Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025
PHẦN ĐỌC HIỂU( 4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.
Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình- một thành phần của xã hội- không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe búyt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe búyt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.
Điều gì bạn không thích về cuộc sống, về nơi mình đang làm việc, hoặc về đất nước mình đang sống? Hãy lập danh sách. Viết nó ra. Đọc lớn lên. Rồi hãy thực hiện diều gì đó để cải thiện nó. Bất kể điều gì, dù nhỏ hay lớn. cứ việc bắt tay thực hiện. Khi bạn thể hện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm. Và khi làm việc trong môi trường mà tầm ảnh hưởng của bạn khiến nó tốt đẹp lên, tầm ảnh hưởng đó sẽ lan xa. Vậy hãy thực thi tốt phần việc của mình. Hôm nay. Ngay bây giờ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì điều đó.
(Trích “Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma. NXB trẻ)
Thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5( trình bày ngắn gọn)
Câu 1. Trong đoạn trích, mẹ Teresa đã nói điều gì?
Câu 2. Chỉ ra đặc điểm của kiểu người “đóng vai trò một nạn nhân” được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng những người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình?
Câu 4. Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 5. Anh/ chị có cho rằng: Nếu muốn, con người có thể tự mình thoát khỏi tình trạng “đóng vai trò một nạn nhân” và “thực thi tốt phần việc của mình” không? Vì sao?
II.PHẦN VIẾT( 6.0 điểm)
Câu 1.( 2.0 điểm)
Từ nội dung trong đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.
Câu 2.( 4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau:
BUỔI GẶT CHIỀU
Anh Thơ
Mặt trời lặn, mây còn tươi ráng đỏ,
Cò từng đàn bay trắng cánh đồng xa.
Tiếng diều sáo véo von cùng tiếng gió,
Hoà nhịp nhàng giọng ả hái dâu ca.
Trong đồng lúa tươi vàng bông rủ chín,
Những trai tơ từng bọn gặt vui cười.
Cùng trong lúc ông già che nón kín,
Ngồi đầu bờ hút thuốc thổi từng hơi.
Trên đê trắng, chỏm đầu phơ phất gió,
Lũ cu con mê mải chạy theo diều.
Bỏ mặc cả trâu bò nằm vệ cỏ,
Mắt mơ màng trong gợn gió hiu hiu.
(Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn)
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Yêu cầu cần đạt | Điểm | |
I | PHẦN ĐỌC HIỂU | 4.0 | ||
1 | Trong đoạn trích, mẹ Teresa đã nói :“Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”. | 0.5 | ||
2 | Đặc điểm của “người đóng vai trò một nạn nhân” – Thường xuyên kết tội người khác và đổ lỗi cho môi trường xung quanh. – Không muốn đóng góp công sức và tài năng của mình để tạo ra sự khác biệt và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. |
0.5 | ||
3 | Tác giả cho rằng người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình vì:
– Họ nghĩ mình nhỏ bé, không có khả năng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. – Họ từ chối hành động để thay đổi và cải tạo thế giới. |
1.0 | ||
4 | Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng.
– Làm sáng tỏ và nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích: những sự việc, con người nhỏ bé đều có thể ảnh hưởng và làm thay đổi đến những người xung quanh. – Làm cho lập luận thuyết phục và hấp dẫn hơn. |
1.0
|
||
II |
5 | Hs nêu rõ quan điểm của bản thân theo một trong các hướng sau: đồng tình/ không đồng tình/ y kiến khác.
Lí giải: + Nếu đồng tình có thể lí giải theo hướng: Khi mong muốn thay đổi nghĩa là con người y thức được vai trò và trách nhiệm của mình; con người đủ khả năng tự mình tìm ra cách ứng xử và hành động để thay đổi chính mình và thay đổi thế giới + Nếu không đồng tình, có thể lí giải theo hướng: mong muốn chủ quan không phải lúc nào cũng có thể biến thành hành động thực tiễn; nếu chỉ dựa vào mong muốn, con người khó có thể tự mình thay đổi; con người cần đến sự định hướng , hỗ trợ từ những người xung quanh. |
1.0 | |
PHẦN VIẾT | 6.0 | |||
1 | Từ nội dung trong đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề: Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm. | 2.0 | ||
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng( khoảng 200 chữ)của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:cần thay đổi chính bản thân mình. |
0.25 | |||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau: + Con người vừa là chủ thể tạo ra sự thay đổi vừa là đối tượng đón nhận kết quả của sự thay đổi. + Mỗi người là chủ nhân của cuộc đời mình, là “người làm vườn” của tâm hồn mình nên sự thay đổi bản thân bắt nguồn từ bên trong của mỗi cá nhân: thay đổi cách nhìn, cách cảm, cách tư duy…từ đó thay đổi cách ứng xử, hành động, cách làm việc. + Trong cuộc sống con người cần tuân theo những quy định, những yêu cầu đã được thống nhất của xã hội, của công việc…bản thân cần thay đổi đáp ứng những yêu cầu đó + Con người thay đổi bản thân để thích nghi, phát triển nhưng cần phù hợp với pháp luật, chuẩn mực cuộc sống. Đồng thời chúng ta cũng cần thay đổi thế giới xung quanh cho đúng chuẩn mực.
|
0.5 | |||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:cần thay đổi chính bản thân mình. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
|
0.5
0.25
0.25 |
|||
2 | Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ Buổi gặt chiều( Anh Thơ) | 4,0 | ||
Yêu cầu chung | ||||
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. |
||||
Yêu cầu cụ thể | ||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0.5
|
|||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề
Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ Buổi gặt chiều. |
0.5 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai nhiều cách, nhưng biết vận dụng được các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo các ý sau: |
2.0 | |||
– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
– Vẻ đẹp nội dung: + Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp yên ả, thanh bình, tươi vui, thân thuộc, bình dị… của một buổi chiều quê, hiện lên qua những hình ảnh chân thực, cụ thể, sinh động: mặt trời lặn, mây ráng đỏ, xa xa trên những cánh đồng lúa chín vàng từng đàn cò trắng bay liệng, trên đê làng những cánh diều bay lượn, đàn trâu bò nằm trên vệ cỏ…; màu sắc rực rỡ, tràn đầy sức sống: màu đỏ của ánh mặt trời chiều, màu trắng của cánh cò, màu vàng của lúa chín…; âm thanh tươi vui: tiếng sáo diều, tiếng gió… + Bức tranh cuộc sống lao động của con người thôn quê với tinh thần lao động vui tươi, phấn khởi, lạc quan, yêu đời và với tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống tha thiết, hiện lên qua những âm thanh, hình ảnh: tiếng hát của cô gái hái dâu, tiếng cười nói của những chàng trai khi gặt lúa. Cuộc sống bình yên hiện lên qua hình ảnh ông già ngồi hút thuốc, lũ trẻ con chạy đuổi theo cánh diều… – Vẻ đẹp nghệ thuật: + Giọng thơ nhẹ nhàng, trong trẻo, tha thiết và sâu lắng + Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, sử dụng nhiều từ láy giàu tính tạo hình, giàu giá trị biểu cảm + Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, tươi vui; bút pháp tả thực, tinh tế đậm nữ tính |
|
|||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.5 | |||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 | |||
Điểm tổng cộng: 10.0 điểm |