Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 16

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

             Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 

Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá

            Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

            Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

            Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

 

            Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

            Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

            Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

            Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

 

            Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

            Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

            Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

            Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

           

   Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0.5 điểm)

Câu 2. Liệt kê một số trò chơi gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả (0,5 điểm)

Câu 3. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” thuộc từ loại nào? Chúng có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà.(1.0 điểm)

Câu 4. Nhận xét về hình ảnh người bà hiện lên trong văn bản? (1,0 điểm).

Câu 5. Qua văn bản, theo em điều nhân vật tôi ân hận nhất là gì? Từ nỗi ân hận của nhân vật, ta rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hiện tại? (1,0 điểm)

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) làm rõ đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong văn bản của phần đọc hiểu.

Câu 2 (4.0 điểm)

“…Tuổi trẻ bây giờ có tiềm năng lớn về tri thức, thông tin, sức bật. Nhưng, vì sao hầu hết người lớn chúng ta đều cảm thấy họ dường như chưa lớn, chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ”.

(GS-TS Lê Ngọc Trà, trong bài phỏng vấn “Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?”)

Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với GS-TS Lê Ngọc Trà và bày tỏ quan điểm của chính mình. (Viết bài văn khoảng 500 đến 800 từ)

 HƯỚNG DẪN CHẤM DỰ ÁN 2 – NGỮ VĂN 11

(HDC gồm 02 trang)                                                       

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Nhân vật trữ tình trong văn bản là người cháu (nhân vật tôi, tác giả) nhớ về bà và kí ức tuổi thơ. 0.5
2 Một số trò chơi gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn… 0.5
3 –                    Từ “lảo đảo” và “thập thững” là từ láy gợi hình

–                     Từ “lảo đảo” gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say;

–                    Từ “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.

1.0
4 – Hình ảnh người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng.

– Bà là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, giàu đức hi sinh, tình yêu thương, đáng trân trọng, đáng kính.

1.0
5 Qua văn bản, theo em điều nhân vật tôi ân hận nhất là gì? Từ nỗi ân hận của nhân vật, ta rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hiện tại?

– Hs có thể nêu một trong những nỗi ân hận:

+ Vì thủa nhỏ mải chơi, không giúp bà trong công việc.

+ Không biết được những vất vả, khó nhọc mà bà đã trải qua.

+ Khi biết thương bà thì đã quá muộn, bà không còn trên cõi đời nữa.

– Rút ra bài học về tình yêu thương, đồng cảm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình, con cháu đối với ông bà, bố me; bài học về lòng hiếu thảo, biết ơn…

– Lí giải hợp lí.

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Đò Lèn của Nguyễn Đình Thi 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:  Cảm xúc nhớ nhung trào dâng về những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch. Nhớ hình ảnh người bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời cùng niềm luyến tiếc, yêu thương, trân trọng của nhân vật trữ tình (người cháu và cũng là cái tôi tác giả) với bà, nỗi ân hận khi biết thương bà thì đã muộn.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“…Tuổi trẻ bây giờ có tiềm năng lớn về tri thức, thông tin, sức bật. Nhưng, vì sao hầu hết người lớn chúng ta đều cảm thấy họ dường như chưa lớn, chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ”.

(GS-TS Lê Ngọc Trà, trong bài phỏng vấn “Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?”)

Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với GS-TS Lê Ngọc Trà và bày tỏ quan điểm của chính mình. (Viết bài văn khoảng 500 đến 800 từ)

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc thể hiện bản lĩnh của giới trẻ đối với cuộc đời của bản thân và các vấn đề của xã hội trong cuộc sống ngày nay. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Phân tích vấn đề:

Xã hội hôm nay, với sự bùng nổ của Internet và các phương tiện thông tin hiện đại, giới trẻ có tràn đầy thông tin không chỉ đến từng ngõ ngách trong nước, mà cả toàn cầu. Họ cũng có nhiều điều kiện thuận lợi khác về vật chất, kĩ thuật, … để hành động, vươn tới thành công và đóng góp cho xã hội.

=> Đó là thế mạnh mà thế hệ ngày nay có lợi hơn thế hệ cha ông ngày trước.

Tuy nhiên họ chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ. Nguyên nhân:

+ Giáo dục ngày nay cung cấp đầy kiến thức cho thế hệ trẻ, đến độ “bội thực thông tin”. Thế nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có sự tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc. Và những thông tin đó, không vận dụng thường xuyên sẽ dần quên. Bởi đó chỉ là lí thuyết xáo rỗng, là lí thuyết đơn thuần.

+ Nền giáo dục của chúng ta còn những hạn chế trong việc dạy cách sống, kĩ năng sống.

+ Nhiều bạn trẻ còn sống thụ động, thiếu tự tin vào bản thân…

– Những người trẻ rất cần sự tin tưởng, ghi nhận và khích lệ của những thế hệ trước để họ có cơ hội thể hiện, khẳng định mình.

– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g. Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *