Đề đọc hiểu,phân tích nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích “Bóng của thành phố” của Nguyễn Ngọc Tư

  MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ  KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2023- 2024.

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút.

 

Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì; Khi kết thúc nội dung: Sống với rừng biển bao la – Truyện ngắn. Những điều trông thấy – Truyện thơ Nôm và Nguyễn Du

– Thời gian làm bài: 90 phút.

– Hình thức kiểm tra: Tự luận (100%).

– Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 30% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10%Vận dụng cao.

+ Phần tự luận: 10.0 điểm (gồm 7 câu hỏi: Nhận biết: 2 câu; Thông hiểu: 3 câu; Vận dụng: 1 câu; Vận dụng cao: 1câu).

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 11- (Thời gian làm bài: 90 phút)

 

Chủ đề/kĩ năng[1] Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ Tổng số Điểm số  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao    
TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu TN Số ý; câu TL    
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (13) (13)  
Chủ đề 1:

Đọc hiểu

Sống với biển rừng bao la – Truyện ngắn. 2 câu (1.0đ) 3 câu

(3.0 đ)

  1 câu

(2.0 đ)

  6 5.0  
Chủ đề 2: Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật.   1*   1*   1*   1*   1 5.0  
Điểm số   3.0 4.0   2.0   1.0 7 câu 10.0 điểm  
Tổng số điểm   3.0 điểm 4.0 điểm 2.0 điểm 1.0 điểm   10.0 điểm

 

 

 

ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 11- (Thời gian làm bài: 90 phút)

 

 

Nội dung/Đơn vị kiến thức/kĩ năng Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi
TN

(Số câu)

TL

(Số ý; câu)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý; câu)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Chủ đề: Sống với biển rừng bao la        
Nội dung. Đọc hiểu văn bản truyện ngắn.

 

Nhận biết – Nhận biết được phương thức biểu đạt trong văn bản.   1C   [C1]
-Nhận biết ngôi kể trong văn bản.   1C   [C2]
Thông hiểu – Hiểu nghĩa của câu văn. 1C   [C3]
– Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ.       [C4]
– Hiểu nghĩa của từ. 1C   [C4,C5]
Vận dụng  – Lí giải ý kiến rút ra từ quan niệm của tác giả   1C   [C6]
Nội dung. Viết văn bản nghị luận về nội dung và hình thức.

 

Nhận biết – Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

  1C   [C1]
Thông hiểu Lí giải được vấn đề cần nghị luận.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, lôgic của mỗi luận điểm.

– Hiểu được vấn đề nghị luận và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề nghị luận trong bài viết.

   
Vận dụng – Đánh giá được giá trị của nội dung và hình thức của văn bản.

– Nêu được những bài học nghị rút ra từ vấn đề.

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

   
Vận dụng cao – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10,11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

   

 

 

  

(Đề gồm có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Ngày kiểm tra:  …./…./ 2024

 

  1. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Như bao bà mẹ khác, mẹ tiễn con gái về nhà chồng cũng sụt sịt lấy tay áo lau nước mắt. Mọi người xúm lại kêu, gả con về chợ, mắc gì mà khóc. Trong lòng những bà dì bà thím ở quê, về chợ nghĩa là ăn sung mặc sướng, đèn đóm sáng trưng, thiếu thứ chi chỉ cần bước ngay ra cửa là có, “mãn năm móng chân không dính miếng sình”.

Nhưng chỉ bữa sau đám cưới, cô dâu mới đã phải xoắn tay áo hì hụi tát nước, kê cao những vật dụng trong nhà. Sau trận mưa khuya đường sá biến thành sông, nước tràn vào lòng những căn nhà thấp hệt thung lũng, sau mấy bận người ta cơi cao mặt đường chống ngập. Nước mưa và triều cường cứ dùng dằng mãi trên đường không chịu rút. Cô thấy cái cảnh mình xoắn quần lội lò dò đi giữa rác rưởi và nước cống rảnh đen ngòm, có khác gì ở quê những ngày lụt. Thành phố cuối năm, những bữa tiệc nước không mong đợi cứ theo gió chướng mà về.

Nhưng cô dâu mới không vỡ mộng, cái nơi chốn cô vừa trở thành nông dân chính thức không lạ gì sau năm năm trọ học. Cũng có thể cô đã từng hơi thất vọng, vào những ngày đầu khăn gói đến đây. Thấy chợ cũng như cái xóm quê mình, mưa đầu mùa cũng gặp mấy con cá rô ốm ròm vác cái bụng lặc lè trứng lóc qua sân nhà trọ. Chạng vạng ễnh ương, nhắc nheng kêu sầu trời đất. Có bữa dậy thấy rắn nước nằm khoanh tìm hơi ấm trong giày. Đường sá quãng cuối năm thành sông, lút nửa vành bánh xe đạp. Ở cái nơi là chợ, lâu lâu thấy một ông già lùa đàn bò ngang qua, nhiều khu dân cư mới người tới chưa đông, cỏ dại mọc đầy. Cái anh trọ ở đầu dãy, suốt ngày vác trúm đặt lươn quanh quanh mấy mương cống, mà đủ sống.

/…/

Nhưng cư dân xóm chợ nào đã trải qua những tối dài nhàm chán không cách chi làm đầy, những khi khách xa đòi ngồi ở quán cà phê ngắm mấy dòng sông mà thành phố đã quyết liệt giấu chúng sau những dãy phố ken chật, những lần trẻ con níu áo hỏi ba ơi mình đi đây vậy, lúc ấy, mới thấy thành phố vẫn chưa đủ sáng, thứ ánh sáng không đơn giản chỉ là treo thật nhiều đèn màu chớp nháy.

(Trích “Bóng của thành phố” của Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. (0.5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản?

Câu 3: (1.0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về câu “mãn năm móng chân không dính miếng sình”?

Câu 4: (1.0 điểm) Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu mưa đầu mùa cũng gặp mấy con cá rô ốm ròm vác cái bụng lặc lè trứng lóc qua sân nhà trọ. Chạng vạng ễnh ương, nhắc nheng kêu sầu trời đất. Có bữa dậy thấy rắn nước nằm khoanh tìm hơi ấm trong giày”?

Câu 5: (1.0 điểm) Giải thích nghĩa của từ ngữ được in đậm trong trường hợp sau. “/…/ Nước mưa và triều cường cứ dùng dằng mãi trên đường không chịu rút /…/

Câu 6: (1.0 điểm)

Tác giả cho rằng: “thành phố vẫn chưa đủ sáng, thứ ánh sáng không đơn giản chỉ là treo thật nhiều đèn màu chớp nháy”. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến của tác giả không? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng).

  1. Viết. (5.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích “Bóng của thành phố” của Nguyễn Ngọc Tư.

Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Cô học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở đã nghỉ học, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mà cô đam mê.[1] Các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được ba cô gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng. Cô đã kết hôn và cũng đã có con.

Cô được biết đến với tập truyện mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và truyện ngắn cùng tên đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2010

— HẾT—

 

 

  

(Hướng dẫn chấm có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: NGỮ VĂN 11

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC- HIỂU 6.0
  1 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm 0.5
  2 Ngôi kể củ văn bản: Ngôi thứ Ba toàn tri. 0.5
  3 – Cuộc sống hạnh phúc, giàu có, được yêu thương viên mãn.

– Sống sung sướng, không vất vả, lo toan, nhọc nhằn.

Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng phù hợp là chấp nhận.

1.0
  4 Tác dụng của phép tu từ liệt kê:

Diễn tả sự vật, sự việc cụ thể toàn diện, tạo sự thu hút, thuyết phục, cảm xúc, cân đối cho câu văn.

-Miêu tả những hình ảnh gần gũi, giản dị, mộc mạc của thành phố gợi thú vị không khác gì với làng quê.

*Lưu ý:

Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt hợp lí là chấp nhận.

 

0.5

 

0.5

  5  – Nghĩa của từ dùng dằng:

+ Lưỡng lự không quyết định, thường là trong việc đi hay ở, vì còn muốn kéo dài thêm thời gian.

+ Chưa muốn chia tay, nửa ở nửa đi.

*Lưu ý:

Học sinh giải thích của từ có thể trả lời khác đáp án nhưng hợp lí là chấp nhận được.

0.5

 

 

0.5

  6 – Học sinh trình bày đúng cấu trúc của đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu dòng, không xuống dòng, đủ số dòng qui định.

– Quan điểm: Đồng ý/ không đồng ý/ Vừa đồng ý vừa không đồng ý.

– Lí giải: Học sinh lí giải phù hợp với quan điểm thì chấp nhận.

0.25

 

0.25

0.5

II   VIẾT 5.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích. Đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật 0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

3.75
    *. Giới thiệu tác giả, tác phẩm vấn đề nghị luận

*. Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật:

– Nội dung:

+ Cốt truyện xoay quanh cuộc sống, tâm trạng của cô dâu khi lấy chồng nơi thị thành.

+ Nhân vật là cô gái trẻ đã từng học tập sinh sống ở thành phố nên cũng không có gì bỡ ngỡ trước sự việc xảy ra và niềm khao khát một “ánh sáng” mới nơi thị thành.

– Nghệ thuật.

+ Cốt truyện đơn giản, xoay quanh tình huống cụ thể.

+ Ngôi kể thứ Ba toàn tri tạo điều kiện khách quan trong cách nhìn và thể hiện cảm xúc nhân vật.

+ Nhân vật thể hiện qua hành động để khắc hoạ tâm lí tinh tế.

+ Sử dụng bút pháp tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và biện pháp tư từ: liệt kê, so sánh, ẩn dụ,… thể hiện tâm lí, khát vọng của nhân vật.

*. Khẳng định vấn đề, nêu ý nghĩa nhận thức và thực tiễn của vấn đề.

0.5

 

 

 

 

 

2.75

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

    d. Sáng tạo trong lập luận lí lẽ, dẫn chứng. 0.25
    e. Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *