SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I
Năm học : 2023 -2024
Đề chính thức |
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi có 02 trang
ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về ta khóc, mẹ cười… lạ không ?
“Ông ai thế? Tôi chào ông!”
Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi
“Ông có gặp thằng con tôi?
Hao hao… tôi nhớ… nó người… như ông”
Mẹ ta trả nhớ về không
Trả trăm năm lại bụi hồng… rồi đi.
(Mẹ ta trả nhớ về không – Đỗ Trung Quân)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 2. Bài thơ trên chủ yếu gieo vần gì?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi”?
Câu 4. Câu nói nào của người mẹ trong bài thơ gây bất ngờ nhất với em? Lí giải
Câu 5. Từ nội dung bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
VIẾT. ( 6.0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong của đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
(Trích ‘Tiếng hát con tàu– Chế Lan Viên)
Câu 2. ( 4,0 điểm)
Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút.
Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về nhiệt huyết của tuổi trẻ.
…………………..Hết……………………
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11- KHẢO SÁT CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024
(HDC gồm 03 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4.0 | |
|
1 | Chủ thể trữ tình/Nhân vật trữ tình: “Ta” | 0.5 |
2 | Bài thơ được gieo vần chân: vần cười – mười, không – ông, rồi – tôi | 0.5 | |
3 | HS trình bày ý hiểu về câu thơ “Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi”.
Gợi ý: – “Mênh mông” là sự rộng lớn, bao la, vô định. Câu thơ ý nói mẹ tuổi đã già, trí nhớ không còn minh mẫn, rộng lớn, vô định, lẫn lộn không phân biệt được ai là con mình. – Từ câu thơ, ta thấy được sự ngậm ngùi, thấu hiểu, có phần xót xa của người con dành cho mẹ của mình. |
1.0 | |
4 | – Học sinh được tự do lựa chọn, miễn là có lí giải thuyết phục. Đây là một hướng triển khai:
– Câu nói của người mẹ gây bất ngờ nhất: “Ông ai thế? Tôi chào ông!” – Lí giải: Câu nói gây bất ngờ vì người mẹ lại không nhận ra đứa con của mình. Sau khoảnh khắc bất ngờ ấy, người đọc lại thêm ngỡ ngàng khi nhận ra sự thực: người mẹ đã già, đã không còn minh mẫn. Sự ngỡ ngàng ấy lại khiến người đọc không khỏi xót xa.
|
1.0 | |
5 | – HS nêu nội dung của bài thơ: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm của con dành cho mẹ có pha chút ngậm ngùi day dứt ….
– Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là bài học đó có ý nghĩa và liên quan đến nội dung của bài thơ. Gợi ý + Yêu thương và chăm sóc mẹ khi còn có thể. + Nếu đi xa gọi điện và có dịp thì ghé thăm mẹ… |
1.0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
|
1 | Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên | 2.0 |
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: | 0.25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: – Về nội dung: + Đoạn thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ của Chế Lan Viên. + Đoạn thơ cũng gợi lại những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong những năm tháng kháng chiến với những con người cụ thể, gần gũi, yêu thương. – Về nghệ thuật: + Hình ảnh vừa chân thực vừa thơ mộng, mượt mà. + Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, điệp cấu trúc… + Nhịp điệu thơ biến đổi linh hoạt, vừa sôi nổi vừa da diết, lắng sâu… |
0.5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng hợp lý. |
0.5 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.25 | ||
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0.25 | ||
2
|
Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút.
Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về nhiệt huyết của tuổi trẻ. |
4.0 | |
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về nhiệt huyết của tuổi trẻ. | 0.5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
– Xác định được ý chính của bài viết. – Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận. * Triển khai vấn đề cần nghị luận: – Giải thích: Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ là sự nỗ lực, hăng say mà người trẻ dành cho mục tiêu và ước mơ cá nhân, cũng như sự cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước, xã hội và cuộc sống xung quanh. Lòng nhiệt huyết là một yếu tố quan trọng mà mỗi thanh niên cần có để giúp đất nước phát triển và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. – Bày tỏ quan điểm của người viết: + Tuổi trẻ là khoảng thời gian thanh xuân, là giai đoạn tươi đẹp nhất trong cuộc sống mỗi người, vì khi nó trôi qua, không bao giờ quay lại. + Tuổi trẻ là giai đoạn con người đầy sức mạnh, vẻ đẹp toàn diện, từ thể xác, tinh thần cho đến trí tuệ. Chính trong những năm tháng ấy, con người tràn đầy đam mê, ước mơ, khát vọng và hoài bão. + Ở tuổi trẻ, người ta đặt mục tiêu và lý tưởng để cống hiến, biến chúng thành hiện thực, dù biết rằng trước mặt có nhiều khó khăn, thử thách và thất bại. + Tuổi trẻ cho phép người ta thất bại, nhưng cũng cho phép họ đứng lên và trưởng thành. Khi nhìn lại, sau quãng thời gian quý giá đó, người ta cảm ơn nó, trân trọng bởi nó đã giúp ta vượt qua và trưởng thành từ những thất bại. + Tâm hồn nhiệt huyết chính là một yếu tố quan trọng mà mỗi người trẻ cần có để giúp đất nước phát triển và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khi chúng ta có nhiệt huyết, có ước mơ, chúng ta sẽ có sức mạnh và kiên nhẫn để vượt qua những thử thách và khó khăn, và đạt được những thành tựu lớn trong cuộc sống. + Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ phản ánh sự đam mê và tình yêu với cuộc sống, là động lực để chúng ta cố gắng và phấn đấu để đạt được mục tiêu. Khi có đam mê, có tình yêu và ước mơ, ta sẽ tự nảy sinh lòng ham học hỏi, khám phá và thử nghiệm những điều mới. + Nhờ sự nhiệt huyết, tuổi trẻ có thể tạo ra những tiến bộ và sự sáng tạo quan trọng, đó là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy phát triển và tiến bộ xã hội. – Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. – Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn. + Tuy nhiên, lòng nhiệt huyết cũng có thể bị kiềm chế hoặc mất đi nếu không được nuôi dưỡng và phát triển đúng cách. Nhiều người trẻ ngày nay đang phải đối mặt với áp lực và khó khăn trong cuộc sống, từ việc tìm kiếm công việc đến áp lực từ gia đình và xã hội. Điều này có thể dẫn đến sự mất tinh thần và động lực, gây khó khăn trong việc tiếp tục phát triển và đạt được mục tiêu. + Một số người trẻ khác thay vì hành động để có được một cuộc sống tốt đẹp thì ngược lại lại sa vào con đường tệ nạn xã hội, sống buông thả, tự huỷ hoại đi tương lai của chính mình… * Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân. – Mỗi người trẻ hãy sống trọn vẹn với cuộc sống, chinh phục những chân trời mới, cống hiến cho Tổ quốc yêu thương để lòng nhiệt huyết của chúng ta không bao giờ cạn kiệt. |
1.0-
|
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng hợp lý. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn |
0.25
|
||
g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5
|
||
Tổng điểm | 10.0 |