Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 95

PHẦN ĐỌC HIỂU (4, 0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Có món ngon nào giá rẻ không em

gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy

người xưa bảo tiền nào của nấy

cái lẽ đời giản dị thế thôi ư?

 

Có đam mê nào giá rẻ không em

lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ

câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả

vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng

 

Có yêu đương nào giá rẻ không em

ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại

còng lưng gánh tiếng cười con cái

thăm thẳm mai lởm chởm nhọc nhằn

 

Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò

thôi đừng trách cành tre sao mềm thế

đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ

có hạnh phúc nào giá rẻ không em?

              (Chợ – trích từ tập thơ Về, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 1994)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 8 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình.

Câu 2. Nêu cấu tứ của bài thơ.

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ

có hạnh phúc nào giá rẻ không em?

Câu 4. Nhận xét gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản trên.

Câu 5. Qua văn bản, anh/chị tâm đắc nhất với thông điệp nào? Vì sao?

 PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2, 0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận( khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình qua văn bản sau:

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351)

Câu 2 ( 4,0 điểm)

Belinsky từng nói: “ Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời”

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày ý kiến của anh/ chị về ý nghĩa của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
 

I

ĐỌC HIỂU 4.0
1  Nhân vật trữ tình: Ta 0.5
2 Nêu cấu tứ của bài thơ :  Mượn câu chuyện giá cả đắt rẻ của chợ búa đầy gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, nhà thơ bộc lộ suy tư trăn trở về ý nghĩa, giá trị  của đam mê, tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống. 0.5
  3 Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ

có hạnh phúc nào giá rẻ không em?

– Cuộc sống quanh ta không hề dễ dàng, mọi người đều phải ngược xuôi tất tả, đối mặt với gian nan, khó khăn thử thách.

– Hạnh phúc phải đánh đổi bằng sự cố gắng, hi sinh và phải tự mình tìm kiếm.

1.0
  4 Nhận xét gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản:

– Cảm xúc nhân vật trữ tình: Trăn trở, day dứt, khao khát kiếm tìm hạnh phúc trọn vẹn.

– Nhận xét: Cảm xúc chân thành, da diết, mãnh liệt

1.0
  5 Qua văn bản, anh/chị tâm đắc nhất với thông điệp nào? Vì sao?

– Học sinh có thế rút ra những thông điệp khác nhau, căn cứ vào nội dung của văn bản. (Gợi ý: Để có được thành công hay hạnh phúc, cần biết chấp nhận hoàn cảnh và tự mình phấn đấu vượt qua mọi khó khăn….)

– Lí giải  hợp lí, thuyết phục.

1.0
II LÀM VĂN 6. 0
1 Viết đoạn văn nghị luận( khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình qua văn bản “Xuân về” của Nguyễn Bính 2.0
  a.Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hinhg thức và dung lượng ( khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích, song hành

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc điểm ngôn ngữ thơ được thể hiện trong văn bản “Xuân về” của Nguyễn Bính

0.25
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận

-Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu tính nhạc, giàu cảm xúc…

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kểu đoạn văn

      0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo theo yêu cầu sau:

– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  triển khai vấn đề : đặc điểm ngôn ngữ thơ thể hiện trong văn bản “Xuân về” của Nguyễn Bính

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xá đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp;kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng

 

 

0.5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 0.25
2     Belinsky từng nói: “ Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời”

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày ý kiến của anh/ chị về lí tưởng đối với tuổi trẻ

4.0
  a.Xác định yêu cầu của kiểu  bài

Xác định yêu cầu của kiểu  bài: nghị luận xã hội

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lí tưởng đối với tuổi trẻ 0.5
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận

-Xác định được các ý chính của bài viết

-Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần cuẩ bài văn

*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của người viết

*Triển khai cấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Lí tưởng sống giúp tuổi trẻ xác định được mục tiêu đúng đắn của mình.

+ Lí tưởng sống giúp tuổi trẻ có thêm động lực phấn đấu vươn lên.

+ Có lí tưởng, tuổi trẻ sẽ sống hết mình để thực hiện đam mê, có tinh thần sáng tạo và chủ động trong cuộc sống.

+ Lí tưởng sống là một trong những yếu tố giúp tuổi trẻ thực hiện ước mơ của bản thân, thành công …

+ Sống có lí tưởng sẽ khiến tinh thần luôn phấn chấn, lạc quan, suy nghĩ tích cực…

– Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…

– Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

       1.0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

-Triển khai ít nhất hai luận diểm để làm rõ quan điểm của cá nhân

Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để  triển khai vấn đề cần nghị luận

–  Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xá đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1.5
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, liên kết văn bản

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 0.5
Tổng điểm 10.0

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *