất ngại điều đó, tôi ước mong tướng quân sẽ coi những lời tôi nói là xuất phát từ tấm lòng quý mến tướng quân. Nhưng tôi thấy như tâm thần ngài đã xúc động. Xin tướng quân chớ vì lời tôi nói mà đi quá sự nghi ngờ mà gây to chuyện.

ÔTENLÔ – Ta sẽ không thể đâu!

LAGÔ – Nếu ngài lại hành động như vậy, thì thành ra những câu nói của tôi, tất đưa đến những kết quả xấu xa mà bản tâm tôi không định. Catxiô là người bạn quý của tôi. Nhưng thưa ngài… tôi thấy như ngài đã xúc động.

ÔTENLÔ – Không, không quá xúc động đâu, ta vẫn tin Dexđêmôna chung thủy.

IAGÔ – Mong rằng nàng cứ thủy chung được mãi, và cũng mong ngài cứ sống mãi được với niềm tin ấy!

ÔTENLÔ – Tuy nhiên tâm tính con người cũng có thể sa ngã được lắm!

IAGÔ – Vâng, chính vấn đề là như vậy. Tôi xin mạn phép ngài được nói điều này: nàng đã từ chối bao chỗ cầu hôn, toàn những nơi cùng xứ sở quê hương, cùng màu da đẳng cấp với nàng, những điều mà ai chẳng thèm khát ước mơ! Hừm! Như thế cũng đủ bộc lộ một sở thích đồi trụy, một tinh thần bệnh hoạn, những ý nghĩ trái lẽ tự nhiên. Nhưng xin ngài thứ lỗi, tôi thực không chủ tâm nói riêng nàng như thế, tuy rằng tôi vẫn thấy e ngại, một khi sở thích của nàng trở lại bình thường hơn, có thể lúc nào đó sẽ làm nàng so sánh tướng quân với các bạn đồng hương, và biết đâu chẳng xót xa hối tiếc.

ÔTENLÔ – Thôi đi đi, ngươi hãy đi đi, nếu ngươi còn nhận thấy điều gì khác hãy cho ta được biết rõ thêm. Dặn vợ ngươi phải dò xét để tâm. Thôi đi đi lagô! để ta được một mình.

IAGÔ – Xin cáo từ chủ suý.

lago bước đi…

ÔTENLÔ – Tại sao ta lại đi lấy vợ? Anh chàng ngay thẳng này hẳn là còn trông thấy, còn biết nhiều hơn nữa, hơn những điều hắn đã nói ra.

IAGÔ, quay lại – Thưa chủ suý, tôi mong mỏi tôi thiết tha xin ngài đừng dò la việc này thêm nữa, cứ để mặc thời gian giải quyết. Việc để Catxiô đảm đương chức cũ là việc làm thích đáng công bằng, vì quả thực ông ta là người đủ khả năng làm trọn nhiệm vụ này, tuy nhiên nếu tướng quân cho là có lợi thì cũng nên hoãn việc đó một thời gian, bằng cách ấy tướng quân có thể nhận rõ thêm con người và thủ đoạn của Catxiô. Tướng quân cũng nên để ý xem phu nhân có nài xin cho Catxiô phục chức với tất cả nhiệt tình mạnh mẽ hay không? Lúc đó ta sẽ còn được thấy thêm nhiều điều nữa. Trong khi chờ đợi tôi cầu xin ngài cứ nghĩ rằng tôi là người quá sợ hãi lo xa (vì thực tâm tôi cũng e như vậy), và xin ngài cứ coi như nàng vô tội.

ÔTENLÔ – Đừng ngại là ta không tự chủ được.

IAGÔ – Một lần nữa xin ngài cho tôi lui bước.

IAGO – Một lần nữa xin ngài cho tôi lui bước

lagô vào

ÔTENLÔ – Gã kia thực là người vô cùng ngay thẳng, với trí óc thông minh sáng suốt hiểu rõ hết nhân tình thế thái. Nếu nàng thực là con chim ưng phóng đãng, thì dù những sợi dây ràng buộc chân chim có là ngay những thớ thịt của trái tim ta nữa, ta cũng sẽ vui lòng nổi hiệu còi cho nàng đi theo gió mưa lôi cuốn để tìm mồi trong mọi sự rủi may. Hay có thể vì da ta đen đủi, lời trò chuyện không du dương êm ái như những phường công tử gió trăng; hay vì bóng đời ta đã quá ngả dài xuống thung lũng thời gian. (Không! Tuổi nào đã đến lúc về chiều). Mà nàng đã xa ta. Ta đã bị lừa dối. Từ nay đời ta chỉ còn nguồn an ủi là ghê tởm là khinh ghét nàng thôi. Ôi tình duyên sao thống khổ, những con người mỹ miều đó ta chỉ có thể làm chủ thân thể mà không làm chủ được những ham mê ước muốn của họ. Ta thà chịu làm loài cóc nhái sống bằng hơi xú uế trong hang cùng hốc thẩm, còn hơn phải nhường một phần trong con người mà ta yêu dấu cho kẻ khác tự do sử dụng. Tuy vậy từ xưa định mệnh phũ phàng của những đấng vĩ nhân vẫn là không được may mắn như các kẻ tầm thường. Điều đó cũng giống như sự chết là số phận không thể nào tránh được. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, họa bị phụ tình đã dành cho ta ở trong số mệnh. Nàng đã đến kia rồi!

Đexdemôna và Emilia ra

Nếu nàng thực là con người phản phúc, thì trời xanh kia đã tự giễu mình sao! Ta không thể nào tin như thế được.

ĐEXĐÊMÔNA – Thế nào Ôtenlô yêu dấu của em, bữa tiệc trưa tướng quân mời những nhà quý tộc trên đảo đã sẵn sàng, và tất cả đang chờ đợi tướng quân.

ÔTENLÔ – Thực tôi đáng trách vô cùng.

ĐEXĐÊMÔNA – Sao giọng tướng quân lại lạc đi như vậy? Hay tướng quân thấy khó chịu trong mình?

(Trích Ôtenlô, W. Shakespeare, Nguyễn Văn Sỹ dịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2006)

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định lời thoại trong đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của Ôtenlô về con người của Iago.

Câu 3. Iago đang muốn nói điều gì với Ôtenlô? Vì sao Ôtenlô tin vào điều đó?

Câu 4. Nêu và lí giải nguyên nhân dẫn đến xung đột kịch trong đoạn trích trên?

Câu 5. Từ đoạn trích, anh/ chị rút ra được bài học gì niềm tin?

 

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch trong đoạn trích trên.

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong cuộc sống luôn tồn tại cái Ác, cái Xấu; bị thao túng hay chiến thắng cái Ác, cái Xấu là sự lựa chọn của mỗi người.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về cách đối mặt với cái Ác, cái Xấu trong cuộc sống đối với tuổi trẻ.

—HẾT—

 

 

 

ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Lời thoại: đối thoại và độc thoại

 

0.5
2 Những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của Ôtenlô về con người của Iago:

– Anh chàng ngay thẳng

– Thực là người vô cùng ngay thẳng,

–  Trí óc thông minh sáng suốt

–  hiểu rõ hết nhân tình thế thái

 

 

0.5
3 – Iago muốn Ôtenlô nghi ngờ Đexdemôna là cô gái giả dối, không yêu Ôtenlô thật lòng và có tình ý với Catxio. Mục đích là để giành chức phó suý của Cassio.

– Ôtenlô tin vào điều đó vì bản thân Ôtenlô mang trong mình mặc cảm về màu da, xuất thân là người da đen dẫn đến mất niềm tin vào giá trị của bản thân, từ đó mất niềm tin vào tình yêu.

 

1.0
4 – Xung đột giữa Ôtenlô với Iago: nguyên nhân do Iago là kẻ tham quyền, xấu xa, nham hiểm muốn giành chức phó tướng của Cassio nên hắn âm mưu hãm hại Catxio bằng việc vu oan cho vợ Ôtenlo có gian tình với Cassio. Đây là xung đột giữa lý tưởng nhân văn (Ôtenlô – người da đen mẫu mực, tài năng, cống hiến) với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ (Iago – con người tham lam, giảo quyệt, tàn ác, xấu xa, thấp hèn)…  Xung đột nảy sinh bởi lòng tham của con người và nó hiển hiện trong đời sống muôn thưở.

– Xung đột bên trong Ôtenlo: tình yêu với sự ghen tuông. Xuất phát từ tình yêu và sự vô minh không phân biệt bạn – thù, phải – trái, từ sự thiếu tự tin vào bản thân dẫn đến không có niềm tin vào tình yêu.

 

1.0
5 Học sinh có thể rút ra những bài học về niềm tin như sau:

–         Phải có niềm tin vào bản thân bởi đó là nền tảng, cơ sở cho những niềm tin khác trong cuộc sống.

–         Niềm tin phải được đặt đúng chỗ, đúng người.

–         Đi cùng với niềm tin là sự tỉnh táo, khôn ngoan để nhận diện đâu là bạn, đâu là thù, phải hay trái… để niềm tin được đặt đúng đối tượng.

 

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) phân tích đặc nhân vật bi kịch trong đoạn trích 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn  (khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm nhân vật bi kịch 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Là một vị tướng da đen có tài chiến lược, đạt được nhiều chiến công, tâm hồn trung thực, cao thượng. Chiến thắng được những trở ngại về màu da, sắc tộc để có được người vợ xinh đẹp, dũng cảm, chung thuỷ.

– Con người thiếu tự tin về bản thân dẫn đến mất niềm tin vào người khác, tình yêu để kẻ thù dắt mũi, điều khiển: tin vào lời đơm đặt, nham hiểm của Iago vốn là kẻ xấu xa, độc ác; ghen tuông mù quáng; làm khổ bản thân và sỉ nhục người mình yê nhất…Tình yêu  mâu thuẫn với sự ghen tuông là biểu hiện của xung đột nội tâm, bên trong của Ôtenlô….

– Kết thúc bi thảm: thân bại danh liệt, giết vợ – giết chết người mình yêu nhất, đau khổ tự vẫn…

– Nghệ thuật: đối thoại tô đậm tính cách nhân vật, độc thoại thể hiện đau khổ, giằng xé…

– Tư tưởng: Bài học về cách nhìn đời, nhìn người, bản lĩnh trong cuộc sống

 

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

Trong cuộc sống luôn tồn tại cái Ác, cái Xấu; bị thao túng hay chiến thắng cái Ác, cái Xấu là sự lựa chọn của mỗi người.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về cách đối mặt với cái Ác, cái Xấu trong cuộc sống đối với tuổi trẻ.        

 

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách đối mặt với cái Ác, cái Xấu trong cuộc sống đối với tuổi trẻ 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

Trong cuộc sống luôn tồn tại cái Ác, cái Xấu; bị thao túng hay chiến thắng cái Ác, cái Xấu là sự lựa chọn của mỗi người…

* Giải thích:

– Cái Ác, cái Xấu là hai phạm trù đạo đức đối lập với cái Đẹp cái Thiện. Cái Ác là những suy nghĩ và hành động nham hiểm, tàn bạo, độc ác gây nguy hiểm cho người nào đó hoặc xã hội. Cái Xấu là những suy nghĩ, hành vi thấp hèn, vi phạm đạo đức, pháp luật gây ảnh hưởng đến nhân cách bản thân và người khác ở mức độ không nghiêm trọng như cái Ác.

– Thao túng là bị tha hoá, điều khiển; chiến thắng là vượt qua, đấu tranh chống lại cái Ác, cái Xấu

– Tuổi trẻ: giai đoạn thanh xuân, tươi đẹp nhất của con người đồng thời để chỉ những người trẻ. Họ là những người đầy nhiệt huyết, sức lực, hăng hái dấn thân nhưng thường thiếu kinh nghiệm sống, dễ mắc sai lầm, thiếu sót…

=> Ý kiến đặt ra vấn đề tuổi trẻ cần tìm ra được cách thức, phương pháp khi đối mặt với cái Xấu, cái Ác trong cuộc sống.

* Bối cảnh đời sống, quy luật:

Cuộc sống là một bức tranh phong phú với nhiều mảng màu tưởng chừng như đối lập. Có gam màu tươi sáng nhưng cũng có đen tối, xám xịt. Cái tốt đẹp, thánh thiện luôn đi bên cạnh cái xấu xa, đê hèn. Như Trần Nhuận Minh trong bài thơ “Đừng quên”có câu “Cái Ác vỗ vai cái Thiện/ Cả hai cùng cười đi về/ Tương lai”. Bản thân cái Ác, cái Xấu và cái Thiện rất khó phân biệt, bởi cái Ác khoác lên mặt nụ cười của cái thiện nên rất khó có thể nhận diện. Hai phạm trù tưởng chừng như đối lập nhưng lại tồn tại thống nhất trong bản thể đời sống.

– Bản chất con người: cuộc sống là kết quả do con người là chủ thể tạo nên. Thế nên, cuộc sống tồn tại hai mặt đối lập Thiện – Ác, Xấu – Tốt, bởi đó cũng là phạm trù đạo đức hiện hữu ở những con người khác nhau và thậm chí trong bản thân mỗi con người. Bởi con người không phải là chuẩn mực hoàn hảo của cái Thiện, cái Đẹp.

* Biểu hiện, Hậu quả

– Biểu hiện:

+ Cái Ác, cái Xấu có thể là những âm mưu, hành vi, việc làm gây tổn hại cho người khác, xã hội nhằm trục lợi cá nhân: giết người, tham nhũng, trộm cướp, buôn bán hàng lậu, hàng giả, ma tuý, tuyên truyền văn hoá đồi truỵ, chống phá nhà nước…

+ Có khi, nó là những suy nghĩ đen tối, mong cầu những điều xui xẻo, bất hạnh cho người khác vì lợi ích, niềm vui của bản thân: mong người khác không được tín nhiệm, bị đuổi việc để mình rộng đường tiến thân, ghen tị với sự hạnh phúc, sung sướng của bạn…

+ Cái Xấu có khi là hạn chế, khuyết điểm trong tâm hồn tính cách của mỗi người: sự ích kỉ, vô tâm, do dự, biếng lười, yếu đuối…

+ Cái Xấu, cái Ác có khi bộc lộ rõ bản chất nhưng có khi lại ẩn giấu kín kẽ, khôn khéo bởi vẻ ngoài của cái Thiện, cao cả, đạo đức.

–         Hậu quả:

+  Với cá nhân:

– Gây ra những thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ thậm chí là tính mạng cho người khác;

– Bản thân sẽ không tìm thấy sự an toàn; tâm lí bất an, hoài nghi, bi quan về con người, cuộc sống; sống cô lập không dám kết nối, mất niềm tin vào mọi người và chính mình;

– Bản thân khi sống ác, làm việc xấu đều phải trả giá bằng bản án của pháp luật và lương tâm….

+ Với xã hội:

–         Một xã hội với sự ngự trị và lấn át của cái Ác, cái Xấu sẽ gây nên tình trạng vô cảm, bất ổn về mọi mặt.

–         Con người sẽ mất dần kết nối, mâu thuẫn xung đột nảy sinh, giết chóc, trộm cướp, chiến tranh, lừa gạt… diễn ra.

–         Xã hội không thể phát triển; tình người, sự nhân đạo, nhân văn sẽ bị bức tử.

Dẫn chứng:

+ Hàng ngày chúng ta vẫn đau đớn mỗi khi chính phủ lại điều tra ra những quan chức tham nhũng gây thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng của đất nước; tệ nạn trộm cướp, giết người vì lợi ích cá nhân thậm chí từ những mâu thuẫn vụn vặt; buôn bán hàng giả, hàng độc hại giết chết người dân âm thầm; ma tuý, chất kích thích đang giết dần giới trẻ; tin tức độc hại, lối sống tiêu cực tràn lan trên mạng xã hội đang đợi trở thành trend, xu hướng; sự lôi kéo của bọn lừa đảo chưa bao giờ dễ như thời đại này…

+ Con người sẵn sàng bóc phốt, bôi nhọ nhau công khai trên mạng, kết bè kéo cánh để gia tăng thế lực, lợi ích; sự lười biếng, ham hưởng thủ, lối sống vô cảm, vô ơn, buông thả đang tồn tại ở một bộ phận giới trẻ nói riêng và con người nói chung; sự suy thoái của đạo đức, nhân phẩm đang gây tổn hại nghiêm trọng đến xã hội, đất nước.

* Góc nhìn trái chiều

– Tuy nhiên, hãy tin rằng cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp, lương thiện, tử tế. Nhiều lắm những con người biết cho đi, cưu mang, giúp đỡ người khác: rất nhiều người dân trong đó có các bạn trẻ tham gia hiến máu nhân đạo, không ít người hiến tạng sau khi mất, hiến đất làm đường, biết bao người làm từ thiện, nấu bữa cơm, bữa cháo tình thương, cưu mang những mảnh đời mồ côi, người già neo đơn…

– Biết bao người đang đấu tranh với con quỷ bên trong mình, những yếu đuối, bi quan, sợ hãi, ích kỷ, thu mình để sống rộng mở, bao dung, nhân hậu, tích cực và cống hiến…

*Trải nghiệm

* Giải pháp/ Bài học

–         Từ sự tồn tại của cái Ác, Xấu như lẽ tất nhiên trong cuộc sống, bản thân giới trẻ, những con người chưa thực sự trưởng thành, chín chắn cần phải có suy nghĩ về những giải pháp để đối mặt một cách đúng đắn.

–         Nhận thực được hậu quả nghiêm trọng của cái Ác, Xấu đối với bản thân, xã hội

–         Tỉnh táo, khôn ngoan để nhận diện cái Ác, cái Xấu trá hình, ẩn nấp bên trong vẻ hào nhoáng, đẹp đẽ bên ngoài. Không để nó tha hoá, lôi kéo.

–         Biết dũng cảm nhưng phải khôn ngoan, mưu trí  khi đối phó, đấu tranh chống lại cái Ác, cái Xấu để có thể tiêu diệt nó và không gây hại cho bản thân.

–         Sống, học tập và làm việc theo pháp luật, đúng đạo đức làm người.

–         Nghiêm khắc, soi chiếu bản thân để chiến thắng những cái Xấu, hạn chế, con quỷ bên trong mình nhằm hoàn thiện bản thân, sống tử tế, tích cực góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

 

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

 

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *