Đề đọc hiểu+ NLXH viết bài văn thuyết minh tổng hợp lớp 11 Sách mới

Đề thi lớp 11 dùng cho sách mới

CÁI BÁT

Vào thời hồng hoang, con người chụm hai bàn tay lại vục nước suối uống, lâu dần người ta nghĩ ra cái bát nặn bằng đất có thể tích như hai lòng bàn tay. […]

Trước Công nguyên, xuất hiện nhiều chiếc bát tước, miệng loe, lòng nông, có chân cao như một cái chuôi để cầm, phát triển đến thế kỉ 6-7 sau Công nguyên. Loại bát tước này có nhiều cỡ từ nhỏ đến to, loại nhỏ thì đôi cái phần trên có dạng bán cầu, loại to thì có đường kính tới 35cm, dáng vẻ trịnh trọng nên thường dùng trong nghi lễ tôn giáo. Khoảng thời gian từ thế kỉ 2 trước Công nguyên đến thế kỉ 9 sau Công nguyên, một loại bát thuyền được dùng nhiều trong dân gian. Bát có dạng như chiếc thuyền thúng, có hai cạnh hai bên để cầm, như một lòng bàn tay, lòng bát nông, dùng để uống rượu, uống nước hơn là để ăn. Có lúc bát được làm bằng gỗ nhẹ, nom rất xinh xắn. Đến thời Lý, thế kỉ 11-12, bát ẩm thực quả là một khoa tạo dáng cầu kì. Phổ cập là các loại bát men ngọc miệng loe, đường kính tới 20cm, thót đáy, vành bấm những điểm lõm làm cho miệng bát uốn lượn như cái lá sen, thành bát khía những vệt dài từ miệng xuống thành những cánh hoa sen, hoa súng. Bên cạnh đó là những bát men đen có in dấu chân chim làm hoa văn ngẫu nhiên, như con chim đi qua lòng chiếc bát. Có lẽ con người sử dụng những chiếc bát đó phải nho nhã thanh lịch lắm, cử chỉ khoan thai tinh thần sáng láng, ăn cơm mà như ngắm một bức tranh. Thế kỉ 13-14, thẩm mĩ thay đổi hẳn. Chiếc bát Trần chân cao xuất hiện, phần trên nở giống như quả hồng, phần dưới chân cao từ 5 đến 10cm, có lẽ khi ăn phải bưng bằng hai tay, biểu hiện của vẻ đẹp sức mạnh. […] Chiếc bát đàn lòng nông, men vàng khè ở miệng cho thấy bước thụt lùi của đời sống và thẩm mĩ thế kỉ 18. Người ta có lẽ cốt ăn qua loa cho xong bữa rau dưa, và sống cho qua ngày. Thời bao cấp, bát ăn cơm vốn không đẹp, nhưng lại quý hiếm vì hoàn toàn không mua được, trừ khi công đoàn phân phối; có hai loại: bát sứ Hải Dương men hơi bóng in hoa văn đỏ, bát gốm Bát Tràng khi thì có viền hoa văn xanh, khi thì không, thành mỏng, dễ vỡ, do tiết kiệm đất mà kĩ nghệ cao. Kẻ lóng ngóng đánh vỡ bát, người già thì bị lườm nguýt, trẻ con thì bị xơi vài cái tát. Những bát xưa cũng có nhưng bị bán dần thành đồ quý hiếm.

(Phan Cẩm Thượng, in trong Văn minh vật chất của người Việt,

NXB Thế giới, TP.HCM, 1998)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Các thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự nào? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 5. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích mối liên hệ giữa các thông tin trong văn bản và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính? (1,0 điểm)

Câu 7. Theo anh/ chị, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hình dạng của chiếc bát qua từng thời kì? (1,0 điểm)

Câu 8. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về tác động của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Hãy viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của một đồ vật mà anh/ chị am hiểu.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Văn bản trên viết về vấn đề: Cái bát qua các thời kì lịch sử. 0.5
2 Các thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự thời gian. 0.5
3 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Thuyết

minh.

0.5
4 Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả: Nhan đề đã thể hiện được

thông tin chính của văn bản.

0.5
5 Mục đích: giới thiệu về đặc điểm của cái bát qua các thời kì lịch sử

khác nhau.

0.5
6 –   Các thông tin trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, do được sắp xếp theo trục thời gian và đều liên quan đến đối tượng mô tả của văn bản là cái bát.

–  Các thông tin ấy đều hướng đến làm rõ thông tin chính của văn bản.

1.0
7 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hình dạng của chiếc bát qua từng thời kì là: Hình dạng chiếc bát thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế,

văn hóa, xã hội của từng thời kì.

1.0
8 Suy nghĩ gì về tác động của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người:

–  Vật chất là cái nền tảng, sống còn, phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của con người.

–  Đời sống vật chất cao giúp con người có điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần. Ngược lại, đời sống vật chất nghèo khó sẽ kìm hãm

đời sống tinh thần.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh tổng hợp 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề

Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của một đồ vật mà bản thân am hiểu.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Tham khảo: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC XE ĐẠP

Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Những cuộc cách mạng khoa học đã từng bước nâng đời sống con người lên tầm cao mới. Một trong những phát minh vĩ đại không thể không nhắc tới của toàn nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện quen thuộc trong giao thông.

1.  Lịch sử ra đời:

Chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt năm 1817 bởi Baron von. Chiếc xe này phải dùng đến lực của hai bàn chân chứ không có bánh như ngày nay. Bánh xe ở đằng trước rất to có tác dụng giúp việc dừng lại dễ dàng hơn. Đến năm 1879, một người nước Anh đã sáng tạo ra xích để

truyền lực cho bánh sau giúp xe lăn bánh. Năm 1885, J.K.Sartley cải

2.5

 

    tiến hai bánh xe cùng kích cỡ và thêm khung xe thép. Năm 1887 John Boyd Dunlop tiếp tục cải tiến bánh xe bằng cách thêm ống hơi cho cao su vào bánh để xe chạy êm hơn. Sau đó, người ta còn khiến cho bánh xe có thể tháo lắp linh hoạt. Năm 1920 xe đạp sử dụng hợp kim nhẹ, xe nhẹ đi đáng kể. Qua thời gian, người ta dần cải tiến xe đạp và cho ra nhiều chức năng, lợi thế hơn. Hiện nay xe đạp có mặt trên thị trường với đa dạng mẫu mã, mục đích sử dụng và kích thước như: xe thiết kế cho phụ nữ, đàn ông, trẻ con, xe đua, xe leo núi.

2.  Cấu tạo:

Xe đạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Quan trọng là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Khi đi, ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động theo kéo dây xích làm ổ líp và bánh sau chuyển động, tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn và nhiều răng cưa. Ổ líp chuyển động 2 vòng thì đĩa mới chuyển động một vòng. Bánh xe hình tròn, có nhiều thanh sắt được ghép chụm lại ở tâm bánh gọi là vành. Đường kính bánh xe được thiết kế tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng nhưng lớn gấp nhiều lần ổ líp. Ban đầu, bánh xe chỉ làm bằng gỗ, khi chạy xe bị xóc. Dần dần người ta dùng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe giảm xóc. Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay đủ 180 độ trái phái, có ổ bi, nhờ vậy xe được lái đi theo ý muốn dễ dàng. Phanh xe gồm tay phanh, dây phanh lắp ở hai đầu tay cầm, điều khiển tốc độ nhanh chậm. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp người lái giữ thăng bằng. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe thường bọc da, là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, kích thước đa dạng. Cũng có chiếc xe lắp bộ phận này ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước. Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn, chuông báo ở tay cầm để xin đường, đèn lắp ở bánh xe. Khi trời tối, đạp xe tạo ra nhiệt, nhiệt chuyển hóa thành điện năng làm đèn sáng có tác dụng soi đường. Xe đạp có thể lắp giỏi hoặc không. Giỏ xe được làm bằng nhiều chất liệu, màu sắc phong phú dùng đựng hoặc tăng vẻ đẹp cho xe.

3.  Công dụng:

Xe đạp là phương tiện giao thông quen thuộc mà mọi người ưa chuộng. Xe đạp dễ sử dụng , giá thành không đắt đỏ, chỉ cần vài lần tập luyện là có thể điều khiển được. Tốc độ không cao nhưng an toàn, lại sử dụng sức người nên vừa có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường

vừa giúp con người rèn luyện sức khỏe. Trong thi đấu thể thao, đua

 

 

    xe đạp là bộ môn nhận được đông đảo sự quan tâm. Xe đạp cũng là sự lựa chọn lý tưởng khi đến các công viên, ta có thể vừa cùng nhau đạp xe vừa hít thở không khí trong lành. Đối với Việt Nam, xe đạp còn có ý nghĩa trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực chính của chúng ta, góp phần không nhỏ vào chiến thắng dân tộc. Ngày nay chiếc xe đạp đã trở thành phương tiện thuận lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Khoa học kỹ thuật phát triển cho ra đời nhiều phương tiện hiện đại hơn. Nhưng xe đạp vẫn là sự lựa chọn quen thuộc của nhiều người.

Đó thực sự là một phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *