Đề HSG môn văn Quảng Ninh Tây Tiến- Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH
—————————————–
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM 2018
Môn thi: NGỮ VĂNBảng B
Ngày thi: 04/12/2018
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
——————————————————————————-
(Đề thi này có 01 trang)
 

 
Câu 1 (8.0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về  ý kiến của Lep Tôn-xtôi:
             Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn.
(Theo sách Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ,
NXB Văn hóa – Thông tin 1999, tr. 448)
Câu 2 (12.0 điểm)
  Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(SGK Ngữ văn 11 – Tập một, NXBGD, năm 2014, tr.136)
Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua việc cảm nhận các đoạn thơ:
 
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ Văn 11, Tập 1, NXBGD năm 2011, tr. 22)
 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũnmg, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD, năm 2014, tr.88)
 
———————- Hết ———————
 
 
 
 
– Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh:………………….
Chữ kí của cán bộ coi thi 1:……………   Chữ kí của cán bộ coi thi 2:…………………..
 
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH

 
  ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(BẢNGB)
 

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH THPT NĂM 2018
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 04/12/2018

 
(Hướng dẫn này có 04 trang)
 

  1. Hướng dẫn chung:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi phần khi bài viết đảm bảo cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
– Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm, không làm tròn.

  1. Đáp án và thang điểm:
CÂU MỘT SỐ GỢI  Ý CHÍNH ĐIỂM
1
(8,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt, văn phong trong sáng; dùng từ, đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
 
2. Yêu cầu về kiến thức
Bài làm cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
 
2.1. Giải thích
Xấu hổ: là trạng thái tâm lí tự ý thức khi mắc phải khuyết điểm, lỗi lầm trước người khác hoặc về hạn chế của bản thân.
Xấu hổ trước mọi người: là sự hổ thẹn của bản thân khi vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Xấu hổ trước bản thân: là sự tự hổ thẹn với chính mình khi có lỗi hoặc không thực hiện đúng những nguyên tắc do mình đề ra.
àÝ kiến của Lep Tôn-xtôi đã đánh giá cao tâm lí biết hổ thẹn như là tính tự giác về ý thức danh dự của cá nhân.
2,0
2.2. Bình luận: khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc.
– Xã hội có những quan niệm, chuẩn mực chung buộc mỗi cá nhân phải tuân thủ. Nhưng đã là con người thì không thể tránh khỏi những sai lầm, hạn chế, điều đó thường  khiến họ day dứt, dằn vặt, hối hận.
Xấu hổ trước mọi người: ý thức được hạn chế của bản thân, cảm thấy thua kém trước người khác, day dứt, ăn năn khi mắc lỗi. Sự cắn rứt lương tâm đó cũng là biểu hiện của lòng tự trọng.
–  Xấu hổ trước bản thân: tình cảm hoàn toàn tự giác chịu sự kiểm soát của lương tri, lương tâm. Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách nghiêm khắc để thấy rõ những sai lầm, yếu kém của mình.
– Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt:
+ Xấu hổ là cảm xúc tích cực vì nhận ra lỗi và biết hối lỗi.
+ Biết xấu hổ trước người khác, từ đó tự giác vươn lên để khắc phục và hoàn thiện bản thân cả về năng lực, nhân cách.
–  Xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn:
+ Xấu hổ trước bản thân là điều đáng quý. Nó thể hiện ý thức tu thân, hướng thiện, phục thiện, thuộc bản chất của con người.
+ Biết rõ sai lầm, thiếu sót mới có thể tự sửa chữa được. Chiến thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình.
+ Người biết xấu hổ trước bản thân sẽ thường xuyên kiểm soát được suy nghĩ, việc làm của mình và vì thế hạn chế được sai lầm.
 (Thí sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh)
4,0
2.3. Bài học nhận thức và hành động
Phải ý thức rõ xấu hổ là tình cảm tốt, tạo động lực cho mỗi người trong quá trình  tự hoàn thiện bản thân.
–  Biết phân biệt xấu hổ là tự trọng khác hẳn với tự ti.
– Phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tư cách, nâng cao lòng tự trọng, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Biết xấu hổ là tốt nhưng cần hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể để giữ gìn danh dự, nhân phẩm.
– Lên án những người tự ti, thiếu niềm tin ở bản thân hoặc tự cao tự đại, đánh mất lòng tự trọng, trốn tránh lỗi, không biết xấu hổ…
2,0
2
(12,0 điểm)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Yêu cầu về kĩ năng
– Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề.
– Đánh giá cao những bài biết lập ý sáng rõ, mạch lạc; lập luận thuyết phục; hành văn lưu loát, trong sáng, cócảm xúc.
 
2. Yêu cầu về kiến thức
Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
 
2.1. Giải thích
– Nhận định đã khái quát đặc trưngcủa thể loại thơ ở hai phương diện:
+ Nội dung: Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người. Cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm. nên thơlànhững rung động tâm hồn, suy ngẫm sâu xa, những trạng thái tâm lí trước thiên nhiên, cuộc sống, con người của  nhân vật trữ tình.
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu,đòi hỏi sự chắt lọc, gọt rũa trau chuốt tỉ mỉ, hình ảnh thơ chân thực, sinh động, đẹp đẽ từ đời sống, đồng thời có khả năng gợi ra những tầng ý nghĩa sâu xa. Nhạc điệu của thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh mà còn là nhạc điệu của tâm hồn.
->Nhận định nói lên đặc trưng, thế mạnh của thể loại thơ là khám phá, diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của con người bằng ngôn ngữ chắt lọc, biểu cảm, điêu luyện, hấp dẫn.
1,5
2.2. Phân tích, chứng minh  
Làm sáng tỏ nhận định qua cảm nhận hai đoạn trích trong Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử) và Tây Tiến (Quang Dũng)
– Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
 
  * Đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử):
a. Giới thiệu:
– Hàn Mặc Tử, hồn thơ đau thương, bí ẩn, có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới, cuộc đời ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn sâu sắc như một hiện tượng lạ. Đây thôn Vĩ Dạ( 1938) được khơi nguồn cảm hứng từ nỗi nhớ da diết với thiên nhiên và con người xứ Huế, qua đó gửi gắm những nỗi niềm sâu kín của hồn thơ tài hoa, bất hạnh.
– Khổ thơ đầu: Bức tranh tuyệt đẹp bằng ngôn từ giàu tính tạo hình, biểu cảm, đầy tính nhạc về thôn Vĩ trong trẻo, thanh bình, in đậm trong kí ức nhà thơ bằng sự gắn bó sâu nặng và tình yêu tha thiết.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
-Nỗi khát khao cháy bỏng đượcvề chơithôn Vĩ, được sống lại kí ức tươi đẹp với cảnh sắc thiên nhiên và con người trong sáng, thanh sơ, hài hòa.
-> Khổ thơ là dòng cảm xúc chân thành, mãnh liệt của một hồn thơ yêu đời, yêu người tha thiết, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
b2.Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
– Hình ảnh chân thực mang nét đặc trưng về một thôn Vĩ trù phú, yên ả: nắng hàng cau, khu vườn, lá trúc che ngang mặt chữ điền; cách dùng từ tài hoa mang tính cách điệu, gợi lên sắc màu xanh như ngọc, ánh sáng nắng mới lên trong trẻo, tinh khôi.
–  Nhạc điệu trầm lắng, da diết: cách dùng đại từ phiếm chỉ ai, câu hỏi tu từ, cách ngắt nhịp 4/3….
-> Ngôn ngữ thơ toàn bích, hàm súc, độc đáo, hình ảnh thơ quen thuộc nhưng được cảm nhận một cách riêng biệt, mới mẻ tạo nên một thế giới thơ trong trẻo, đẹp đẽ lạ thường.
=>  Ngòi bút trong tay Hàn Mặc Tử có bút tả cảnh, bút tả người, bút tả tình hài hòa, khéo léo; ngôn ngữ chắt lọc, trong sáng, gợi cảm, tinh tế khiến người đọc vừa được thưởng lãm bức tranh thôn Vĩ thanh bình, tươi sáng, vừa dấy lên bao nỗi thương cảm với nhà thơ tài hoa yêu đời, yêu người, gắn bó thiết tha với xứ Huế.
 
5,0
  *Đoạn trích Tây Tiến (Quang Dũng)
a. Giới thiệu
– Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Tây Tiến– tác phẩm xuất sắc nhất của Quang Dũng, sáng tác năm 1948, thể hiện nỗi nhớ về miền đất Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.
– Đoạn trích mở đầu bài thơvới cảm hứng bao trùm là nỗi nhớ chơi vơi  được diễn tảbằng ngôn ngữ thơ phong phú, giàu chất hội họa, âm nhạc của một thi sĩ đa tài.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
–  Nỗi nhớ chơi vơi – da diết, mênh mang lan tỏa không gian, thời gian.
–  Đó là nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, thơ mộng – bức phông nền tôn lên hình tượng người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ, hào hùng.
-> Đoạn thơ khắc sâu tình đồng đội yêu thương, gắn bó, tình yêu thiên nhiên tha thiết được cảm nhận bằng tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm.
b2.Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
– Lời gọi Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! cất lên thiết tha, tiếc nuối.
–  Hàng loạt các từ chỉ địa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường Látvừa tái hiện chặng đường hành quân vừa gợi cảm giác về những vùng đất xa xăm, hoang vu, lạ lẫm.
– Nghệ thuật đối lập trên nhiều phương diện: Thiên nhiên khi khắc nghiệt, dữ dội trong màn sương lấp dày đặc, khi bồng bềnh, huyền ảo, nên thơ hoa về trong đêm hơi. Việc phối hợp đầy dụng ý thanh bằng/trắc khiến trong thơ có nhạc, âm hưởng khi gân guốc mạnh mẽ, khi mềm mại du dương.
– Cách diễn đạt mới mẻ sáng tạo, gợi nhiều hơn tả hoa về trong đêm hơi tạo nên chất lãng mạn, bay bổng.
-> Vốn ngôn ngữ giàu có được sử dụng linh hoạt, biến hóa, sáng tạo; bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn tạo đã nên sức hấp dẫn riêng cho đoạn thơ.
=> Qua vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ, có thể thấy tài năng sáng tạo của Quang Dũng: một cây bút rất tài hoa, một hồn thơ vô cùng lãng mạn, yêu và gắn bó sâu nặng với đất nước, quê hương.
5,0
  2.3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Nhận định chủ yếu khẳng định đặc trưng của thể loại thơ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
– Nhận định cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:
+ Đối với người sáng tác: phải có cả cái Tài và cái Tâm, phải dày công sáng tạo, trau chuốt ngôn từ; phải có những rung động tinh tế, những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, gắn bó sâu sắc với cuộc đời, con người để tác phẩm thơ thật sự đặc sắc về nghệ thuậtvà sâu sắc về nội dung, tư tưởng.
+ Đối với người đọc: hướng tới Chân,Thiện, Mĩ. Bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn phong phú, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩđể thêmyêu quý, trân trọng vẻ đẹp cuộc sống, con người.
0,5
Tổng   20,0

 
——————— Hết———————-
 
 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *