Đề HSG bài thơ Sóng : Mỗi bài thơ là một lần lóe sáng ,một tia lửa không lặp lại

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

CỤM TRƯỜNG THPT

( Đề gồm có 2 trang)

   ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

                       NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 150 phút ( không kề thời gian giao đề)

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

  Đọc văn bản sau:

Minh Vũ là một chàng trai rất hào phóng, tốt bụng và có điều kiện. Ở công ty, anh sống chan hòa với bạn bè, đồng nghiệp, sẵn lòng giúp đỡ họ với tấm lòng vô vị lợi. Cũng chính Minh Vũ là người thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố. Anh có khá nhiều bạn và những người bạn tỏ ra rất yêu mến Minh Vũ. Chỉ cần anh hô một tiếng là tất thảy tề tựu đông đủ, nhất là những dịp liên hoan, gặp gỡ cuối tuần. Thế nhưng, biến cố xảy đến, công ty Vũ phá sản, từ một thiếu gia có tiền, Vũ trở thành một người nghèo đúng nghĩa. Đến lúc phải xoay sở tiền bạc để trả nợ, đột nhiên những ‘người bạn’ của Vũ biến mất. Những cuộc điện thoại gọi đi chỉ vang lên hai tiếng ‘tít tít’, hoặc giọng gấp gáp ở đầu dây bên kia ‘Tôi đang bận họp, lát gọi lại cho ông’. Đến lúc này, Minh Vũ mới thấm thía câu nói của Bill Gates anh từng đọc được: ‘Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên mình là ai. Nhưng khi bạn không có đồng nào, cả thế giới sẽ quên bạn là ai’. Thật chẳng sai chút nào.

(…)Vũ chia sẻ, chỉ vì tiền không còn không có nghĩa là tình yêu cũng biến mất. Thực tế, Vũ có thể vui lòng đánh đổi hết tất cả mọi thứ trên đời vì gia đình của mình. Sau biến cố, anh nhận ra, khi cả thế giới bỏ rơi mình, thì vẫn còn đó, một tổ ấm, có bố mẹ, người thân… là luôn bao bọc, thương yêu anh vô điều kiện, bất chấp hoàn cảnh có khó khăn, túng quẫn đến đâu. Ý thức được điều đó, Vũ càng quyết tâm cùng gia đình chống đỡ cơn hoạn nạn, vượt qua tao đoạn trước mắt. Gia đình là nơi bạn có thể tạm gác lại những mệt mỏi, lo âu và toan tính để ngả lưng ngủ một giấc thật sâu. Gia đình luôn có tình yêu ngập tràn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới này. Dù ở đâu hay làm gì, gia đình cũng là những người sẽ luôn dõi theo, ủng hộ và ở bên cạnh bạn, cùng bạn theo đuổi những ước mơ.

(…) “Khi trong nhà tôi đến quả trứng gà cũng phải chắt chiu mới mua được thì mẹ đã nói với tôi rằng: “Khi ngã xuống nước, một là con chìm, hai là phải cố hết sức để bơi vào bờ”. Từ sau đó, mọi việc tôi làm tôi đều nỗ lực hết mình và tôi dần đạt được thành quả. Tôi trở nên ham muốn sự thành công hơn bao giờ hết và không gì có thể ngăn được tôi hoàn thành mục tiêu của mình. Tôi luôn tự hào vì mình đã có thể đứng vững và vượt qua được những thử thách từng gặp phải”- Vũ trải lòng. Đúng thế, kinh qua cơn bão tố, bạn mới hiểu đầy đủ giá trị hiện sinh. Khi ở đỉnh cao đừng quên những ngày gian khó, những thời điểm phải đổ mồ hôi, trầy da tróc vảy trước kia; và khi đang ở tận cùng hố sâu, xin hãy giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết, lòng đam mê, khát vọng vươn lên. Chỉ có như thế, tận hưởng quả lành mới ngọt ngào và đủ đầy dư vị thấm thía.

(Bài viết trích dẫn, tham khảo nguồn tác giả Lê Thẩm Dương; Theo Trí thức trẻ)

Thực hiện các yêu cầu :

Câu 1. Theo tác giả: tại sao “Vũ có thể vui lòng đánh đổi hết tất cả mọi thứ trên đời vì gia đình của mình” ?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Đúng thế, kinh qua cơn bão tố, bạn mới hiểu đầy đủ giá trị hiện sinh.”

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên của người mẹ : “Khi ngã xuống nước, một là con chìm, hai là phải cố hết sức để bơi vào bờ”

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Bill Gates “Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên mình là ai. Nhưng khi bạn không có đồng nào, cả thế giới sẽ quên bạn là ai”

  1. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “khi đang ở tận cùng hố sâu, xin hãy giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết, lòng đam mê, khát vọng vươn lên”.

Câu 2. (10,0 điểm)

Bàn về thơ, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn quan niệm: “Mỗi bài thơ là một lần lóe sáng ,một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì lóe lên trong tia lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật”  (Chu Văn Sơn –Thơ, điệu hồn và cấu trúc –NXB Giáo dục ,2007  )

Anh/ chị suy nghĩ  gì về ý kiến trên ? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ  “Sóng” (Xuân Quỳnh )

…………………..Hết…………………

  SỞ GD & ĐT THANH HÓA

CỤM TRƯỜNG THPT

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

       ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 150 phút ( không kề thời gian giao đề)

 
 Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
  ĐỌC – HIỂU 6.0
I 1 Bởi: Gia đình luôn có tình yêu ngập tràn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới này. Dù ở đâu hay làm gì, gia đình cũng là những người sẽ luôn dõi theo, ủng hộ và ở bên cạnh bạn, cùng bạn theo đuổi những ước mơ.

Hướng dẫn chấm:

Thí sinh trả lời như đáp án: 1.0đ

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm

1.0
2 – Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn : ẩn dụ.

– Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm của câu văn.

+ “Cơn bão tố” : nhấn mạnh những trở ngại , khó khăn, chông gai, thử thách, thậm chí là những vấp ngã, thất bại thảm hại trên hành trình sống của cuộc đời mỗi con người. Nhưng cũng chính những điều đó giúp chúng ta nhận ra giá trị thật của bản thân mình và càng thấm thía câu nói “Đừng nhìn nơi bạn ngã, hãy quan sát nơi bạn bắt đầu trượt”.

 Hướng dẫn chấm:

Thí sinh trả lời như đáp án:.1.5đ

– Thí sinh chỉ trả lời được  ý 1 : 0.5 đ

– Thí sinh không trả lời đúng ý nào: 0đ

1.5
3 Lời khuyên của người mẹ vô cùng thấm thía với mong muốn con mình nhận thức đúng giá trị thực của bản thân để tự tìm ra một lối đi ,biết tự mình đứng dậy từ những vấp ngã, thất bại để biết trân quý cuộc sống của chính mình.

Hướng dẫn chấm:

Thí sinh trả lời đúng: 1.5đ

– Thí sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm

1.5
4  – Học sinh có thể lựa chọn các phương án: Đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình, vừa không đồng tình.

– Lí giải thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2.0
    LÀM VĂN 14.0
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của mình về câu nói: Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “khi đang ở tận cùng hố sâu, xin hãy giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết, lòng đam mê, khát vọng vươn lên”. 4.0

 

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn : Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhận thức đúng giá trị của thực học.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ luận đề. Có thể theo hướng sau:

0.25

 

 

0.25

*Giải thích câu nói

Hố sâu là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những khó khăn, bất trắc, thử thách, trở ngại ,thậm chí là những thất bại thảm hại của con người trong cuộc sống .

Ngọn lửa nhiệt huyết, lòng đam mê, khát vọng vươn lên:  là yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa lớn lao đối với bất kì cá nhân nào trên hành sống của mình..

=> Câu nói trên mang đến cho mỗi người bài học là khi đối đầu với khó khăn, thử thách, thậm chí thất bại thảm hại mỗi con người phải thực sự bản lĩnh, ý chí ,nghị lực, sự quyết tâm vượt  qua ,xây dựng cho mình mục tiêu mới có ý ngĩa. Chỉ như vậy mỗi con người mới tìm ra giá trị thực của bản thân.

0.5
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:

Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,….

– Phải ở nơi “Hố sâu” mới  giúp con người nhận thức được nhiều điều (tự hiểu về mình, cuộc sống, cái tốt- cái xấu; đúng –sai…)

– Vượt qua khó khăn, thử thách ,thất bại không phải là điều dễ dàng, song mỗi con người  phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh, nuôi dưỡng trong mình sự nhiệt huyết , đam mê,khát vọng .

vươn lên đạt được mục tiêu mới của cuộc đời mình.Bởi “

 

– Để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.

Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nhiệt huyết, lòng đam mê, khát vọng vươn lên:  (yêu cầu đưa dẫn chứng thực tế, có ý nghĩa xã hội).

– Phê phán những người khi gặp khó khăn thất bại, hèn nhát, không dám đối mặt với hoàn cảnh,chìm đắm trong khổ đau , tiêu cực, mất phương hướng thậm chí tìm đến cái chết thương tâm.

2.0

 

 

 

 

 

 

*Bài học:

HS tự rút ra những bài học nhận thức và hành động đúng đắn, sâu sắc, nhân văn, phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức và xã hội:

Phải nhận thức sâu sắc: “Hố sâu”  như một yếu tố, điều kiện để chúng ta thể nghiệm trong cuộc sống, không nên nghĩ cuộc đời con người lúc nào cũng đối diện với hoàn cảnh khó khăn, trắc trở. Và nhiều khi con người nhận thức về chính mình, về cuộc đời trong những điều kiện thuận lợi, lúc thành công là lúc ta thêm trưởng thành, chín chắn ,trân quý cuộc sống hơn.

  Giữa những lúc khó khăn, không nên than vãn, bi quan và tuyệt vọng. Phải học cách đương đầu để giải quyết. Cần tôi rèn bản lĩnh, ý chí, niềm tin; nâng cao trí tuệ, thể lực, kĩ năng sống để sẵn sàng đối mặt và vượt qua những trở ngại ở chặng đường phía trước.

Thế hệ trẻ phải biết dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm bằng những hành động cụ thể để trong đời lúc gặp khó khăn, tăm tối không nản lòng, gục ngã.

0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo : Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn về thơ, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn quan niệm: “Mỗi bài thơ là một lần lóe sáng ,một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ bản than người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì lóe lên trong tia lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật”  (Chu Văn Sơn –Thơ, điệu hồn và cấu trúc –NXB Giáo dục ,2007  )

Anh/ chị suy nghĩ  gì về ý kiến trên ?Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ  “Sóng” (Xuân Quỳnh )

10,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

0.25

 

0.25

1.Giải thích:

– Mỗi bài thơ là một lần lóe sáng, một tia lửa không lặp lại: Nói tới cảm xúc thơ, cảm xúc của nhà thơ không sống lại hai lần trước mỗi sự vật khác nhau.

Bản thân mỗi người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì lóe lên trong tia lửa ấy: cảm xúc thơ tuân theo quy luật của trái tim, của tâm hồn, nó không tuân theo quy luật của lí trí.

=>Ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn phản ánh được bản chất của quá trình sáng tác một bài thơ nói riêng và của quá trình sáng tạo nghệ thuật nói chung ở mỗi nghệ sĩ.

1.0
2. Bàn luận: * Ý Kiến trên nói đến đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình :

– Mỗi bài thơ được viết ra xuất phát từ những rung động thẩm mỹ, từ tư tưởng mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Nó là kết quả của phút thăng hoa trong tâm hồn, xúc cảm của mỗi thi nhân. Khi cảm xúc đã qua đi thì không bao giờ lấy lại được. Mỗi bài thơ là một điệu hồn cảm xúc riêng ,trước một sự vật ,hiện tượng riêng, thể hiện những tình cảm và rung động riêng của mỗi nhà thơ nên không bao giờ lặp lại , ngay cả trong sáng tác của một thi nhân.

– Thơ là tiếng nói của tâm hồn cảm xúc nên chỉ khi nào người nghệ sĩ có cảm xúc dạt dào, mãnh liệt với cuộc đời dòng thơ mới tuôn chảy. Thơ chỉ chào đời khi con người có nhu cầu được chia sẻ, đòng cảm, được giãi bày cảm xúc cá nhân. Nó không tuân theo quy luật của lí trí mà theo quy luật của trái tim, của tâm hồn. Vì vậy bản thân người nghệ sĩ không bao giờ kiểm soát hết được những gì lóe lên trong tia lửa cảm xúc ấy.

*Ý kiến trên đã thể hiện rõ bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật:

– Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có rung động mãnh liệt với cuộc đời, phải có cảm hứng mới tạo tác được tác phẩm hay. Người nghệ sĩ phải “sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn”(Xuân Diệu), phải sống cuộc đời của nhiều số phận, nhiều tâm hồ để dâng cho cuộc sống những đóa hoa nghệ thuật cũng là những đóa hoa đời đẹp đẽ, tươi trong.

– Dù tác phẩm của người nghệ sĩ chỉ được bật lên trong khoảnh khắc và thể hiện một khoảnh khắc mãnh liệt của tâm hồn cá nhân nó phải mang giá trị vững bền, ý nghĩa khái quát,phải nói được tiếng nói sâu thẳm của hàng triệu trái tim đồng điệu. Tuy nhiên, quan trọng hơn tác phẩm đó không chỉ mang dấu ấn riêng của cảm xúc mà phải có hình thưc biểu hiện riêng, giọng điệu riêng. Đó phải là một tia lửa không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.

 

2.0

3. Cảm nhận Sóng của Xuân Quỳnh  để làm sáng tỏ quan niệm.  
a.    Giới thiệu tác giả,  tác phẩm:

– Phong cách thơ Xuân Quỳnh

– Vị trí của bài thơ Sóng trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh và trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.

b. Sóng trước hết là tiếng nói say mê, thành thực với  riêng mình, cho riêng mình, cốt để bộc lộ bản ngã, bản sắc độc đáo của Xuân Quỳnh

– Đó là tiếng nói của nhu cầu tự nhận thức, tự giãi bày tiếng nói bên trong của trái tim nữ sĩ  trong tình yêu một cách chân thành, say mê.

+ Nhận thức những biến động phong phú và phức tạp của trạng thái tâm hồn mình khi yêu.

+ Nhận thức tình yêu vốn bí ẩn và phức tạp, khao khát được thấu hiểu, được khẳng định mình trong tình yêu.

+ Bộc bạch một trái tim tha thiết yêu thương qua nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt và cả ý thức giữ gìn một tình yêu chung thủy; khao khát một hạnh phúc trọn vẹn.

– Đó là chân dung tự bạch  của nữ sĩ, của một  hồn thơ giản dị, hồn nhiên tươi tắn, chân thành mà cũng rất táo bạo mãnh liệt trong tình yêu-> bản ngã, bản sắc độc đáo

C.Bản ngã, bản sắc độc đáo của Xuân Quỳnh thể hiện dấu ấn tài năng nghệ thuật của nữ sĩ

+ Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, sự hòa hợp giữa hai nhân vật trữ tình sóng và em: Em – chủ thể trữ tình phân thân để chiêm nghiệm về sóng. Trong cái nhìn và sự cảm nhận của em, sóng là sóng nước, là trái tim và sự sống của biển. Khi sóng cũng là em – chủ thể trữ tình hóa thân để nói tiếng nói của mình trong khát vọng tình yêu của một tâm hồn giàu nữ tính. Trong trường hợp này, sóng và em cộng hưởng, hòa nhập vào nhau.

+ Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.

+ Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính.

+ Ngôn ngữ thơ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc. Mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho văn bản qua các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,…

c.  Sóng không chỉ là tiếng nói riêng tư của Xuân Quỳnh mà đã trở thành tiếng nói chung của con người trong tình yêu. Với Sóng, Xuân Quỳnh đã  thể hiện được “cái duyên” của sự gắn bó hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời.

– Những rung động, khao khát trong tình yêu là thuộc tính trong thế giới tâm hồn con người.

– Những lo âu, trăn trở, sự nhạy cảm trong tình yêu luôn là thiên tính của phái nữ.

– Khao khát về một tình yêu, về một hạnh phúc thuỷ chung trọn vẹn qua mọi biến thiên thay đổi của cuộc đời là khao khát mãnh liệt của mọi tâm hồn.

– Trong cuộc sống, tình yêu hướng đến những điều lớn lao cao cả là quy luật nhân bản.

0.5

2,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đánh giá khái quát, nâng cao

– Ý kiến bàn về thơ của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn rất sâu sắc và tinh tế. Nó không chỉ nói lên được bản chất của quá trình sáng tác thơ, sáng tạo nghệ thuật mà nó còn thể hiện được đặc trung cơ bản của thowca và yêu cầu quan trọng nhất đối với người nghệ sĩ.

– Với người đọc, tiếp nhận tác phẩm cần có thái độ trân trọng, có tinh thần đồng cảm, thấu hiểu mới có thể cảm nhận được “bản ngã, bản sắc độc đáo” của người nghệ sĩ và “cái duyên” của sự gắn bó với cuộc sống con người.

-> Định hướng cho người sáng tác và tiếp nhận.

1.0
d. Ngữ pháp, chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25

 

 Lưu ý chung:

1. Đây là hướng dẫn chấm mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *