Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 18

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) . 

Đọc đoạn trích sau:

Mưa rơi thưa lại rồi tạnh hẳn đi, nhưng bầu trời vẫn chỉ là một màu xám xịt, cuối con đường đất đỏ trước nhà tôi bỗng có một thân ảnh thê lương mà cô độc bước đi. Là thằng Cỏ, cả người nó ướt sủng, mái tóc hơi dài ướt nhẹp phủ xuống che đi một con mắt trái âm u. Nhìn nó trong khung cảnh này thật là lãng tử.

          Một ngày không mưa hiếm thấy, tôi và nó liền dạo lên quả đồi lau, nó mang theo cây đàn guitar, ngồi trên đám cỏ, trên miệng còn ngậm một cọng cỏ lau non. Nó nói cỏ lau non thơm mùi sữa lắm. Thằng Cỏ là một nghệ sĩ, ít nhất trong mắt tôi nó là như vậy, nhưng nó chỉ đánh những bản nhạc hàn lâm buồn mà nghe ngai ngái sao đấy, nhiều khi nghe tôi còn muốn đấm vỡ mặt của nó. Ngứa tai nhưng không hiểu sao tôi lại thích nhìn nó đánh đàn, khi tiếng đàn cất lên có vẻ như lòng nó cũng nhẹ nhàng hơn, chơi xong một hai bài gì đấy thằng Cỏ nằm lăn ra, miệng ngậm cọng cỏ non, hai chân bắt chéo vào nhau, nó hít hà vài hơi nói:

– Sau này tao muốn làm giáo viên, về quê dạy học, tao thấy muốn thay đổi cuộc đời thì phải có tri thức, phải có hiểu biết mày ạ, làng mình còn thiếu tri thức nhiều quá, đa số tụi nhỏ đều nghỉ học đi làm ở cấp hai cả rồi. Sau này tao sẽ về đây, ngửi hương thơm đất trời, gây sự nghiệp trồng người. Ha ha

          Cả hai chúng tôi đều có ước mơ làm giáo viên, nhưng tôi khác nó, tôi muốn sau này được vào thành phố dạy học, ở đó có đầy đủ tiện nghi, có thể kiếm nhiều tiền qua dạy thêm dạy kèm, chứ ở cái vùng đất khỉ ho cò gáy này biết bao giờ mới đổi đời được. Chắc chỉ có tâm hồn nghệ sĩ như nó mới nói đất thơm thôi.

(Trích Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5

Câu 1.  Người kể chuyện trong đoạn trích thuộc ngôi thứ mấy?

Câu 2. Nhân vật Cỏ cảm nhận cỏ lau thơm mùi gì?
Câu 3.  Trong đoạn trích nhân vật Cỏ là người như thế nào?

Câu 4. Nhân vật tôi và người bạn (thằng Cỏ) có điều gì giống và khác nhau?

Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói “Muốn thay đổi cuộc đời thì phải có tri thức”.

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. ( 2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ :

Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng;

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng.

Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,

Lúc Người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

                    (Nắng mới – Trích Tập thơ Tiếng thu –1939,  Lưu Trọng Lư)

 Câu 2.( 4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)  trình bày suy nghĩ về về lòng vị tha của con người trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

                                                   

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

 

0.5
2 – Nhân vật Cỏ cảm nhận cỏ lau thơm :Mùi sữa

 

0.5
3   –.  Trong đoạn trích nhân vật Cỏ là người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu và gắn bó với quê hương, có ước mơ làm giáo viên. 1.0
4   – Điểm giống: Cả hai đều có ước mơ làm giáo viên

– Điểm khác:

+ Nhân vật tôi: Vào thành phố dạy học, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, kiếm nhiều tiền.

+ Người bạn (Cỏ): Về quê dạy học cho tụi nhỏ, ngửi hương thơm đất trời, góp phần phát triển quê hương.

 

1.0
5 “Muốn thay đổi cuộc đời thì phải có tri thức”: Có thể hiểu tri thức là sức mạnh, khi có tri thức thì con người có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, biết cách sống theo chuẩn mực đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp… 1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình ảnh  người mẹ trong bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hình ảnh  người mẹ trong bài thơ 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Qua hồi ức của nhà thơ, hình ảnh của người mẹ chỉ còn là chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười. Đó là khi mẹ thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí.Hình ảnh nét cười đen nhánh sau tay áo gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo:

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)  trình bày suy nghĩ về về lòng vị tha của con người trong cuộc sống.

 

4.0
a.     Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài : nghị luận xã

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:. lòng vị tha của con người trong cuộc sống.

 

0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích: Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Vị tha là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có.

– Biểu hiện của người có lòng vị tha:

Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại.

– Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:

Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng vị tha, bao dung để minh họa cho bài làm văn của mình.

– Bàn luận, mở rộng vấn đề:

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *