Đề HSG 12 Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi

SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH

Trường THPT Nghĩa Minh

ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI SỐ 6

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 150 phút

 ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY

 Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.

(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm)
  2. Theo anh chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”? (0,75 điểm)
  3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”(0,75 điểm)

. 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị?(1.0 điểm)

Phần làm văn:

Câu 1: (4.0 điểm): Anh/ Chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của mình về câu nói của người cha: “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.

Câu 2(10.0đ): Nghị luận văn học:

Lamactin- nhà thơ Pháp tâm sự: “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.

Bằng sự hiểu biết về một bài thơ giai đoạn 1945- 1975, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Đáp án :

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
– Người cha nói vậy vì ông biết người vợ làm việc cả ngày rất mệt mỏi nên không thể chuẩn bị bữa tối tốt cho gia đình
– Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của câu nói: những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể.
– Học sinh có thể tuỳ chọn một trong các thông điệp của câu chuyện: tình thương yêu trong gia đình, sự tha thứ, lòng cảm thông, cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác…

Nghị luận xã hội
– Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội trong khoảng 200 chữ
– Yêu cầu: hành văn sáng rõ, mạch lạc, cảm xúc chân thực
– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng, cần làm rõ các ý sau:
– Giải thích ý nghĩa của câu nói:
+ “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.
+ “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh.
– Bình luận, chứng minh:
+ Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa
+ Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực
+ Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
– Nêu bài học nhận thức và hành động.

2 Bàn luận về câu nói của Lamactin“Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”. 7,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0, 5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc trưng của thơ 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

– Giải thích:

+ Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là một nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

+ Thơ là sự giải thoát của lòng tôi: thơ là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

+ Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ còn là phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời.

– Bàn luận:

+ Ý kiến trên nêu lên được đặc trưng cơ bản của thơ

+ Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, sẻ chia, cảm thông…

+ Là tiếng nói tâm hồn được nói một cách nghệ thuật nên thơ dễ lay động hồn người, là tiếng lòng đi tìm những tiếng lòng đồng điệu

+ Định hướng cho người sáng tác, là căn cứ để đánh giá giá trị của một tác phẩm thơ.

– Học sinh lựa chọn một tác phẩm thơ giai đoạn 1945- 1975 để bày tỏ quan điểm riêng.

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

  d. Sáng tạo

– Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc.

0,5
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Diễn đạt trong sáng, biểu cảm, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0, 5

Đáp án :

Phần Câu/ Ý Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

Phần I

Đọc hiểu

1(3,0điểm)

1 Câu 1: Thao tác: Bình luận, bác bỏ

 

(0,5

điểm)

2 Câu 2: Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích trên là:

– Tuổi xuân của con người rất đáng quý và phải biết làm những việc có ý nghĩa.

– Tương lai: Cần chuẩn bị nền tảng về mọi mặt và tích lũy tri thức, xây dựng các chuẩn mực.

(Có thể nêu một trong hai quan điểm trên)

 

(0,5 điểm)
3. Câu 3:

– Không mâu thuẫn

-Vì: Tri thức và thực tiễn đều là những điều cần thiết cần chuẩn bị. Nhưng tri thức và hoạt động thực tiễn phải đi liền với nhau.

 

(1,0 điểm)
4,

 

Câu 4:Lời khuyện:

– Phải biết quý trọng tuoir trẻ vì tuổi trẻ rất ngắn ngủi và sẽ phaỉ  nuối tiếc nếu để tuổi trẻ trôi qua.

– Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô bổ, hoài phí.

– Cần ra khỏi không gian riêng để tham gia hoạt động xã hội.

 

(1,0 điểm)
 

 

 

 

 

Phần II

Làm văn

 

 (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0

điểm) 

Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học được nêu trong hai câu đầu của văn bản đọc hiểu: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng”.

 

 
 

 

Yêu cầu về hình thức

–          Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ

–          Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

Yêu cầu về nội dung

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích: Tuổi trẻ là khoảng khắc tươi đẹp tràn đầy khát vọng, cũng là thời gian sống tận hưởng và cống hiến. Nhưng tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi và khi trôi đi sẽ để lại nhiều luyến tiếc. Vì vậy mỗi người phải khao khát sống hết mình, sống chủ động.

+ Phân tích:

– Cuộc sống một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại

– Cần theo đuổi hy vọng, ước mơ, hoài bão phái trước

– Đừng chờ đợi mà phải biết nắm bắt cơ hội và những điều thú vị

– Trân trọng những mối quan hệ tình cảm cao quý.

+ Bàn luận:

– Đừng để hối hận vì lối sống buông thả không suy tính

– Tránh lối sống vị kỷ cho riêng bản thân, lối sống thích hưởng thụ

– Hành động và ứn xử chủ động, hợp lý với cuộc sống

– Không đợi chờ mà phải tự mình đem đến những thành quả.

+ Bài học:

– Đừng quá vội vã mà quên mất tận hưởng cuộc sống

– Dành chút thời gia quan tâm hơn đến gia đình

– Đôi lúc cần phải sống chậm lại, lắng sâu suy nghĩ

– Sống trọn từng khoảnh khắc, hướng về tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5

điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 2,0
  *Tóm tắt một số ý từ bài thơ hai-ku của Basho (Nhật Bản):

Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê.

 

+ Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ giác quan thính giác. Tai nghe tiếng vượn hú rồi nhà thơ liên tưởng đến một điều có tính chất bức thiết trong cuộc sống con người (hay tiếng trẻ bị bỏ rơi). Đây không phải là sự chuyển đổi giữa nghe và nghĩ mà là một sự chuyển động giữa động và tĩnh: âm thanh bên ngoài, tiếng lòng sâu lắng của nhà thơ.

+  Hai chi tiết tiếng vượn hútiếng trẻ bị bỏ rơi giữa cơn gió mùa thu tạo cho người đọc cảm nhận được một bức tranh trong bài thơ vừa thật vừa ảo. Cái ảo là khoảng âm thanh không rõ ràng trong nhất thời, cái thực là chính là tiếng lòng của con người với thời cuộc nhân sinh tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời vốn có nhiều điều chưa nói hết. Bài thơ giản dị trong sáng nhưng ý nghiã tư tưởng lại vượt ra ngoài lớp vỏ ngôn từ chật hẹp gò bó khô khan.

*Liên hệ đến một tố chất quan trọng của nhà văn: Tấm lòng nhân đạo, hướng về những vấn đề nhân sinh nhất thuộc về con người.

 

 
2 Bình luận 2,5
  Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống ) và chủ quan ( tình cảm người viết ). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật. Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi.

– Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã  nhuốm máu” người nghệ sĩ.

– Khi bàn về văn học M. Goor – ki nói “văn học là nhân học” như một chân lý về nghệ thuật. Sê-khop khẳng định “nhà văn nhân đạo là nhà văn từ trong cốt tủy”, đó là yêu cầu cần có của một nhà văn, yếu tố căn cốt của một người cầm bút. Sê khop coi tình cảm phải có chiều sâu. Điều gì tạo nên tố chất đặc thù của một người nghệ sĩ chân chính, để giúp phân biệt người nghệ sĩ với những người không phải là nghệ sĩ? Câu hỏi này đặt ra với chúng ta và với ngay cả nhu cầu tự suy thức của giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách hình dung, nhận diện, định nghĩa. Sê-khốp, văn hóa lỗi lạc của nước Nga, thì khẳng định một cách đinh ninh rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải một một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ. Đó là bản chất của người nghệ sĩ? Là một công thức bất di bất dịch, hay một bổn phận thiêng liêng?… Dù sao đi nữa, câu nói cũng đã đề cập vấn đề cốt lõi nhất của một người nghệ sĩ chân chính.

– Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân dạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy. Theo cách nói của mình, Sê-khốp chia ra trong mỗi nhà văn có hai con người: con người nghệ sĩ và con người nhân đạo. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Cùng một cách hình dung như thế, Nguyễn Du thi hào của dân tộc ta, lại phân tách thành chữ Tâm và chữ Tài. Con người ta nói chung, nghệ sĩ nói riêng đều coi trọng cái Tâm, lấy Tâm làm gốc.

– Vế đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác. Tình thương cho phép người ta được sông nhiều nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà ở người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Vì thế nhà nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc kể cả những tiếng nói sâu kín nhất.

– Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời – văn chương là tiếng đời! Những điều đó đòi hỏi mọi nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật hãy sống như một con người, hãy nói như Nam Cao: Sống đã rồi hãy Viết! Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo. Có như thế văn chương của anh mới có sức sống, mới có sự đảm bảo.

 
3 Chứng minh 6,0
   

*Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng trỗi dậy ở họ. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau năm 1975. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện “Vợ nhặt” có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Thông qua tình huống “nhặt vợ” tác giả đã cho ta thấy nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao ở họ.

*Trước hết tác phẩm bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945. Qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói. Bối cảnh chính của truyện “vợ nhặt” diễn ra ở một xóm ngụ cư, ở đó cái đói đang hành hạ mọi người, cái đói thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật. Con đường từ trong xóm chợ vào trong bến thì “khẳng khiu”, cái thứ ánh sáng đầu tiên hắt vào truyện là thứ ánh sáng nhập nhoạng mù mờ, không ra ánh sáng mà cũng không ra tối hẳn của buổi chiều tà “chạng vạng”. Trên con đường và thứ ánh sáng leo lét ấy hiện lên vật vờ ủ rũ những bóng người đói “xanh xám như những bóng ma“. Người sống nằm ngổn ngang khắp lều chợ, ngay cạnh là những “cái thây nằm còng queo bên đường”. Trên ngọn cây là hình ảnh bầy quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”, văng vẳng bên tai là tiếng trống thúc thuế dồn dập, những đứa trẻ thì ngồi ở xó đường, không buồn nhúc nhích…một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết với cái không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”..

*Thứ hai, tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng nâng niu khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, trước hết là Tràng. Khi nhặt được vợ về Tràng không phải không biết “chợn”, “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng“. Nhưng rồi anh ta “tặc lưỡi”: “Chậc, kệ!”. Sau tiếng đó mọi sự đùa cợt lập tức khép lại nhường chỗ cho sự nghiêm trang và anh ta đã được đền bù: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề […], một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Cuộc đời cùng khốn đến mức việc mua có hai hào dầu cũng là cái gì đó hoang phí lắm “hai hào đấy, đắt quá”, “vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào”. Hôm nay là một ngày khác hẳn, một sự kiện của đời Tràng, ngày Tràng có vợ và nhà cần phải sáng.

*Tiếp đó là ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về danh dự để theo không Tràng. Như vậy hoàn cảnh bi đát một mặt đẩy con người vào chỗ quên cả danh dự để tồn tại, mặt khác nó lại làm bộc lộ lòng ham sống mãnh liệt của những con người ở dưới đáy xã hội như thị. Tất cả mọi người đều có ý thức vun đắp cho cuộc sống mới. Ngẫm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ ta còn thấy hóa ra chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hy vọng, đến ngày mai nhiều hơn tất cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo, truyện “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”… “Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng” hình như ai nấy đều nghĩ rằng “thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”. Qua tác phẩm ta còn thấy niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật được thể hiện qua hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới vấn vương trong tâm trí Tràng.

*Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào lòng nhân hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo. Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con, đó là hành động rất bình thường nhưng nó thể hiện tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng. Còn về người “vợ nhặt” thì đã có sự biến đổi về tính cách, trước khi về làm vợ Tràng, thị hiện lên với một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói “có khối cơm trắng mấy giò đấy”, lần thứ hai gặp Tràng thị sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu“…Nhưng người đàn bà ấy sau khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa…. Còn về bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới “có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ“, bà ân cần trong cách hành động với con dâu “con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bà luôn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình “chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…còn mình thì“, trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà luôn cố tạo niềm vui cho gia đình giữa cảnh sống thê thảm. Người mẹ ấy sống vì con và tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con. Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nét mới mẻ hơn so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng.

 

 
4 Đánh giá, bài học 1,0
  Với nhà văn: “Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” ( Thạch Lam ), nhà văn không chỉ thành thực với chính mình mà còn phải thành thực với cuộc đời, sống sâu sắc với cuộc đời, hiểu người để mỗi trang văn là một thân phận người được chưng cất thành lời.

-Với người đọc: hiểu được trái tim người nghệ sĩ, thấu hiểu những lẽ đời mà nhà văn thể hiện nhưng cao hơn là thấu hiểu tấm lòng của người nghệ sĩ.

 
Tổng điểm câu 2:  (kiến thức 11,5 + kĩ năng 0,5)  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *