Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 56

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm):

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến trong văn bản là gì? (0,75 điểm)

Câu 2. Theo tác giả: Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,75điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 5. Bài học ý nghĩa nhất, anh/ chị rút ra qua văn bản? (0,5 điểm)

VIẾT. ( 6.0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm):

Từ gợi ý phần  Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

Câu 2. ( 4,0 điểm)

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại

vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

 

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò

con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc

con chích choè đánh thức buổi ban mai

 

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi

năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại

cái năm tháng mong manh mà vững chãi

con dấu đất đai tươi rói mãi đây này

 

Người ở rừng mang vết suối vết cây

người mạn bể có chút sóng chút gió

người thành thị mang nét đường nét phố

như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

 

 Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương

thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội

có một miền quê trong đi đứng nói cười.

 

 Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

dầu chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật

những miền quê gương mặt bạn bè

(Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984)

Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm:

Nhà thơ Nguyễn Duy (sinh 1948) được biết đến là một trong những nhà thơ có rất nhiều những sáng tác được nhiều bạn đọc đón nhận. Những tác phẩm của ông, người đọc có thể cảm nhận trong đó một sức trẻ dồi dào. Những tác phẩm của ông phần lớn là viết về người lính, bởi đã từng có thời gian ông là lính bộ đội thông tin và cũng tham gia chiến đấu nhiều năm trên chiến trường. Ông được coi là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.

Tuổi thơ nằm trong tập  Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới xuất bản năm 1984.

 

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tuổi thơ”(Nguyễn Duy).

                                  ————————HẾT————————–

 ĐÁP ÁN:

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Khả năng kỳ diệu nhất của con người được nói đến trong văn bản đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Hướng dẫn chấm:

-Trả lời như đáp án 0,75 điểm.

-Trả lời được 2/3 đáp án 0,25 điểm.

-Không trả lời hoặc trả lời không như đáp án 0 điểm.

0.75
2 Theo tác giả: Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự:

– Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do để biện minh…

– Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.

Hướng dẫn chấm:

-Trả lời như đáp án 0,75 điểm.

-Trả lời được 1 ý đáp án 0,5 điểm.

-Không trả lời hoặc trả lời không như đáp án 0 điểm.

0.75
3 Hiểu ý kiến tác giả: “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó”.

– Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được.

– Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng.

Hướng dẫn chấm:

-Trả lời như đáp án 1,0 điểm.

-Trả lời được 1 ý đáp án 0,5 điểm.

-Không trả lời hoặc trả 0 điểm.

 (Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng)

1.0
4 Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi

– Đồng tình hoặc không đồng tình (0,25)

– Lí giải (0,75)

+Khi chúng ta lựa chọn, chúng ta luôn trong tình thế chủ động, sẵn sàng…

+Nếu chờ may rủi là ta rơi vào sự thụ động, không làm chủ được chính mình và cuộc sống của mình…

Hướng dẫn chấm lí giải:

-Trả lời như đáp án 0,75 điểm.

-Trả lời được 1 ý đáp án 0,5 điểm.

-Không trả lời hoặc trả 0 điểm.

 (Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng)

1.0
5 Học sinh đưa ra bài học ý nghĩa phù hợp chuẩn mực đạo đức 0,5
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ): Suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

– Suy nghĩ về vấn đề nghị luận

+ Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều điều xảy ra, đôi khi là những trở ngại rất lớn nên phải tính toán, tìm ra những giải pháp hợp lí nhất đề giải quyết.

+ Từ những định hướng đã được xác định, con người bắt đầu quá trình thực hiện công việc.

+ Đối với giải quyết sự việc, nghĩ và làm là một quá trình liên tục, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,..

+Cho nên chúng ta cần phải chọn để nghĩ và chọn để làm là quan trọng…

.Chọn để nghĩ là lựa chọn những suy nghĩ đúng đắn, tích cực…

.Chọn để làm là lựa chọn làm những việc phù hợp năng lực, khả quan, phù hợp chuẩn mực đạo đức…

.Việc chọn để nghĩ và chọn để làm có ý nghĩa quan trọng với mỗi người và xã hội…

-Mở rộng: có nhiều người không chọn để nghĩ, chọn để làm; lại có những người nghĩ những điều tiêu cực, làm những điều không phù hợp…

– Bài học bản thân

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tuổi thơ”(Nguyễn Duy) 4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tuổi thơ”(Nguyễn Duy) 0.5
**Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

** Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tuổi thơ”(Nguyễn Duy)

* Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung

++ Xác định nội dung:

Bài thơ là cảm xúc về tuổi thơ của nhân vật trữ tình được thể hiện cụ thể: Những trò chơi và hoạt động vui nhộn của tuổi thơ (chân lấm bùn bắt cua, bắn chim); tình cảm quê hương trong tuổi thơ- Đó là một quê hương gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng qua hình ảnh cánh đồng, cánh cò, bờ ruộng và những âm thanh quen thuộc của tiếng chim mỗi buổi sớm mai…;Thể hiện sự tiếc nuối và nhớ nhung về tuổi thơ đã qua…

++ Phân tích, đánh giá nội dung:

+ Bài thơ đã thể hiện cảm giác tự do, vui tươi và hạnh phúc của tuổi thơ; Tạo ra không gian quê hương ấm áp và an lành; Sự nhận thức về thời gian trôi qua và không thể quay lại được…

+Tác giả hướng người đọc đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống: Đó là sự trân trọng những kí ức tươi đẹp, lòng biết ơn quá khứ, tình yêu quê hương, đất nước

+Viết về tuổi thơ là đề tài nổi bật trong nhiều sáng tác như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- Nguyễn Nhật Ánh; Dế mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài, Thời thơ ấu- Nguyên Hồng; Tuổi thơ dữ dội- Phùng Quan…, nhưng đến với bài thơ “Tuổi thơ” của Nguyễn Duy, ta thấy vẻ đẹp tuổi thơ qua một hồn thơ trong trẻo với những kỉ niệm êm đềm mà sâu lắng…

– Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật

+ Chủ thể trữ tình trong bài thơ là nhân vật tôi- bộc lộ những cảm xúc nhớ nhung về tuổi thơ với những kỉ niệm tươi đẹp của những trò chơi, của sự gắn bó tình cảm quê hương và tiếc nuối thời gian đã qua…

+ Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, điệp từ, điệp ngữ…

+ Hình ảnh:

.Gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người.

.Giàu cảm xúc, giàu tính hình tượng.

.Có chọn lọc, cô đọng, hàm súc.

+Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng…

+ Giọng điệu: Giọng thơ trầm lắng, nhiều suy tư. Qua đó ta thấy được tình cảm chân thành, sâu lắng của nhân vật trữ tình dành cho quê hương, sự trân trọng những kí ức tươi đẹp.

+Gieo vần chân, ngắt nhịp linh hoạt….

+Kết hợp các phương thức biểu đạt: biểu cảm, niêu tả, tự sự

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm

– Phân tích tương đối đầy đủ: 1.5 – 1.75 điểm

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.0 – 1.25 điểm

– Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0.5 – 0.75 điểm

0,5

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *