Đề HSG Đừng nhìn nơi bạn ngã, hãy quan sát nơi bạn bắt đầu trượt + Sóng Xuân Quỳnh

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi gồm có 01 trang

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài 150 phút

 

 

Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh:

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất – cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Tivi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.

Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: “Bình tĩnh sống” chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.

                                                                             (Nguồn: https://kenh14.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Câu 4.Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không ?

 

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để bày tỏ suy nghĩ về vấn đề sau: Đừng nhìn nơi bạn ngã, hãy quan sát nơi bạn bắt đầu trượt”.

Câu 2. (10,0 điểm) Bàn về thơ trong bài “Liên tưởng tháng hai”, Lưu Quang Vũ viết:

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu

Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? Hãy Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

====== HẾT =====

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HDC ĐỀ KSCLHSG

Năm học: 2023-2024

Môn thi: Ngữ văn 12

(Đáp án và Hướng dẫn chấm có 06 trang)

 

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm  
I   ĐỌC HIỂU 6,0  
1 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính là: nghị luậnHướng dẫn chấm: Thí sinh trả lời đúng phương thức biểu đạt chính:1điểm. 1,0  
2 Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Câu này có thể hiểu là: – Những bất trắc vất vả dù không muốn nhưng nó vẫn có thể xảy đến với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. – Hãy đón nhận một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng vì ta có đau khổ hay cố trốn chạy cũng vô ích.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày bằng các từ ngữ, các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0  
3 – Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê (cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, vất vả, đua tranh vô hình với xã hội, gánh nặng của chính bản thân…)

– Tác dụng: tạo giọng điệu mang tính suy tư, chiêm nghiệm; chỉ ra những khó khăn, thử thách mà con người phải đối đầu hàng ngày.

Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như Đáp án: 2,0 điểm.- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày bằng các từ ngữ, các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

2,0

 

 
4 – Thí sinh có thể đưa ra ý kiến riêng của mình là đồng tình hay không đồng tình, đồng thời đưa ra luận điểm chứng minh cho ý kiến của mình

Ví dụ:

– Đồng tình: Cuộc sống hiện đại luôn đầy những khó khăn thử thách và khi sống trong nó, con người buộc phải chấp nhận những mặt tiêu cực và xấu xí mà cuộc sống ấy mang lại.

– Không đồng tình: Quan niệm trên còn thiên về cái nhìn bi quan, phiến diện vì cho rằng con người chỉ thụ động hút về mình những tiêu cực, xấu xí trong khi hàng ngày vẫn có những điều tốt đẹp đến với mỗi người.

– Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.

 

Hướng dẫn chấm:– Thí sinh  nêu được bài học có ý nghĩa: 0,5 điểm.Lí giải : 1,5 điểm+ Lí giải sâu sắc, thuyết phục: 1,25 – 1,5 điểm.+ Lí giải chưa sâu sắc, chưa thuyết phục: 0,75 – 1,0 điểm.+ Lí giải chung chung, thiếu thuyết phục: 0,25 – 0,5 điểm.

2,0  
II   TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0  
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề:Đừng nhìn nơi bạn ngã, hãy quan sát nơi bạn bắt đầu trượt”. 4,0  
  Yêu cầu chung    
Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết đoạn văn NLXH, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập đoạn văn để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.

– Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

   
Yêu cầu cụ thể    
a. Giải thích

– Đừng nhìn nơi bạn ngã: Không nên quan tâm đến những thất bại, những kết quả không đạt được như mong muốn.

– Quan sát nơi bạn bắt đầu trượt: Cần tìm hiểu những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến thất bại.

– Ý kiến nêu lên cách ứng xử, thái độ của con người khi gặp thất bại trong cuộc sống: Chúng ta không nên chú ý đến thất bại mà cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong muốn đó.

b. Bàn luận

– Nếu chúng ta quá chú tâm đến thất bại thì sẽ có thái độ tự ti, nảm lòng buông xuôi, không có động lực tiếp tục hành động để phấn đấu, để thay đổi cuộc sống.

– Khi xác định được những nguyên nhân dẫn đến thất bại, mỗi người sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra cách thức phù hợp vượt qua khó khăn, để vươn lên chinh phục thành công.

– Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại thể hiện thái độ sống bình tĩnh, sáng suốt và bản lĩnh của con người khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đó là thái độ của con người có ý thức nỗ lực vượt lên trên hoàn cảnh, hoàn thiện bản thân.

– Phê phán những người quá chú tâm đến thất bại của bản thân, chỉ nhìn vào kết quả, sống bi quan, dễ chấp nhận thất bại, không đi tìm nguyên nhân để giải quyết vấn đề…

c. Bài học nhận thức và hành động

– Hiểu được sự cần thiết của việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại, biết rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã đề đứng dậy vững vàng hơn trong cuộc sống.

– Cần tìm hiểu nguyên nhân thất bại một cách khách quan, trung thực, chăm chỉ, nỗ lực hoàn thiện bản thân tìm ra cách thức phù hợp, hiệu quả, vượi qua hoàn cảnh hoàn thiện bản thân.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 
Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (3,5 – 4.0 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng chưa tiêu biểu (2,25 – 3,25 điểm).

– Lập luận chưa chặt chẽ, chưa thuyết phục: lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa thật liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng chưa phù hợp (1,5 – 2,0 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ: lí lẽ chưa xác đáng, chưa liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng không phù hợp (0,75 – 1,25 điểm).

–  Lập luận chung chung: lí lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng (0,25 – 0,5 điểm).

   
2 Bàn về thơ trong bài “Liên tưởng tháng hai”, Lưu Quang Vũ viết:

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu

Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ? Hãy Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến trên.

10,0  
  Yêu cầu chung    
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

   
Yêu cầu cụ thể    
1. Giải thích, bàn luận ý kiến 3,0  
a.Giải thích:

– Bài thơ: tác phẩm trữ tình lấy xúc cảm, suy tư kết hợp nhuần nhuyễn với chất liệu cuộc sống để bộc bạch bên trong thế giới của nhà thơ.

– Phải như một ô cửa/ Mở tới một tình yêu: Mỗi bài thơ là một nguồn sáng một con đường dẫn dắt đến cảm xúc, những rung động đẹp đẽ, nhân văn trong tâm hồn nghệ sĩ, hướng người đọc đến với tình yêu, sự sống, con người, yêu cái đẹp, trân trọng những chân lí vĩnh hằng bất biến…

– Ý kiến khẳng định đặc trưng thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung mở ra trước người đọc tâm hồn nhà thơ với những xúc cảm nhân văn sâu sắc. Đồng thời Lưu Quang Vũ nêu lên yêu cầu, sứ mệnh, vai trò của người cầm bút, cũng như khẳng định sợi dây kết nối người nghệ sĩ sáng tạo và tâm hồn độc giả, kết nối tâm hồn độc giả với đời sống.

b. Bàn luận

– Thơ ca ngoài việc phản ánh đời sống còn thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà thơ. Mỗi bài thơ là lời giãi bày thế giới tâm hồn với bao suy tư, xúc cảm trước con người và cuộc sống.

– Thế giới tâm hồn trong thơ phải chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn, phải là ô cửa mở tới tình yêu.

– Thơ ca nói riêng và văn học nói chung là tiếng nói của tâm hồn đến với tâm hồn. Mỗi tác phẩm là sợi dây kết nối nhà thơ với độc giả. Qua thơ người nghệ sĩ sáng tạo dẫn dắt con người tới xứ sở của tình yêu: yêu cuộc sống, con người, trân trọng những chân lí vĩnh hằng, bất biến của loài người. Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào xứ sở của cái đẹp( Pautoxki).

– Người đọc mở ô cửa tới tình yêu trong tâm hồn nhà thơ để rồi biết làm đẹp chính tâm hồn mình: biết rung động, biết yêu những điều đẹp đẽ, biết trân quý nhứng giá trị thiêng liêng, bất biến, vĩnh hằng. Có thể nói, thơ ca hướng con người tới chân- thiện- mĩ: Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tầm hồn phát triển( Phương Lựu). Mỗi bài thơ chứa đựng tình yêu, khát vọng cao cả nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn độc giả để họ sống nhân văn hơn, sống đẹp và hạnh phúc.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh giải thích, lí giải vấn đề lí luận văn học sâu sắc: 2,5 – 3,0  điểm

– Thí sinh giải thích được vấn đề, lí giải vấn đề lí luận văn học chưa sâu sắc: 1,5- 2,25đ

– Thí sinh giải thích chung chung, lí giải vấn đề lí luận văn học chưa sâu sắc: 0,75– 1,25điểm

Thí sinh giải thích chung chung và không lí giải vấn đề lí luận văn học:0,25- 0,5đ

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 
2. Làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Sóng 6,0  
a. Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

– Phong cách thơ Xuân Quỳnh

– Vị trí của bài thơ Sóng trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh và trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.

– Bài thơ chính là ô cửa mở tới tình yêu.

0,5  
b. Phân tích bài thơ Sóngđể làm sáng tỏ ý kiến

*Bài thơ mở ô cửa với tâm hồn Xuân Quỳnh với xúc cảm chan chứa nhân văn: tình yêu thủy chung nồng nàn tha thiết và khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, vĩnh hằng.

– Mượn hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc vẻ đẹp kì diệu của tình yêu.

+ Tình yêu với cung bậc kì lạ, trạng thái đối lập: dữ dội/dịu êm, ồn ào và lặng lẽ.

+ Tiếng nói của trái tim với khát vọng tình yêu muôn thuở: Nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ. Tình yêu sôi nổi đắm say, nồng nàn, mãnh liệt với nỗi nhớ cồn cào da diết, chiếm lĩnh cả không gian, thời gian: cong sóng dưới lòng sâu/ con sóng trên mặt nước/ lòng em nhớ đến anh/ cả trong mơ còn thức.

+ Tình yêu thủy chung tha thiết, son sắt: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương- Mượn hình ảnh sóng hòa vào biển cả mênh mông, nhà thơ bày tỏ khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng, bất tử, vượt lên trên cái hữu hạn của đời người, hòa vào biển cả tình yêu nhân loại: Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.

– Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những cơn sóng biển và cũng là sóng lòng trong lòng người phụ nữ khi yêu.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng, cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng

+ giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm vừa mãnh liệt, sôi nổi, hồn nhiên, nữ tính

+ Xây dựng hình ảnh ẩn dụ- với hình tượng sóng vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng.

+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập- tương phản.

– Bài thơ đã mở ra ô cửa tới tình yêu, đến tâm hồn người phu nữ trong tình  yêu đôi lứa nồng nàn, tha thiết, chân thành, thủy chung, khao khát vươn tới tình yêu bất diệt.

2.2 Bài thơ là ô cửa hướng tâm hồn độc giả tới quan niệm đúng đắn, triết lí sâu sắc về tình yêu.

– Tình yêu đôi lứa là tình cảm tự nhiên, là khát vọng chính đáng, nhân bản của mỗi con người. Khao khát và kiếm tìm tình yêu là hành trình đẹp đẽ của bất kì ai trong cuộc đời. Đọc thơ Xuân Quỳnh tác giả không chỉ tìm thấy tấm lòng đồng điệu với từng nhịp thổn thức của trái tim mà còn tìm thấy cho mình những phẩm chất của tình yêu chân chính: yêu chân thành tha thiết, thủy chung, mãnh liệt say đắm bằng cả trái tim.

– Mỗi độc giả còn nghiệm ra chân lí bất biến, vĩnh hằng của tình yêu tình yêu chân chính có thể vượt lên trên cái hữu hạn của thời gian cuộc đời, hòa vào cái lớn lao, vĩ đại của tình yêu nhân loại. Từ khát vọng của Xuân Quỳnh bạn đọc nuôi dưỡng khát vọng cho riêng mình vươn tới một tình yêu cao cả, bất diệt.

– Người đọc đến với Sóng là đến với ô cửa dẫn vào thế giới của tình yêu trong tâm hồn Xuân Quỳnh, đồng thời cũng tìm được đường đến với lẽ sống cao đẹp, đúng đắn trong tình yêu.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức lí luận văn học, phân tích bài thơsâu sắc để hướng đến làm rõ vấn đề lí luận văn học; sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng: 5,06,0 điểm.

– Thí sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học, phân tích vấn đề chưa thật nhuần nhuyễn; có sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng:4,04,75 điểm.

– Thí sinh tập trung phân tích bài thơ, chưa tập trung làm rõ vấn lí luận văn học; chưa sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng: 2,753,75 điểm.

– Thí sinh tập trung phân tích bài thơ Tây Tiến, chưa gắn với vấn đề lí luận văn học: 1,75 – 2,5 điểm.

– Thí sinh phân tích bài thơ chung chung, không gắn với vấn đề lí luận văn học: 1,0 1,5 điểm.

– Thí sinh diễn xuôi bài thơ: 0,25 – 0,75 điểm.

 

2,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,75

 
3. Đánh giá 1,0  
– Thơ ca có một vai trò, giá trị quan trọng trong đời sống con người. Nhà thơ cần ý thức được sứ mệnh đó để hướng con người đén tình yêu,giá trị nhân văn, những chân lí vĩnh hằng bất biến. Muốn vậy bản thân người nghệ sĩ phải sống hết mình trải nghiệm sâu sắc để tìm cho chính tâm hồn mình những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn để gửi gắm vào trang thơ.

– Người đọc cần hiểu giá trị cao cả của thơ ca để biết mở rộng tâm hồn và trái tim mình đón nhận những tình cảm đẹp đẽ, vươn tới giá trị Chân – thiện – mĩ.

– Quan niệm của nhà thơ Lưu Quang Vũ giản dị mà sâu sắc. ý kiến không chỉ đề cao vai trò, chức năng, giá trị của thơ mà còn nêu lên yêu cầu sứ mệnh vai trò của người cầm bút, cũng như khẳng định sợi dây kết nối người nghệ sĩ và tâm hòn độc giả, kết nối tâm hồn độc giả với đời sống.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 02 ý: 1,0 điểm.

– Thí sinh trình bày được 01 ý: 0,5 điểm.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 
                                              Điểm tổng cộng: 20,0 điểm  

 

  1. 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *