Văn học là sự một sự trút xả, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau

ĐỀ THI HSG 11

Câu 1. (8 điểm):

Sống như ngày mai sẽ chếtlà nhan đề cuốn sách của Phi Tuyết đã được các bạn trẻ săn lùng trong suốt thời gian vừa qua.

Anh/chị nghĩ gì về thái độ sống mà tác giả đặt ra ở nhan đề đó.

Câu 2. (12 điểm):

Nhà thơ Anh A.E. Housman cho rằng:  Văn học là sự một sự trút xả, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau.

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

….…………… Hết ……………..

 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm có 5 trang)

Câu Nội dung Điểm  
1 Sống như ngày mai sẽ chếtlà nhan đề cuốn sách của Phi Tuyết đã được các bạn trẻ săn lùng trong suốt thời gian vừa qua.

Anh /chị nghĩ gì về thái độ sống mà tác giả đặt ra ở nhan đề đó.

8,0  
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn 0,25  
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: làm rõ thái độ sống mà Phi Tuyết đặt ra từ nhan đề cuốn sách: Sống như ngày mai sẽ chết 0,5  
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau và có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Sau đây là một số định hướng:

Ý 1. Giải thích: Sống như ngày mai sẽ chết:

-Là sống hết mình, đầy máu lửa và nhiệt huyết với một thái độ tích cực để không cảm thấy hối tiếc về những điều đã qua.

-Là sống trân trọng từng giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất, sống và làm việc một cách có ích, không sống hoài, sống phí cho những mục đích, những dự định vô bổ.

Ý 2. Bàn luận:

2.1.Tại sao phải sống như ngày mai sẽ chết:

– Thời gian là tuyến tính một đi không trở lại. Cuộc đời con người là hữu hạn, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi trẻ là ngắn ngủi. Vì thế nếu chúng ta không sống hết mình sẽ làm lãng phí giai đoạn đẹp nhất của đời người.

– Cuộc sống cho ta rất nhiều cơ hội nhưng nếu ta không biết nắm bắt thì cơ hội sẽ trôi đi để sau đó có hối tiếc cũng muộn màng.

– Đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay, sự thay đổi trên thế giới là chóng mặt, nếu chúng ta không sống, học tập và làm việc hết mình thì sẽ không bắt kịp được với thời đại và sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.

2.2. Ý nghĩa của lối sống “ sống như ngày mai sẽ chết”:

– Giúp ta có một năng lượng sống tràn trề, biết nắm bắt cơ hội, bắt kịp và thậm chí vượt lên thời đại.

– Giúp ta sống một cuộc sống có ý nghĩa, làm được nhiều việc có ích, khẳng định được giá trị bản thân.

– Giúp ta đánh thức những tiềm năng, năng lực ẩn sâu bên trong mỗi con người khi chúng ta cố gắng làm một việc gì đó.

– Sống hết mình, nhiệt huyết cống hiến không chỉ giúp cho bản thân, gia đình mình mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển. Mỗi chúng ta là một tế bào của xã hội, nếu mọi người đều cống hiến hết mình thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại.

– Được mọi người ghi nhận, nêu gương, yêu mến và lan tỏa.

– Tránh xa được những cái ác, cái xấu, cái cám dỗ bên ngoài.

Ý 3. Mở rộng:

– Phê phán lối sống  thụ động, mờ nhạt, thiếu ý chí lý tưởng, thậm chí là sa vào ăn chơi, hưởng lạc.

Sống như thể ngày mai sẽ chết không có nghĩa đốt cháy giai đoạn, sống gấp, sống vội như một bộ phận thanh niên hiện nay.

Sống như thể ngày mai sẽ chết cần hiểu đó còn là sự dung hòa giữa cống hiến và tận hưởng những giá trị đích thực của cuộc sống.

Ý 4. Bài học:

– Đặt ra mục tiêu, kế hoạch cho bản thân để sống có ước mơ, có lý tưởng.

– Định vị giá trị bản thân trong cuộc sống

– Luôn suy nghĩ tích cực, có thái độ lạc quan, biết chấp nhận thực tế.

-Thay vì coi những thách thức hay trở ngại là điều tiêu cực, hãy coi chúng là dịp để học hỏi và cải thiện bản thân.

– Biết linh hoạt trong mọi tình huống của cuộc sống.

– Cần biết sống trao gửi yêu thương và đón nhận yêu thương

– Trau dồi kiến thức, kỹ năng và cả sức khỏe để luôn tạo cho mình một năng lượng sống tràn trề.

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25  
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận, có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1,0  
2 Nhà thơ Anh  A.E. Housman cho rằng:  Văn học là sự một sự trút xả, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau.

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

12,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, kết bài tổng kết được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm rõ được ý kiến của nhà thơ Anh  A.E. Housman: Văn học là sự một sự trút xả, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận  
 

Ý 1. Giải thích:  
Sự trút xả: Là sự giãi bày, thổ lộ đầy mãnh liệt những trăn trở chiêm nghiệm, suy tư của người nghệ sĩ về con người và cuộc đời.

như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi đau: hình ảnh so sánh này làm cụ thể hóa hơn việc người nghệ sĩ trút xả, giãi bày đầy đau đớn nỗi lòng của mình về những bất hạnh, thiệt thòi, những đau đớn, nhọc nhằn cả về thể xác và tinh thần của con người, những bất trắc giông bão của cuộc đời mà họ cảm nhận được.

=> Ý kiến của nhà thơ Anh  A.E. Housman đề cập tới một trong những đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm văn học : tính cảm xúc. Đặc biệt là cảm xúc mãnh liệt đầy day dứt, đau đớn của người nghệ sĩ trước những bất hạnh, khổ đau của con người.

 
Ý 2. Bàn luận  
a.                 Tại sao văn học lại là sự trút xả đầy đau đớn của người nghệ sĩ?

-Văn học là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Cảm xúc trong văn học không phải là thứ cảm xúc vu vơ hời hợt, mà bao giờ nó cũng phải là một cảm xúc mãnh liệt. Nó không phải cái mãnh liệt ầm ào bên ngoài, mà nó là sự cô đặc về chất của cảm xúc.

–  Đối tượng phản ánh của văn học là hiện thực đời sống phong phú, phức tạp, trong đó nổi bật nhất là con người. Phận người không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi đau, mà những bất hạnh, khổ đau dường như là tình trạng phổ quát. Vậy nên những khổ đau của con người luôn là mối bận tâm, ưu tư của văn học. Văn học chân chính luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những bất hạnh dễ bị vùi lấp của con người, luôn là sự lên tiếng cho những nỗi niềm không dễ cất lời.

– Bản chất tâm hồn người nghệ sĩ luôn dễ “đau đớn lòng” trước những điều trông thấy, luôn mang “mối quan hoài thường trực về những bất hạnh khổ đau” của mình và những phận người xung quanh.

b.                 Văn học là sự trút xả đầy đau đớn của người nghệ sĩ thì mang lại ý nghĩa gì?

– Cảm xúc mãnh liệt trước những khổ đau của con người thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút để thổ lộ, giãi bày và “trút xả”. Đó chính là cội nguồn cho sự sáng tạo của nhà văn đồng thời góp phần làm nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Qua đó khẳng định tinh thần nhân đạo của người nghệ sĩ.

– Tiếng nói của cảm xúc trước những nỗi đớn đau của con người bao giờ cũng là tiếng nói của một cá nhân, nhưng từ những tình cảm mãnh liêt của người nghệ sĩ về những cảnh đời, những thân phận, văn học cất lên tiếng nói chung, tạo ra tiếng vọng kêu gọi những tấm lòng đồng cảm, để biết bao người đọc tìm thấy mình trong từng con chữ của người nghệ sĩ.

– Khi chiêm nghiệm những nỗi khổ đau, văn chương sẽ là phương thuốc xoa dịu, chữa lành nỗi đau khổ cho con người, để con người nhận ra nỗi khổ đau cũng là một phần tất yếu của cuộc sống, từ đó học cách chịu đựng và trải nghiệm những khổ đau, học cách thấu hiểu và cảm thông, đồng thời biết trân trọng nâng niu hạnh phúc hiện tại để sống có ý nghĩa hơn.

 
Ý 3. Chứng minh:  
Bằng trải nghiệm văn học, học sinh lựa chọn một số tác phẩm trong hoặc ngoài chương trình để làm sáng tỏ ý kiến. Tránh sa vào phân tích thuần túy tác phẩm.  
Ý 4. Đánh giá:  
Khẳng định quan điểm đúng đắn của nhà thơ Anh  A.E. Housman chỉ ra vấn đề quan trọng làm nên giá trị của tác phẩm văn học chân chính. Trút xả đầy đau đớn về những khổ đau của con người là một nội dung quan trọng của văn học nhưng văn học cũng cần quan tâm ca ngợi và khẳng định niềm hạnh phúc làm người.

Trút xả đầy đau đớn về những khổ đau của con người phải được thể hiện bằng  những hình thức nghệ thuật phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

– Bài học với người sáng tác và tiếp nhận:

+ Trút xả đầy đau đớn về những khổ đau của con người  đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ là người nhạy cảm, gắn bó sâu sắc với cuộc sống, con người; có khả năng quan sát, thấu hiểu, cảm thông mà còn cần có một trí tuệ minh triết để suy tư, đúc kết và một bút lực tài hoa, độc đáo.

+ Người đọc cũng cần có năng lực thấu cảm nỗi đau nhân tình để cùng nhà văn thấu cảm những nỗi khổ đau của con người.

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

   
 
e. Sáng tạo

Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết lập luận, lí giải vấn đề thấu đáo, biết lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp để làm nội bật vấn đề. Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh, mang màu sắc cá nhận.

1,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *