Đề thi thử tốt nghiệp theo hướng giảm tải 2020. Phân tích tâm trạng Bà Cụ Tứ

 

SỞ GD& ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
 
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Bài thi môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 trang)
 

Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
            Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;
           Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
           Như những mạch máu khổng lồ
          Trên thân hình Trái Đất
          Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói
         Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn, đông, tây, kim, cổ…
         Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)
         Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
         Xong rồi con có thể quên…
        Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc ”
(Trích Ngã ba Đồng Lộc – Huy Cận, NXB Chính trị quốc gia, 2009)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Theo anh (chị) hình ảnh xuyên suốt giữ vai trò kết nối các câu trong đoạn thơ là gì?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
        Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;
       Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
       Như những mạch máu khổng lồ
      Trên thân hình Trái Đất
Câu 4 (1.0 điểm). Lời thơ:
       Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
      Xong rồi con có thể quên…
     Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc ”
gợi trong em suy nghĩ gì?
 
 
LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trả lời câu hỏi: Lớp trẻ ngày hôm nay cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
( Vợ nhặt  – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục 2019).
 
………………………HẾT…………………..

SỞ GD& ĐT NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Bài thi môn: NGỮ VĂN
 

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

Phần Câu  NỘI DUNG Điểm
I
 
   ĐỌC HIỂU 3,0
1  Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức biểu cảm/ biểu cảm. 0,5
2 Hình ảnh xuyên suốt giữ vai trò kết nối các câu trong đoạn thơ là: những ngã ba đường.
HS chỉ ra hình ảnh ngã ba vẫn cho điểm tối đa.
0,5
3 HS có thể chỉ ra các biện pháp nghệ thuật:
– Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu “Có những ngã ba nối những…”
– So sánh: “những ngã ba – những mạch máu khổng lồ”
Tác dụng:
–  Làm tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu cho lời thơ
– Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của những ngã ba đường đối với sự lưu thông, nối liền giữa các nước trên trái đất.
– Qua đó, bộc lộ niềm tự hào của tác giả.
0,5
 
 
 
0,5
 
 
 
 
4 HS có thể đưa ra nhiều suy nghĩ. Sau đây là một số gợi ý:
– Ghi nhớ, biết ơn công lao của những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hi sinh vì dân tộc.
– Ý thức, trách nhiệm đối với đất nước.
– Tự hào về truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc.
– Lý tưởng sống của thế hệ thanh niên.
….
Cho điểm:
Điểm 1,0: HS trình bày được suy nghĩ của mình, diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục.
Điểm 0,75: HS cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song các ý triển khai chưa đầy đủ.
Điểm 0,25 – 0,5: HS đưa ra những suy nghĩ còn chung chung, chưa rõ ý.
– Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.
1,0
II   LÀM VĂN  
1 Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trả lời câu hỏi: Lớp trẻ ngày hôm nay cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh? 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thế hệ trẻ cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh.
0,25
 
 
0,25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những hành động, nhận thức của thế hệ trẻ để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh. Có thể triển khai theo hướng:
– Trước sự hi sinh của thế hệ cha anh, thế hệ trẻ hôm nay cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, vai trò to lớn của mình trong việc bảo vệ, gìn giữ đất nước, phát huy truyền thống vẻ vang của cha anh;
– Mỗi người trẻ cần học tập, tu dưỡng để trưởng thành, từ đó sẵn sàng đóng góp công sức xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; cùng hòa nhập với thế giới nhưng không đánh mất bản sắc của dân tộc.
…………………
1,0
d. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
2 Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. 5,0đ
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghi luận: diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yâu cầu cơ bản sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ .
– Vợ nhặt là truyện ngắn thành công với đề tài quen thuộc: số phận người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Tác phẩm được viết lại từ một phần của cuốn tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
– Bà cụ Tứ:
+ Xuất hiện trong tác phẩm với dáng đi “lọng khọng” vừa “húng hắng ho”, vừa “lẩm bẩm tính toán gì trong miệng” gợi lên số phận con người lam lũ, đầy ắp lo toan vất vả.
+ Hoàn cảnh nghèo khó, góa bụa nên không thể và không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ cho con. Xuất hiện muộn trong tác phẩm, bà cụ Tứ là nhân vật được nhà văn đầu tư tài năng và tâm huyết để khắc họa tâm trạng và tính cách.
0,5
 
 
*Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
Xung quanh việc Tràng có vợ, tâm trạng bà cụ rất phức tạp song cũng rất nhất quán và lôgic
– Ngạc nhiên đến sững sờ: vì có người đàn bà lạ trong nhà, lại đứng ở đầu giường con mình và chào bà bằng “u”. Bà ngạc nhiên đến mức không còn tin vào mắt, vào tai mình nữa. (Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn…. Bà quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu)
– Xót thương con: hiểu ra con mình “nhặt’ được vợ, bà cúi đầu nín lặng, hiểu ra bao cơ sự oái oăm và ai oán xót thương cho số kiếp của đứa con mình.
– Vừa mừng vừa tủi: bà mừng cho con từ nay yên bề gia thất vừa tủi thân vì bổn phận làm mẹ mà không lo nổi vợ cho con, không thể giúp gì cho các con khi cảnh nhà nghèo khó. Nỗi buồn tủi làm bà nghẹn lời. (Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… còn mình thì…)
– Thương và lo cho các con:
+ Bà thương con dâu cũng nghèo khổ, đói khát, thương con trai lấy vợ lúc đói quay, đói quắt: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”.
+ Bà lo cho tương lai các con: “chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”, “có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Bà mừng trước hạnh phúc của con nhưng nỗi lo, niềm thương xót làm cho “nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy ròng ròng”: “năm nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá…”
– Chan chứa niềm vui, niềm hi vọng:
+ vui vì con trai đã lấy vợ, một niềm vui tưởng như không cất lên được bởi sự đè nặng của cái đói, cái nghèo nhưng vì thương con thương dâu, bà cố gắng xua tan không khí nặng nề, buồn thảm.
+ niềm vui được khơi lên bằng hi vọng về tương lai tốt đẹp: “Rồi ra may ông giời cho khá… ai giàu ba họ ai khó ba đời”
+ niềm vui thể hiện ở dáng vẻ, nét mặt, lời nói và hành động sửa sang vườn tược, nhà cửa.
+ niềm vui trong bữa cơm sáng đón dâu mới, dù bữa ăn ngày đói thật thảm hại nhưng bà vẫn cố tạo không khí hòa thuận ấm cúng trong gia đình, an ủi động viên con trai, con dâu khi kể chuyện làm ăn, nuôi gà…
– Món chè khoán chính là biểu hiện của tình thương con, thương người đồng cảnh ngộ và nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh đói khổ.
 
 
2,5
Đánh giá chung:
– Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này: nhân vật bà cụ Tứ thể hiện vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam nghèo khổ: nhân hậu, hết lòng thương con, cưu mang người khốn khó, bao dung vị tha và giàu nghị lực sống.
– Góp phần khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ là nhà văn tạo ra một tình huống truyện độc đáo; chọn lọc chi tiết đặc sắc; điểm nhìn trần thuật phong phú: nhìn từ bên ngoài để đánh giá khách quan, nhìn từ bên trong để diễn tả tâm lí phức tạp và chiều sâu tình cảm, nỗi lòng của nhân vật kết hợp ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi.
– Gửi gắm qua nhân vật này là tấm lòng yêu thương của nhà văn, cảm thông với những người đói khổ, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, khẳng định sức sống và nghị lực của con người… Tất cả tạo nên chiều sâu nhân đạo cho tác phẩm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm  
* Lưu ý chung
1.   – Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm… Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗicâu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
– Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
– Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạn văn.
– Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 
 
……………HẾT…………….
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *