Đề minh họa chuẩn môn Ngữ Văn 2020 theo hướng tinh giản – Đề số 8

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢN  BỘ GIÁO DỤC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 8

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nước mắt này chẳng muốn rớt đâu con

Về đi thôi, bữa cơm chiều vẫn đợi

Cây khế già, cây xoan nâu cứ hỏi…

Dáng yêu thương sao lạc mãi chưa về? 

Áo con xanh và mái tóc còn xanh

Như lá đang xuân, sao lìa cành bất chợt?

Mẹ hỏi trời, trời mưa nhòe tấm tức

Mẹ hỏi đất, đất câm nín không hay. 

Chiếc áo sờn, hơi ấm vẫn còn đây

Mẹ cầm trên tay – bế bồng thơ ấu

Quản gì đâu bao mồ hôi xương máu

Cho hôm nay con khôn lớn hình hài

Để hoàng hôn đời mẹ vẫn thấy nắng ban mai

Lấp lánh mắt con khoác trên mình cảnh phục

Người chiến sĩ sẽ vì dân vì nước

Nối gót cha ông, yêu dòng máu Lạc Hồng. […]

Đất nước tự hào vì có các con

Nhịp trái tim đập nhịp bình yên sông núi

Ngủ đi con, cho mẹ ru lần cuối

Giấc thảnh thơi bay đến những mặt trời.

(Trích Ngủ đi con, cho mẹ ru lần cuối… – Lương Đình Khoa)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra và nếu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Áo con xanh và mái tóc còn xanh

Như lá đang xuân, sao lìa cành bất chợt?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: Đất nước tự hào vì có các con – Nhịp trái tim đập nhịp bình yên sông núi

Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về tấm lòng người mẹ trong đoạn trích trên?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự hi sinh của những người lính giữa thời bình?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.

ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:

  • Mức độ: Trung bình
  • Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá đạt 7 – 8. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Ngữ liệu đưa ra bám sát vào vấn đề xã hội mang tính thời sự: sự việc hai chiến sĩ công an Đà Nẵng hi sinh trên đường làm nhiệm vụ vào ngày 31/3, hoàn toàn mới mẻ, chưa có trong các đề thi trước đó.

Đặc biệt ở câu 3, câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.

Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12, không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

 

MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Đọc hiểu 1 x      
2   x    
3     x  
4     x  
Làm văn 1       x
2     x

—————————————————

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Biểu cảm 0,5
2 –        Biện pháp:

+ So sánh: người lính với lá đang xuân

+ Câu hỏi tu từ: sao lìa cành bất chợt?

–        Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Hình ảnh người lính trẻ đã bất ngờ hi sinh

+ Thấy được nỗi đau đớn của người mẹ, không dám tin vào sự thật người con đã hi sinh.

0,5

 

 

0,5

3 – Tự hào trước sự hi sinh của của các anh

–   Sự hi sinh của các anh mang lại bình yên cho đất nước.

0,5
4 –             Mẹ bao vất vả mồ hôi xương máu nuôi lớn con thành người chiến sĩ công an, giờ đây khi con hi sinh mẹ không khỏi đau đớn, xót xa.

–             Mẹ cố nén những dòng nước mắt, tự hào vì sự hi sinh của con mang lại bình yên cho đất nước, hát ru con về với đất mẹ.

–             Qua đó thấy được tấm lòng đầy tình yêu thương của mẹ

1,0

 

 

 

 

 

 

 

     
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự hi sinh của những người lính giữa thời bình? 2,0
Yêu cầu chung  
Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 
Yêu cầu cụ thể  
Hình thức:

–        Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

–        Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…

0,25
Nội dung.  
a.     Nêu vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh của những người lính giữa thời bình? 0,25
b.    Giải thích:

–             Hi sinh là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. Đó là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân và có thể hi sinh tính mạng của mình vì sự sống của người khác.

–             Những tưởng những sự hi sinh mất mát chỉ có trong chiến tranh, ấy vậy mà, ngay giữa thời bình, vẫn có biết bao người lính đã ngã xuống, hi sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự bình yên của đất nước.

0,25
c.       Bàn luận: Có thể tham khảo ý sau:

–          Khi bom đạn chiến tranh đã qua đi, đức hi sinh của con người vẫn luôn được thể hiện trong cuộc sống thường nhật, cảm động nhát là hình ảnh những người lính

+ Họ là những người lính hi sinh khi làm nhiệm vụ: đó là những chiến sĩ hi sinh khi bảo vệ sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm, là hai chiến sĩ công an Đà Nẵng hi sinh khi truy đuổi tội phạm… Có những người ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.

+ Trong thời kì dịch bệnh, sẵn sàng bắt gặp những người lính không ngại khó, ngại khổ trong những khu cách li…

–          Sự hi sinh của họ đã trở thành lí tưởng sống. Đối với họ, sống là cống hiến, là hi sinh để có thể mang lại hạnh phúc cho đồng bào, dân tộc. Bao nhiêu gian nan, khổ cực cũng không thể khiến họ lùi bước.

1,0
d.    Bài học nhận thức và hành động:

–        Nhận thức được lí tưởng sống tốt đẹp, vị tha, nhân ái

–        Liên hệ bản thân

0,5
2 Cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà 5,0
  Yêu cầu chung:  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .

-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

 
  Yêu cầu cụ thể  
  a Đầy đủ bố cục 3 phần 0,5
  b Khái quát về tác giả, tác phẩm

·       Tác giả

–        Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp

–        Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.

–        Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùy bút.

·     Tác phẩm:

–        “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau những chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960.

–        Ở đó, nhà văn khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cũng như thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động.

0,5
  c Vẻ hung bạo dữ dội của Sông Đà 3,0
    ·       Lời đề từ

–             Muốn định hướng người đọc hiểu rõ ý tưởng của mình, thể hiện tình cảm với con Sông Đà

–             Đặc biệt lời đề từ “Chúng thủy… bắc lưu”: thể hiện sự độc đáo của con SĐ ->NT thích khám phá sự mới lạ, khác biệt.

è  Thấy được tư tưởng của bài tùy bút  đồn thời thấy được NT là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo riêng

0,25
    ·         Hùng vĩ thể hiện ở những quãng sông hẹp với cảnh đã bờ sông dựng vách thành

-Với con mắt của nhà điêu khắc, Nguyễn Tuân đã có những so sánh liên tưởng đầy mới lạ và bất ngờ.

+ “ cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”.

+ “ Có vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu”.

+ Có những quãng lòng sông hẹp tới mức con nay con hổ có thể vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia.

+ Nhà văn tiếp tục tấn công vào giác quan của người đọc khi ông nói ngồi trên khoang đò quãng ấy đã mùa hè vẫn thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hẻm một con ngõ mà ngóng vọng lên cái cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy vừa tắt phụt ánh điện.

è  Bằng những lời văn gây ấn tượng mạnh pha chút hóm hỉnh, những trang văn của NT đã khiến người đọc liên tưởng đến những bài ca dao khi nói về mơ ước xưa của cô gái khi yêu: “Ước gì song rộng một gang – Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”. Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên khung cảnh một dòng sông heo hút đến rợn ngợp.

0,5
    ·         Đặc tả mặt ghềnh Hát Loóng:  “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt bất cứ con thuyền nào tóm được qua đây”.

–          Những âm thanh của gió của nước và gió đã tạo thành một bản hợp xướng hùng vĩ đang đang ầm ập, đổ sập lao tới. – Nghệ thuật điệp cấu trúc và các động từ mạnh -> câu chữ của Nguyễn Tuân dường như cũng xô đuổi nhau trong cái âm hưởng cuồn cuộn gùn ghè của nước sông Đà.

è  Đặc điểm ấy của khúc sông khiến nó giống như một kẻ lưu manh lúc nào cũng thích gây gổ, lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt người lái đò.

 

0,5
    ·       Hung bạo nhất là ở những cái hút nước chết người.

–          Ấn tượng về sự sợ hãi và chết chóc được tạo ra rất rõ ở đoạn văn nói về những cái hút nước.

+ Về hình thù nó giống như cái giếng bê tông thả xuống để chuẩn bị làm móng câu.

+ Về âm thanh nước ở đây thở và kêu như của cống cái bị sặc, nó kêu ặc ặc như tiếng rót dầu sôi.

+ Với cách dùng từ tượng thanh “ ặc ặc”, nhà văn Nguyễn Tuân đã khiến người đọc như được nghe thấy âm thanh của một con thủy quay khổng lồ đang bị bóp cổ. Điều đó đã khiến chúng ta sởn gai ốc khi nghe cái âm thanh quái lạ của cái hút nước này.

–          Sự chết chóc hiện ra khi nhà văn so sánh “ trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”, rồi tường thuật “ có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

–          Thay vì kể lại nỗi sợ hãi, Nguyễn Tuân đã bắt người đọc phải chiêm nghiệm tự mình phải trải qua nỗi sợ hãi khi nhà văn nhấn mạnh cái dữ dội ấy qua góc nhìn điện ảnh: Ông hình dung có một nhà quay phim nào đó dũng cảm dám ngồi trên chiếc thuyền thúng cùng với máy quay, để cái hút nó hút cả thuyền, cả người và máy quay xuống tít đáy thế rồi quay ngược ống kính lên thu ảnh. Cái thước phim màu quay tít ấy đã truyền cảm giác sợ hãi đặc biệt cho người đọc. Nó giống như chúng ta đang sợ hãi ghì chặt lấy mép ghế khi phải ngồi xem cái cảnh tượng hãi hùng của một thước phim 3D.

è  Với phong cách viết tài hoa kết hợp với vốn kiến thức uyên bác Nguyễn Tuân đã tạo ấn tượng mạnh mẽ  mạnh vào giác quan người đọc một hình ảnh dữ dội đến khủng khiếp khi miêu tả những hút nước của sông Đà.

 

0,75
    ·       Âm thanh tiếng nước thác

– Thác ở đây từ rất xa đã nghe thấy âm thanh hãi hùng ghê rợn của nước. Âm thanh ấy khi thì như là “oán trách gì” rồi lại như là “ van xin”, rồi lại như là khiêu khích, giọng “gằn và chế nhạo”.

-> Một câu văn ngắn mà đủ các cung bậc âm thanh của tiếng thác vừa thể hiện vốn từ phong phú vùa thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế của tác giả.

– Không chỉ như vậy âm thanh của thác nước còn được so sánh âm thanh “ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.

-> Bằng nghệ thuật so sánh kết hợp với liên tưởng mở rộng nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp người đọc như nghe thấu được những âm thanh đa dạng của thác nước Sông Đà từ đó khắc họa tính cách hung bạo của con sông.

– Với việc sử dụng những động từ mạnh: giống nổ lửa, phá tuông, gầm thét, cháy bùng bùng khiến câu chữ như đập mạnh vào giác quan người đọc. Từ đó tính chất hung bạo của con sông như hằn lên nổi lên thành hình thành khối đang gào thét trong muôn vàn âm thanh. Cảnh vật cũng như náo động, chuyển động qua hàng loạt ngôn từ nhân hóa.

Lối chơi ngông trong cách nói của Nguyễn Tuân:

+  Trong ngũ hành, thủy và hỏa vốn là hai yếu tố tương khắc với nhau, dân gian có câu “ kỵ nhau như nước với lửa”. Vậy mà ở đây Nguyễn Tuân lại dùng lửa để tả nước, lấy núi rừng để tả dòng sông từ đó làm nổi bật sự tương giao về sức mạnh của những hiện tượng tự nhiên.

+ Tiếng thác nước như được phóng to lên hết kích cỡ giống như bản nhạc của thiên nhiên mà các nhạc khí đều bừng bừng ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại.

-> Mang đến cho người đọc cảm giác sợ hãi như phải chứng kiến trận động đất trấn động khiến núi lửa phun trào hay một cơn đại hồng thủy với sóng thần cao ngất.

-> Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh liên tưởng tài hoa độc đáo và cách dùng động từ mạnh nhà văn Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên chân dung của con sông Đà hung hãn quái dị và đáng sợ.

 

0,75
    ·         Sự hùng vĩ hung bạo qua tâm địa: Người ta nói “ tri nhân tri diện bất tri tâm”, bởi thế với đặc điểm này Sông Đà đã thực sự trở thành một kẻ thù nham hiểm đối với con người.

–          Nhà văn gọi là “chân trời đá”, đại dương đá -> gợi sự hùng vĩ và hiểm trở

–          Những trùng vi thạch trận dưới lòng sông. Đá Sông Đà là một đạo quân thiện chiến được tương trợ bởi những boongke chìm những pháo đài nổi. Với những thạch trận nham hiểm và dữ dội, Sông Đà đã quyết tiêu diệt hết thảy các thủy thủ và thuyền trưởng trên sông.

–          Mỗi hòn đá trên Sông Đà đều thiện chiến liều mạng và có nhiệm vụ riêng. Đá ở đây hàng ngàn năm vẫn mai phục kiên nhẫn và bền bỉ dưới lòng sông.

è  Với nghệ thuật nhân hóa và hiểu biết về các lĩnh vực, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy một cách dữ dội hình thù của những viên đá vô tri: “ một hòn trông nghiêng thì y như đang hất hàm hỏi con thuyền…một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.”

 

0,75
  d Nhận xét, đánh giá chung:

–          Dưới con mắt nhìn của Nguyễn Tuân hầu như tất cả những gì thuộc về sông Đà đều dữ dội. Gió thì gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt bất cứ con đò nào tóm được trên sông.

– Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

–         Khi miêu tả vẻ hung bạo, dữ dội cảu con Sông Đà, nhà văn sử dụng nưhnxg câu văn bạo khỏe, gân guốc. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.

–          Với lời văn góc cạnh câu văn giàu tính tạo hình lại kết hợp với các động từ mạnh, lối ví von ẩn dụ tượng trưng tác giả đã có những liên tưởng bất ngờ thú vị về sự khôn ngoan mưu trí hiểm ác của con Sông Đà. Nó thực sự là một kẻ thù số một trong cuộc đấu trí, đấu lực với con người.

 

0,5
  e Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
  f Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
       

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *