Đề đọc hiểu và nghị luận về truyện Suối nguồn và dòng sông

Đề 1. Trắc nghiệm + Tự luận

 ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau

SUỐI NGUỒN VÀ DÒNG SÔNG

– Nguyễn Minh Ngọc –

Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Ban ngày, nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suôi Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo:

– Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé!

Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suôi Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm.

Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Ồ, phong cảnh dưới xụôi thật là đẹp. Hai bên bờ, làng mạc trù phú. Những mái ngói san sát cứ óng lên trong ánh nắng mai rực rỡ. Ngờm ngợp, xa xanh là những đồng ngô, bãi mía. Gió thổi lao xao, rào rạt. Trên bãi phù sa, la đà dưa hấu, lăn lóc những quả là quả, trông như đàn heo nằm sưởi nắng. Cứ nhìn màu khắc đoán biết được tuổi dưa. Đây đó từng đàn trâu thung dung gặm cỏ. Đám trẻ chăn trâu chia thành các nhóm nhỏ. Nhóm thì vùi mình trong cát đánh trận giả, nhóm thì hì hục đổ dế. Tiếng hò reo náo động cả bãi sông. Ôi, thích quá đi mất. Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi.

Cho tới một hôm Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn. Thường người ta lúc biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt. Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm :

– Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào tôi nhé.

Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn đám mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, đám mây khẽ lắc cánh:

– Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ.

Những giọt nước long lanh nốỉ nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.

(Điều ước sao băng, NXB Giáo dục, 2002)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi:

A.  Ngôi thứ nhất. B.  Ngôi thứ hai. C.  Ngôi thứ ba. D. Cả A,B,C.

Câu 2: Nhân vật trong câu chuyện là

  1. A. Dòng Sông, Suối Nguồn.
  2. Suối Nguồn, Đám Mây
  3. Dòng Sông, Suối Nguồn, Đám Mây.
  4. Dòng Sông, Suối Nguồn, đám trẻ chăn trâu.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con?

  1. Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi.
  2. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu.
  3. Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải.
  4. Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi !”.

Câu 4. Câu nói  Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé! là lời của:

  1. Người kể chuyện.
  2. Đám Mây.
  3. Mẹ Suối Nguồn.
  4. Dòng Sông.

Câu 5. Chi tiết Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ cho thấy dòng sông là nhân vật như thế nào?

  1. Say mê, yêu thích khám phá những điều mới lạ.
  2. Không yêu mẹ Suối Nguồn.
  3. Mải chơi với bạn bè.
  4. đã có người mẹ Biển.

Câu 6. Truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn nào?

  1. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.
  2. Điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
  3. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn bên ngoài.
  4. Phối hợp các điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.

Câu 7. Hành trình Dòng Sông ra biển có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện qua trình khám phá, học hỏi của con người.
  2. Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn.
  3. Không có gì quý bằng sự tự do.
  4. Không có gì quý bằng tình mẹ.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý

Câu 8. Nhận xét ngôn ngữ trần thuật của truyện ngắn qua những câu văn sau: Ồ, phong cảnh dưới xụôi thật là đẹp; Ôi, thích quá đi mất.

Câu 10. Khi được Đám Mây giúp đỡ, hai mẹ con đã gặp nhau mừng mừng tủi tủi, chi tiết này gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? (Trả lời trong đoạn văn 4-5 câu).

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết văn bản nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá những đặc điểm trong cách kể của tác giả qua truyện ngắn

 

Đề 2: Tự luận

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Xác định ngôi kể của câu chuyện.

Câu 2: Truyện ngắn được trần thuật theo điểm nhìn nào?

Câu 3: Hành trình Dòng Sông ra biển có ý nghĩa gì?

Câu 4: Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý

Câu 5: Nhận xét ngôn ngữ trần thuật của truyện ngắn qua những câu văn sau: Ồ, phong cảnh dưới xụôi thật là đẹp; Ôi, thích quá đi mất.

Câu 6: Khi được Đám Mây giúp đỡ, hai mẹ con đã gặp nhau mừng mừng tủi tủi, chi tiết này gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? (Trả lời trong đoạn văn 4-5 câu).

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết văn bản nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá những đặc điểm trong cách kể của tác giả qua truyện ngắn

Hướng dẫn đáp án chi tiết

Đề 1

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 C 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 D 0,5
7 D 0,5
8 – Nhân hóa: mẹ Suối Nguồn ngắm con, tiễn con

– Tác dụng

+ Mẹ SN – hình ảnh của tự nhiên, vô tri vô giác nhưng lại có hành động, tính cách như con người. Qua đó, người đọc nhân ra tình yêu con da diết của mẹ SN.

+ Câu văn cụ thể, giàu sức gợi, sinh động, hấp hẫn.

1,0
9 – Ngôn ngữ trần thuật: ngôn ngữ của nhân vật: thán từ Ôi, từ thể hiện cảm xúc:

– Đó là ngôn ngữ gần gũi, đời thường, quen thuộc vừa diễn tả sự hồn nhiên, vô tư của DS, vừa thấy được tâm trạng ngỡ ngàng, vui tươi, thích thú của nhân vật khi phát hiện ra vẻ đẹp yên bình, trù phú, tươi đẹp, căng tràn sức sống của cảnh vật trên hành trình về xuôi.

0,75

 

 

 

 

10 – Hình thức: 01 đoạn văn

– Nội dung:

+ Trình bày suy nghĩ của bản thân: Tình mẫu tử là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng.

+ Lí giải:

++  Tình mẫu tử là thứ tình cảm ấm áp nhất sưởi ấm, nâng đỡ chúng ta giữa cuộc đời có nhiều biến động.

++ Là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả. Tình mẫu tử làm cho đời sống tình cảm của con người trở nên phong phú, ý nghĩa.

++ Tình mẫu tử giúp con người vượt lên những giới hạn thông thường để làm được những điều cao cả, phi thường.

0,75
II   VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật kể chuyện 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2,75
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể theo hướng sau:

* Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, xuất xứ

– Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Suối Nguồn và Dòng Sông”: điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật, kể và tả…

* Thân  bài

– Luận điểm 1: Phân tích mạch truyện:

+ Câu chuyện kể về hành trình của dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn về xuôi. Mẹ Suôi Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, thấp thỏm và dặn với theo: Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé!

+ Trước những điều mới lạ, hấp dẫn của thiên nhiên, Dòng Sông cứ mải mê, bồng bềnh trong niềm vui khám phá mà không nhận ra đã cách xa mẹ Suối Nguồn đã rất nhiều ngày.

+ Khi Dòng Sông gặp biển mới giật mình nhớ tới mẹ nhưng đã muộn. Dòng Sông ứa nước mắt, ước được về tahwm mẹ.

+ Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm đã cõng bạn bay về gặp mẹ. Mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.

→ Mạch truyện theo trình tự thời gian → liền mạch, người đọc theo dõi câu chuyện một cách dễ dàng

– Luận điểm 2: Phân tích điểm nhìn:

+ Dòng Sông kết hợp điểm nhìn: bên ngoài sang điểm nhìn bên trong…→ hình dáng, tâm trạng nhân vật.

+ Mẹ Suối Nguồn: điểm nhìn chủ yếu đặt ở bên trong nhân vật → Thế giới nội tâm nhân vật vì thế cũng tường tận, cụ thể hơn.

– Luận điểm 3: Phân tích ngôn ngữ trần thuật:

+ Ngôn ngữ của người kể chuyện kết hợp với ngôn ngữ nhân vật giúp ta hiểu rõ nội tâm nhân vật: vừa vui, háo hức, lại nhớ mẹ.

+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm → khắc sâu thêm tâm trạng bất an của người mẹ….

– Luận điểm 4: Người kể chuyện ngôi 3, nghệ thuật kể, tả, nhân hóa:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri đã giúp nhân vật DS và cảnh vật hiện lên thật khách quan, chân thực, rõ nét

+  Nhân cách hóa → sự vật trở nên sống động, có tâm hồn.

….

– Luận điểm 5: Đánh giá:

+ Về nghệ thuật: Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thể loại truyện ngắn: cốt truyện đơn giản; nhân vật được sử dụng thủ pháp nhân cách hóa như con người tăng tính hấp dẫn của câu chuyện; sự kết hợp giữa kể và tả; dung lượng ngắn nhưng hàm chứa những bài học nhân sinh sâu sắc.

+ Về nội dung: Câu chuyện kể về hành trình của dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn về xuôi; thông qua đó, thể hiện nhận thức đúng đắn về vai trò của hành trình khám phá thế giới bao la và về tình mẫu tử thiêng liêng

+ Tài năng nghệ thuật khi viết truyện thiếu nhi và lòng yêu trẻ của tác giả.

+ Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện: bài học về tình mẫu tử…

Kết bài:

– Khái quát đặc sắc nghệ thuật

– Khẳng định sức sống của tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

-Hs giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật: 0,25 đ

Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,0- 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm –1,75 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá chung chung, chưa rõ vấn đề: 1,0  – 1,25 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá  sơ lược, chưa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

  d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
I + II     10

 

Đề 2

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC – HIỂU 6.0
  1 Ngôi 3 0,5
2 Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong 0,5
3 Thể hiện qua trình khám phá, học hỏi của con người 0,5
4 – Nhân hóa: mẹ Suối Nguồn ngắm con, tiễn con

– Tác dụng

+ Mẹ SN – hình ảnh của tự nhiên, vô tri vô giác nhưng lại có hành động, tính cách như con người. Qua đó, người đọc nhân ra tình yêu con da diết của mẹ SN.

+ Câu văn cụ thể, giàu sức gợi, sinh động, hấp hẫn.

1,0
5 – Ngôn ngữ trần thuật: ngôn ngữ của nhân vật: thán từ Ôi, từ thể hiện cảm xúc:

– Đó là ngôn ngữ gần gũi, đời thường, quen thuộc vừa diễn tả sự hồn nhiên, vô tư của DS, vừa thấy được tâm trạng ngỡ ngàng, vui tươi, thích thú của nhân vật khi phát hiện ra vẻ đẹp yên bình, trù phú, tươi đẹp, căng tràn sức sống của cảnh vật trên hành trình về xuôi.

1,5
  6 – Hình thức: 01 đoạn văn

– Nội dung:

+ Trình bày suy nghĩ của bản thân: Tình mẫu tử là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng.

+ Lí giải:

++  Tình mẫu tử là thứ tình cảm ấm áp nhất sưởi ấm, nâng đỡ chúng ta giữa cuộc đời có nhiều biến động.

++ Là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả. Tình mẫu tử làm cho đời sống tình cảm của con người trở nên phong phú, ý nghĩa.

++ Tình mẫu tử giúp con người vượt lên những giới hạn thông thường để làm được những điều cao cả, phi thường.

2,0
II   VIẾT  
    Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá những đặc điểm trong cách kể của tác giả qua truyện ngắn 4,0
      a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật kể chuyện

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể theo hướng sau:

* Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, xuất xứ

– Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Suối Nguồn và Dòng Sông”: điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật, kể và tả…

* Thân  bài

– Luận điểm 1: Phân tích mạch truyện:

+ Câu chuyện kể về hành trình của dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn về xuôi. Mẹ Suôi Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, thấp thỏm và dặn với theo: Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé!

+ Trước những điều mới lạ, hấp dẫn của thiên nhiên, Dòng Sông cứ mải mê, bồng bềnh trong niềm vui khám phá mà không nhận ra đã cách xa mẹ Suối Nguồn đã rất nhiều ngày.

+ Khi Dòng Sông gặp biển mới giật mình nhớ tới mẹ nhưng đã muộn. Dòng Sông ứa nước mắt, ước được về tahwm mẹ.

+ Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm đã cõng bạn bay về gặp mẹ. Mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.

→ Mạch truyện theo trình tự thời gian → liền mạch, người đọc theo dõi câu chuyện một cách dễ dàng

– Luận điểm 2: Phân tích điểm nhìn:

+ Dòng Sông kết hợp điểm nhìn: bên ngoài sang điểm nhìn bên trong…→ hình dáng, tâm trạng nhân vật.

+ Mẹ Suối Nguồn: điểm nhìn chủ yếu đặt ở bên trong nhân vật → Thế giới nội tâm nhân vật vì thế cũng tường tận, cụ thể hơn.

– Luận điểm 3: Phân tích ngôn ngữ trần thuật:

+ Ngôn ngữ của người kể chuyện kết hợp với ngôn ngữ nhân vật giúp ta hiểu rõ nội tâm nhân vật: vừa vui, háo hức, lại nhớ mẹ.

+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm → khắc sâu thêm tâm trạng bất an của người mẹ….

– Luận điểm 4: Người kể chuyện ngôi 3, nghệ thuật kể, tả, nhân hóa:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri đã giúp nhân vật DS và cảnh vật hiện lên thật khách quan, chân thực, rõ nét

+  Nhân cách hóa → sự vật trở nên sống động, có tâm hồn.

….

– Luận điểm 5: Đánh giá:

+ Về nghệ thuật: Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thể loại truyện ngắn: cốt truyện đơn giản; nhân vật được sử dụng thủ pháp nhân cách hóa như con người tăng tính hấp dẫn của câu chuyện; sự kết hợp giữa kể và tả; dung lượng ngắn nhưng hàm chứa những bài học nhân sinh sâu sắc.

+ Về nội dung: Câu chuyện kể về hành trình của dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn về xuôi; thông qua đó, thể hiện nhận thức đúng đắn về vai trò của hành trình khám phá thế giới bao la và về tình mẫu tử thiêng liêng

+ Tài năng nghệ thuật khi viết truyện thiếu nhi và lòng yêu trẻ của tác giả.

+ Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện: bài học về tình mẫu tử…

Kết bài:

– Khái quát đặc sắc nghệ thuật

– Khẳng định sức sống của tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

-Hs giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật: 0,25 đ

Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,0- 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm –1,75 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá chung chung, chưa rõ vấn đề: 1,0  – 1,25 điểm.

– Học sinh phân tích, đánh giá  sơ lược, chưa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2,75
  d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

 

 

  e. Sáng tạo:Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng tri thức ngữ văn học trong quá trình nghị luận; biết so sánh với các nhân vật khác trong tác phẩm, các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề;  biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0,25
      Tổng 10

 

Bài viết  tham khảo

          Nguyễn Minh Ngọc là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học VN hiện đại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu là truyện ngắn Suối Nguồn và Dòng Sông. Truyện hấp dẫn người đọc không chỉ bởi nội dung tư tưởng mà còn ở những nét đặc sắc trong cách kể của nhà văn.

Suối Nguồn và Dòng Sông là truyện ngắn nhỏ gọn, cốt truyện đơn giản, sự kiện không nhiều. Truyện mở đầu bằng hình ảnh Dòng Sông (DS) xinh xắn bên cạnh mẹ Suối Nguồn (SN), khi đã lớn, Sông từ biệt mẹ để về xuôi. Trong suốt hành trình, DS mải mê ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài mà quên mất mẹ, mãi đến khi gặp biển lớn, DS mới nhớ tới mẹ. Nhờ sự giúp đỡ của Đám Mây (ĐM), DS đã được trở về trong vòng tay yêu thương của mẹ. Truyện được kể theo trình tự thời gian, các chi tiết được xâu chuỗi, liền mạch, người đọc theo dõi câu chuyện một cách dễ dàng.

Điểm nhìn của người kể chuyện linh hoạt, có sự phối hợp và dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong, từ điểm nhìn của nhân vật SN sang điểm nhìn của DS…Câu chuyện vì thế trở nên linh hoạt, sinh động, người kể vừa quan sát, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, vừa nhìn nhân vật đẩy đủ và bao quát. Các nhân vật trong truyện dưới ngòi bút của nhà văn được nhân cách hóa trở nên sống động, có tâm hồn.

Mọi cảnh vật hiện lên qua con mắt của DS- một “đứa bé” vừa bước vào đời trở nên vô cùng kì thú và đặc sắc làng mạc trù phú, mái ngói san sát cứ óng lên trong ánh nắng mai rực rỡ, những đồng ngô, bãi mía xanh xanh, dưa hấu, lăn lóc, đàn trâu thung dung gặm cỏ…một khung cảnh yên bình, tươi đẹp, trù phú, căng tràn sức sống. Cảnh vật mới lạ khiến DS không kìm nén được cảm xúc, phải trầm trồ thốt lên Ồ, phong cảnh dưới xụôi thật là đẹp . Từ “Ồ” diễn tả tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vui sướng, của một thanh niên mới lớn, lần đầu được rời xa lũy tre làng. Phép liệt kê kết hợp cùng nghệ thuật kể và tả khung cảnh miền xuôi hiện hữu ngày càng đẹp, càng hấp dẫn, DS vì thế vô cùng thích thú  Ôi, thích quá đi mất. Người kể chuyện ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri đã giúp nhân vật DS và cảnh vật hiện lên thật khách quan, chân thực, rõ nét, người đọc như được chứng kiến hành trình ham khám phá, học hỏi của Sông.

Khi gặp biển, nhân vật mới nhớ nhà, nhớ mẹ. Ở đây, nhà văn khéo léo mang đến một triết lí trong cuộc sống Thường người ta lúc biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. Câu nói không chỉ diễn tả tình cảnh hiện tại của nhân vật: nhớ nhà, nhớ mẹ nhưng không có cách nào để quay về mà còn là lời cảnh tỉnh với mỗi người, nó gióng lên hồi chuông mạnh mẽ trong tâm hồn khiến độc giả- những người đang đứng ngoài quan sát hành trình trưởng thành của DS phải ngẫm về cách sống, thái độ của bản thân với gia đình, đặc biệt là với mẹ. Ngôn ngữ của người kể chuyện kết hợp với ngôn ngữ nhân vật giúp ta hiểu rõ nội tâm nhân vật: nhớ mẹ, mong ước đến cháy bỏng, tha thiết được về thăm mẹ dù chỉ một lát, sự chuyển tiếp từ tâm lí mê mải, bồng bềnh trong niềm vui sang nhớ mong và buồn ứa nước mắt khiến cuộc hành trình của DS thêm sinh động, chân thực. Không chỉ là người khao khát khám phá, học hỏi thế giới, cuộc sống; DS còn là một người con có tình yêu với mẹ.

Nếu nhân vật DS được người kể chuyện phối hợp điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong  thì người mẹ SN điểm nhìn chủ yếu đặt ở bên trong nhân vật. Thế giới nội tâm nhân vật vì thế cũng tường tận, cụ thể hơn. Từ khi DS bắt đầu cuộc hành trình, mẹ SN không ngừng lo lắng thắc thỏm không yên, tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải…lời độc thoại nội tâm càng khắc sâu thêm tâm trạng bất an của người mẹ. Đối với mẹ, con dù lớn mãi mãi vẫn là đứa con bé bỏng, yêu thương.

Sau thời gian xa cách, khi DS trở về, người mẹ vẫn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu, bóng hình con, những kỉ niệm về con luôn là miền kí ức tươi đẹp, hằn in trong tâm khảm, không bao giờ mờ phai, bà sung sướng dang tay ra đón con. Vòng tay mẹ chi chút, chăm con từng miếng ăn, giấc ngủ, nâng niu, vỗ về, âu yếm; vòng tay dang rộng như tấm lòng bao dung, bao la của mẹ, dù con có đi đâu, có khôn lớn, trưởng thành hay con có vô tình quên mẹ thì mẹ sẽ vẫn là mái ấm, bến đỗ bình yên quan tâm, che chở, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chắc cho con. Vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹtrái tim mẹ SN cũng là một kì quan tuyệt phẩm như thế.

Với cốt truyện đơn giản, ngôn ngữ bình dị, đời thường mà đậm chất triết lí, nghệ thuật kể và tả, giọng điệu thân mật, gẫn gũi qua cách xưng hô: mẹ, con, bạn thân mến… đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật SN và DS: SN là người mẹ vị tha, nhân hậu, yêu thương con vô bờ bến; DS là người con ưa khám phá, học hỏi, giàu lòng thương mẹ, từ đó truyện ngắn khẳng định tình cảm gia đình, đặc biệt tình mẫu tử- một thứ tình cảm thiêng liêng có khả năng gắn kết con người dù xa cách nhau, đồng thời cũng gửi đến người đọc thông điệp nhân văn sâu sắc: phải biết yêu thương, trân trong gia đình, tình cảm gia đình đặc biệt là tình mẫu tử. Bạn và tôi phải luôn nhớ rằng Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc- Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không!

Bằng cách văn học hóa những hiện thực cuộc sống, những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Ngọc đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện kể, đưa tác phẩm chạm đến những giá trị, chức năng cơ bản của văn học. Và từ đó truyện Suối Nguồn và Dòng Sông làm nên tên tuổi của nhà văn, góp vào đề tài tình mẫu tử một tác phẩm đặc sắc, vượt qua sự băng hoại của thời gian bất tử cùng độc giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *