ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NẮNG THU
Nam Trân1 |
|
(1) | Hai bài hát ngô nghê và êm ái,
Bên sườn non, mục tử cỡi2 trâu về. Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.
|
(2) | Trên suối nhỏ, chiếc cầu tre hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang. Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.
|
(3) | Dãy núi tím bỗng thay màu xanh ngắt
Rồi ố lần trong giây khắc nhá nhem, Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cùng tắt |
(Nắng Thu, Thi Nhân Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, 2003, Trang 201) |
1Nam Trân (1907- 1967), tên thật là Nguyễn Học Sỹ, sinh tại làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, là nhà thơ Việt Nam. Nam Trân là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.
2Cỡi: cưỡi
Thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ viết về đề tài gì?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ 6 chữ duy nhất trong bài thơ:
Âm thầm cảnh vật vào Đêm:
Câu 4. Qua bài thơ anh/chị hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đồng quê?
Câu 5. Theo anh/chị, thôn quê có phải là nơi đáng sống không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ một số yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
(Trích: “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, Phạm Tiến Duật. Nguồn https://www.thivien.net)
Câu 2.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh chị về quan điểm: “Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ”
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | ||
1 | Đề tài: mùa thu
Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. + Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | ||
2 | Nhân vật trữ tình: tác giả/ hình tượng tác giả Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. + Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | ||
3 | Hiệu quả:
– Sự linh hoạt, sáng tạo, tự do trong thơ mới. – Thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình, diễn tả những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế của con người trước bước đi lặng lẽ của thời gian. Câu thơ nhẹ như hơi thở khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, thanh bình của cảnh chiều thu khi chuyển mình vào đêm. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm (Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng) |
1,0 | ||
4 | Tình cảm trìu mến của tác giả trước vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của cảnh sắc làng quê cùng vẻ đẹp cuộc sống mộc mạc, chan hoà của người dân lao động.
Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm (Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng) |
1,0 | ||
5 | – Học sinh có thể có những quan điểm khác nhau: nơi đáng sống/ nơi không đáng sống/vừa đáng sống vừa không đáng sống.
– Lý giải phù hợp Gợi ý: – Nơi đáng sống vì không khí trong lành; người dân chất phác, gần gũi, nghĩa tình; ít có những tệ nạn xã hội; nhịp sống không hối hả, gấp gáp;…. – Nơi không đáng sống vì cơ sở hạ tầng các dịch vụ tiện ích xã hội kém phát triển; việc di chuyển gặp nhiều khó khăn; cơ hội việc làm, giáo dục không cao; nhịp sống chậm dễ khiến con người trở nên thụ động, thiếu động lực phát triển;… … Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu quan điểm và lí giải hợp lí: 1,0 điểm. + Học sinh nêu quan điểm và lí giải chung chung: 0,5 – 0,75 điểm. + Học sinh chỉ nêu quan điểm, không lí giải: 0,25 + Học sinh không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | ||
II
|
LÀM VĂN | 6,0 | ||
1
|
Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ một số yếu tố tự sự trong đoạn thơ | 2,0 | ||
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yếu tố tự sự: có bóng dáng của 1 câu chuyện, có lời người kể, có sự kiện, có nhân vật |
0.25 | |||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Bóng dáng câu chuyện về tình yêu giữa hai người bộ đội Trường Sơn, mỗi người ở hai sườn của dãy núi, người bên Tây, người bên Đông – Sự kiện: Họ cùng mắc võng, họ luôn hướng về nhau (anh thương em ở Trường Sơn đông mưa nhiều, trên đường gánh gạo – Kết thúc: đem tình riêng hoà vào trong sự nghiệp chung, làm cho cái nhỏ bé trở nên cao rộng, còn cái cao rộng thì không che khuất cái nhỏ bé |
0,5 | |||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: …… – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
0, 5 | |||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | |||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | |||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh chị về quan điểm: “Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ” | 4,0 | ||
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội: Hình thành lối sống tích cực |
0,25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Biết từ bỏ, biết mạnh mẽ, biết chấp nhận việc không được đáp lại trong tình yêu | 0,5 | |||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. – Việc yêu và không được yêu là một việc hết sức bình thường trong cuộc sống – Không phải tất cả mọi người đều dễ dàng chấp nhận sự thật này và đôi khi có những cách níu kéo không hợp lý – Giới trẻ cần biết từ bỏ, biết mạnh mẽ, biết chấp nhận việc không được đáp lại trong tình yêu * Triển khai vấn đề nghị luận: – Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống nảy sinh vấn đề +Tổn thương trong tình yêu có thể khiến người ta làm nhiều việc điên rồ mà suốt đời họ sẽ phải hối tiếc+ Có rất nhiều bạn trẻ chọn cách giải quyết tiêu cực khi không được chấp nhận trong tình yêu – Phân tích lần lượt từng khía cạnh của vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp. + Chính bản thân bạn cũng không giải thích lý do vì sao bạn luôn yêu một người mà không phải là ai khác. + Yêu thương là tiếng nói của trái tim chứ không phải sự tách bạch rạch ròi của lý trí. Không ai xứng đáng để bị phán xét nếu trái tim họ không còn chỗ cho một người nào đó. + Khi ai đó không còn yêu chúng ta như cách chúng ta hằng mong muốn, thì đó không phải lỗi của họ. + Vì thế, ta không thể điều khiển được con tim mình thì người khác cũng không thể gượng ép bắt con tim họ phải yêu ta – Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề. + Tìm cách để níu giữ một người đã ra khỏi tình yêu là điều không thể. + Khi từ bỏ một điều không còn phù hợp, một người không còn yêu mình nữa, đó là cơ hội cho mình có một tình yêu khác. Nhưng quan trọng hơn, đó chính là cơ hội tự do cho người mà mình đang yêu thương. +Không ai phải xấu hổ hay nhục nhã vì thất bại trong tình yêu hết. Bởi tình yêu là một dòng suối ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn con người, chứ không phải là cuộc chiến – Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận + Nêu tôi yêu một người, mà người đó không yêu tôi, tôi chưa bao giờ bắt mình phải duy trì tình cảm ấy trong suốt cuộc đời. +Tôi sống khá lý trí, thiết nghĩ rằng, không cần thay đổi bản thân để yêu một người, cũng không cần đau lòng vì một người. Vì đến một ngày, tôi sẽ tìm được người phù hợp với tôi vì tôi luôn cho rắng: Cái gì không phải của mình thì có giữ cũng không phải của mình – Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều + Có người yêu trong bi lụy, đánh mất chính mình vì người mình yêu + Có người lại cho cứ mặc kệ tình yêu tự đến tự đi è Ta cần tỉnh táo khi yêu: Chấp nhận từ bỏ khi không được yêu nhưng cũng biết cách nuôi dưỡng tình yêu khi còn có thể * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân – Nên hiểu rằng người khác có quyền từ chối khi trái tim họ không hướng về ta – Bản thân mỗi chúng ta hoàn toàn không có quyền bắt người khác phải yêu mình – Phải biết mạnh mẽ từ bỏ và dành cho mình cơ hội khác khi bị từ chối |
1,0 | |||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | |||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | |||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 | |||
Tổng điểm | 10,00 | |||