Đề HSG cấu tứ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ “bông súng và siêu bão” của nhà thơ Thanh Thảo

SỞ GDĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT TÂY TIỀN HẢI

 

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG 1

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề gồm 02 trang)

Họ, tên thí sinh: ………………………………………………..Số báo danh:………………….

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

 

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

 

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

 

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013  )

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. (1 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính mà nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng “bông súng” và “siêu bão” trong bài thơ.

Câu 2. (1 điểm) Nêu ngắn gọn ý nghĩa tượng trưng của hình tượng “bông súng” và “siêu bão” trong bài thơ.

Câu 3. (1 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

Câu 4. (1,5 điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “rồi có thể người ta quên mà nhớ”? Vì sao?

Câu 5. (1,5 điểm)    “trong siêu bão một bông súng nở”

Hãy rút ra một thông điệp từ câu thơ trên. Ghi lại thông điệp đó dưới dạng một câu văn. Viết 03 câu liên tiếp để lý giải ý từ câu văn mà anh chị vừa ghi lại được.

PHẦN VIẾT (14 điểm)

Câu 1. (4 điểm)

          Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 300 chữ) về ý nghĩa của cấu tứ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ “bông súng và siêu bão” của nhà thơ Thanh Thảo (ở phần Đọc hiểu).

Câu 2. (10 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Chỉ có những người cam chịu thất bại mới thực sự thất bại”

………….Hết……………

 

 HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
1 – Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng để khắc họa hai hai hình tượng “bông súng” và “siêu bão” trong bài thơ là phép đối- khi đối tương đồng, khi đối tương phản. (0,5 điểm)

– Giá trị của thủ pháp nghệ thuật: thể hiện những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi…bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống… (0,5 điểm)

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

1,0
2 Siêu bão” là tượng trưng cho những tai ương, bất trắc; sự hủy diệt. (0,5 điểm)

– “Bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên. ( 0,5 điểm)

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

1,0
3 – Những dạng thái của cái đẹp, sự sống…có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình;

– Tai họa, sự hủy diệt…khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật…

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

1,0
4  Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “rồi có thể người ta quên mà nhớ? Vì sao?

Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm khác nhau, có lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm tối đa.

Ví dụ một hướng trả lời:

+ Tôi đồng tình với quan điểm: “rồi có thể người ta quên mà nhớ.

+ Lí giải: dòng chảy thời gian và những thay đổi của cuộc đời có thể xóa nhòa những kí ức của con người, khiến người ta “quên” đi những đau khổ và hạnh phúc; nhưng cũng có những kí ức đau khổ hoặc hạnh phúc khắc sâu và tâm khảm khiến người ta nhớ mãi.

 

1,5
  5 – Học sinh biết rút ra một thông điệp hợp lí và viết dưới dạng một câu văn (Ví dụ: Sự sống nảy sinh từ cái chết. Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn thử thách…)  (0,5 điểm)

– Viết tiếp 3 câu văn lí giải ý  câu văn trước một cách hợp lí. (1,0 điểm)

* Lưu ý: Nếu chỉ viết được 1 đến 2 câu hợp lí cho 0,5 điểm.

 

1,5
II   VIẾT 14,0
  1 Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 300 chữ) về ý nghĩa của cấu tứ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ “Bông súng và siêu bão” của nhà thơ Thanh Thảo (ở phần Đọc hiểu). 4,0

 

    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 300 chữ)  của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,5
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về ý nghĩa của cấu tứ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ “Bông súng và siêu bão” của nhà thơ Thanh Thảo. 0,5
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

* Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

Một số gợi ý sau:

+ Cấu tứ là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ. Trong bài thơ Bông súng và siêu bão, tác giả đã xây dựng hai hình ảnh chính bông súng siêu bão Haiyan và tổ chức cấu tứ theo các cách: tương đồng (bông súng tím mọc lên từ nước/bão Haiyan mọc lên từ biển); tương phản (bão Haiyan cho tôi kinh hoàng/ bông súng tím cho tôi bình yên); thống nhất các mặt đối lập (trong siêu bão một bông súng nở); tăng cấp về nhận thức từ quan sát hiện tượng đối lập đến chiêm nghiệm về hạnh phúc và tai họa  (bông súng ấy màu tím/ bão Haiyan màu gì?)

+ Cấu tứ góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ: Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hòa nhập, vận động diễn biến khó lường của  bình yên và bão tố, cái đẹp và tai họa, sự sống và sự hủy diệt…cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống.

+ Đánh giá về tài năng và sự sáng tạo của nhà thơ.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ luận điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng.

0,5
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,5
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
  2 Anh/chị hãy viết một bài nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:

            Chỉ có những người cam chịu thất bại mới thực sự thất bại.

 

10,0
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

 Kiểu bài: nghị luận xã hội

0,5
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chỉ có những người cam chịu thất bại mới thực sự thất bại.

1,0
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

c.1. Giải thích ý kiến (1,5 điểm)

– “Thất bại” là không đạt được mục đích đề ra, là phải chịu rủi ro, hậu quả xấu  về tinh thần, vật chất, cuộc sống của con người.

– “Cam chịu thất bại” là đầu hàng, buông xuôi, bất lực trước thất bại, bi quan chán nản thậm chí dẫn đến những hành động tiêu cực.

– Ý cả câu là nêu lên thái độ của con người trước thất bại, khuyên người ta không buông xuôi, đầu hàng mà phải có thái độ sống tích cực, có ý chí vươn lên dù trong hoàn cảnh xấu nhất.

c.2. Bàn luận về ý kiến (2.0 điểm)

– Trong hành trình cuộc đời mỗi con người luôn đặt ra mục tiêu để phấn đấu. Có mục tiêu trước mắt, có mục tiêu lâu dài. Nhưng không phải lúc nào cũng thuận chiều, thành công. Thành công – thất bại là hiện thực cuộc sống.

– Trước thất bại con người có nhiều cách ứng xử. Thực tế đã chứng minh những người cam chịu đầu hàng sẽ không bao giờ đạt được điều mình mong muốn. Những người ngã ở đâu đứng dậy ở đó đã lập được những điều kì diệu (dẫn chứng thực tế).

– Không cam chịu thất bại đòi hỏi con người phải có ý chí, phải có năng lực trí tuệ nhìn thẳng vào thực tế để rút ra bài học. Đồng thời kiên trì, có bản lĩnh làm lại từ đầu.Thất bại thử thách rèn luyện bản lĩnh con người.

– Đứng lên trong thất bại cần phải có niềm tin vào mình và lan truyền niềm tin với mọi người để tạo sức mạnh đứng lên trong cuộc sống.

c.3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

– Cần nhận thức được: thành – bại là điều không tránh khỏi đối với mỗi con người, không nên đầu hàng số phận, phải tự mình làm nên số phận..

– Thanh niên trong thời đại nhiều thử thách như hiện nay cần sống có bản lĩnh, ý chí, có niềm tin và hành động không mệt mỏi để đạt mục tiêu của cuộc sống. Không nản lòng trước thất bại, không chùn bước trước khó khăn.

4,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được hệ thống luận điểm mạch lạc, lô gic.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với đặc trưng văn học, với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3,0
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,5
    e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

1,0
Tổng điểm 20,0

 

………….Hết……………

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *