Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 17

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Tóm tắt nội dung: Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái lại ham giàu, gả cô cho một người khác. Đoạn trích dưới đây nói về nỗi lòng của cô gái:

Em đã tính mà tính không đủ

Em đã lo mà lo chẳng tròn

Làm không nổi, sống coi như chết

Như ăn lá ngón lìa đời

Như nậy đá to đá sập

Vần đá tảng đè tay

Đè tay đè tay phải ngón út

Máu không rớt mà đau tận ruột

Máu không rơi mà buốt tận tim

Đau trong ruột không người đoái hoài

Buốt trong tim thăm hỏi nào ai?

Xót xa em trùm chăn thầm khóc

Cúi mặt nước mắt rỏ

Ngẩng lên hàng lệ rưng

Nước mắt rỏ hai dòng

Rỏ ba dòng

Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ

Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn.

(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao,

Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng lời kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Câu 2. Xác định đề tài của đoạn trích?

Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với nhân vật “em”?

Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn” ?

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về tác hại của vấn đề cha mẹ sắp đặt hôn nhân của con cái ? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật chính trong truyện thơ dân gian ở văn bản phần đọc hiểu.

Câu 2. (4,0 điểm)

          Tình yêu là một loại tình cảm thi vị nhất mà cũng rắc rối nhất: Yêu hay không yêu ở tuổi học trò ?

Viết một bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu của tuổi học trò ngày nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Hướng dẫn chấm: Đoạn trích trên sử dụng lời kể ở ngôi thứ nhất

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Hướng dẫn chấm: Đề tài của đoạn trích: Tình yêu, nhôn nhân gia đình

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5
3 Hướng dẫn chấm:Tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương đối với nhân vật “em”

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
4 Hướng dẫn chấm:Tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ: “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn”: Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng đau khổ, buồn tủi của cô gái. Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, diễn ta tâm trạng một cách cụ thể, giàu sức thuyết phục.

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
5 Hướng dẫn chấm:

Suy nghĩ về tác hại của vấn đề cha mẹ sắp đặt hôn nhân của con cái:

– Dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc, có thể đổ vỡ

– Đẩy con mình vào đau khổ, có thể dẫn tới cái chết

– Làm tan vỡ những mối tình tươi đẹp

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đặc điểm của nhân vật trong truyện thơ dân gian được thể hiện trong đoạn văn bản (trích Tiễn dặn người yêu).

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, trong tình yêu. Trong văn bản, nhân vật “em” với tâm trạng đau đớn khi tình yêu tan vỡ…

– Sắp xếp được hệ thống ý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Đặc điểm của nhân vật chính trong truyện thơ dân gian trong văn bản (Trích Tiễn dặn người yêu)

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,25
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: Tình yêu của tuổi học trò ngày nay 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu của tuổi học trò ngày nay 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

 – Giải thích tình yêu của tuổi học trò là gì ?

–  Nêu và phân tích những biểu hiện tích cực trong tình yêu của tuổi học trò (dẫn chứng);

– Ý nghĩa của tình yêu đối với tuổi học trò

– Phê phán những suy nghĩ, hành vi tiêu cực trong tình yêu của tuổi học trò (dẫn chứng);

– Đề xuất các giải pháp để có tình yêu đẹp trong tuổi học trò ngày nay.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1,0
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *