Đề đọc hiểu và nghị luận về truyện Lời trăn trối cuối cùng, Nguyễn Ngọc Tư

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

– Chị giáo ơi! Chị giáo ơi! Chị có nhà không hử?

– Dạ! Cháu đây! Bà Na gọi cháu à? Có chuyện gì mà bà hốt hoảng thế? Ông lại đau à?

– Không! Chị lấy lương chưa cho bà vay 5 triệu ,ông lão nhà bà ốm nặng quá rồi chắc không qua khỏi. Bà ra chợ đặt tiền hàng tạp hóa trước .

– Hôm qua, cháu sang chơi thấy ông vẫn khoẻ và nói chuyện bình thường mà.

Ông bảo bà sang gọi cháu ông nhờ việc gì ấy!

Tôi vào nhà lấy tiền đưa bà Na 5 triệu đồng rồi chạy sang thấy ông Lĩnh đang nằm trên giường, đắp chiếc chăn mỏng ngang người mắt nhìn lên trần nhà, hai hàng nước mắt chảy dài xuống cả mang tai. Thấy tôi sang ông quay mặt ra nhìn tôi nói:

Chị giáo sang chơi à? Hôm nay,ông không ngồi dậy nói chuyện cùng chị giáo được rồi! Có lẽ ông ” hỏng” mất!

Ông quở mồm, không sao đâu ông ạ! Ông chịu khó ăn cháo, uống sữa vào là khoẻ mạnh thôi! Cháu gọi điện các anh chị về cho ông đi viện nhé!

Đừng gọi! Ông cấm chỉ cháu hay bất cứ một ai gọi điện cho một đứa nào về! Khi nào ông chết ,dân làng chôn cất xong thì gọi!

Bà Na ngồi cuối giường xoa bóρ chân cho ông Lĩnh vừa sụt sịt khóc, ông chậm rãi nói trong khó nhọc: Tiện có chị giáo là người hàng xóm hay sang chơi với ông bà, ông coi như người ruột thịt không giấu giếm gì cháu. Ông có bốn thằng con trai, bất hiếu cả bốn. Ba tháng trước, giỗ ông nội nó cũng là bố của ông. Làm giỗ xong, ông bảo bốn đứa là: tiện hôm nay chúng mày về cho bố đi lên viện Phổi trung ương khám lại và lấy thuốc uống. Sáu tháng trước mẹ khoẻ đưa bố đi khám, bác sĩ bảo ung thư ρhổi giai đoạn 3. Bố đã điều trị và về nhà uống thuốc rồi sao người vẫn sút cân, mệt không ăn được. Bốn đứa chúng nó im lặng, nhìn nhau không nói câu gì. Thằng con út lấy ví đưa 2 triệu, ba thằng anh mỗi thằng 3 triệu. Chúng nó bảo mẹ thuê xe ô tô đưa bố lên viện khám, hoặc mẹ mang đơn thυốc lên chỗ cũ mà lấy! Bố cũng đã biết bệnh của mình rồi không khỏi được đâu, bố cứ làm nũng! Bốn cô con dâu bảo chúng con còn đi làm, không nghỉ được. Các cháu còn nhỏ ρhải đưa, đón chúng đi học… Tôi nghe lũ con nói thế mà lòng tôi đau hơn cắt chị giáo ạ! Nghĩ ngày chúng bé, trời rét tôi mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, tôi ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn. Hai vợ chồng đấu thầu thêm hàng mẫu ruộng để cấy lúa nuôi lợn bán đi nuôi chúng ăn học cho bằng bạn bằng bè nghĩ sau này khi về già vợ chồng nương tựa vào con. Ai ngờ, bây giờ tôi đổ bệnh thì chúng lảng tránh, xót quá!

Ông nói xong,rướn cổ nuốt nước bọt. Tôi rót cốc nước lọc đỡ đầu lên cho ông uống. Ông bảo cho ông ngồi dựa vào tường nhà. Tôi và bà Na nâng ông dậy làm theo yêu cầu của ông.

Ông Lĩnh quệt dòng nước mắt chảy xuống cằm rồi nhìn xung quanh nhà ,nhìn bà Na và tôi bảo:

Nếu tôi đi rồi bà bình tĩnh nhờ chị giáo gọi điện báo cho chính quyền địa phương biết và gọi giúp ᴅịcҺ vụ Һỏa táng Văn Điển về làm thủ tục cho tôi lên đấy! Tiền tôi để trong túi áo vest treo trong tủ. Bà đứng lên lo liệu cho tôi, không làm cỗ bàn gì cả chỉ làm vài mâm cơm thợ kèn và anh em thúc bá thôi, xây mộ đơn giản rồi gắn cái bia vào để sau này bà ra chơi cùng tôi khỏi nhầm lẫn là được. Bà yên tâm, tôi sẽ ở bên cạnh bà suốt ngày, đêm cho nên bà không được buồn, khóc chịu khó ăn uống đầy đủ khoẻ mạnh là tôi yên tâm rồi!…

Còn chị giáo đi lớp thì thôi, ngày nghỉ thỉnh thoảng buổi tối sang chơi với bà nhé!

Vâng, cháu sang bên ông bà chơi suốt ngày mà!

Bà Na mếu máo vừa khóc vừa bảo ông cứ yên tâm tôi sẽ làm như ông dặn. Hai ông bà ôm nhau khóc lóc nhìn không cầm nổi nước mắt.

Ngồi ngoài hiên nhà, trời Ьắt đầu vào thu rồi mà sao nóng cứ hầm hập như chảo lửa úp xuống từng người.

Tôi tranh thủ nhắn tin cho các con ông thu xếp việc mà về thăm bố kẻo muộn và dặn các anh chị về nhà nếu ông hỏi tại sao lại về nhà đúng lúc này thì cũng đừng nói là tôi bảo, kẻo phiền hà. Thôi thì làm trái lời ông Lĩnh một chút ,vì nghĩ rằng các con ông sẽ về xin lỗi ông để ông có mệnh hệ gì cũng được thanh thản cõi lòng…

Chị giáo ơi vào cho ông nằm xuống giường giúp bà với!

Tôi quay vào nhà thì ông nói:

Để cho tôi ngồi dựa lưng vào tường nhà thêm một lát nữa.

Ông có thèm ăn,uống gì không cháu mua?

Ông nói thèm ăn bánh trôi ,tôi phóng xe máy ra chợ mua 2 đĩa tiện mời cả bà ăn luôn cùng ông nhưng ông cũng chỉ ăn được có ba viên bánh nhỏ,, để cho ông nghỉ một chút tôi pha cốc sữa động viên ông uống thêm nhìn bàn tay ông run rẩy khô héo chỉ còn da bọc xương đen sạm mà tҺương xót. Đúng là bệnh K hủy diệt con người nhanh chóng từng ngày.

Mới ngày nào ông khoẻ mạnh, nhanh nhẹn nước da hồng hào ,ông tham gia hội Người cao tuổi của xã ngâm thơ, hát chèo vui nhộn khi đang ở tuổi 65 mà giờ đây nhìn ông như một tàu lá héo không còn nhựa sống. Thỉnh thoảng những cơn đau hành hạ làm ông lăn lộn, cuộn tròn trong vỏ chăn,có lúc ông cắn răng chịu đựng đến toé máu rồi trận đau tăng dần khoẻ hơn cả sức chịu đựng tinҺ thần và thể xác của ông ,ông gào khóc, rên rỉ lúc ấy bà Na sang gọi tôi lại tiêm Morphine cho ông để ông êm dịu.

Có lẽ lần này, ông không trụ được nên dặn dò vợ ông nhiều thứ đến thế!

Tiếng xe máy,ô tô sầm sập đỗ ngoài sân các con ông nối tiếp nhau trở về, chúng hớt hải chạy vào trong nhà đứa đứng đứa ngồi nhìn bố khóc lóc. Ông Lĩnh không nói không thèm nhìn mặt các đứa con của mình. Ông nhắm mắt nằm im cả tám đứa thi nhau gọi, hỏi cầm tay ,lay người mà ông coi như không cảm giác gì. Chúng quay sang nói với mẹ gọi bố tỉnh dậy có dặn dò gì chúng con không nhưng bà Na chỉ ngậm ngùi khóc lắc đầu.

Thấy ồn ào náo loạn làm ông Lĩnh đau đầu, tôi đứng dậy ra về thì nghe tiếng ông nói rõ ràng từng từ đanh thép mà như cứa từng khúc ruột.

Chúng mày nghe rõ tao dặn này!

Nếu có kiếp sau tao không phải làm bố chúng mày.

Tao chỉ ân hận là kiếp này đã đẻ ra bốn thằng con khốn nạn!

Cút đi hết!

(Lời trăn trối cuối cùng, Nguyễn Ngọc Tư, https://kienthuc.net.vn/)

Đề 1: Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

  1. Ngôi thứ ba  B. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai  D. Kết hợp ngôi thứ ba và hai

Câu 2. Điểm nhìn trong câu chuyện trên là điểm nhìn chủ yếu từ nhân vật nào?

  1. Chị giáo   B. Vơ ông Lĩnh
  2. Ông Lĩnh D. Con ông Lĩnh

Câu 3. Tình huống nào đã khiến ông Lĩnh hiểu thấu về các con?

  1. Ông giấu bệnh không cho các con biết
  2. B. Ông bị bệnh muốn nhờ các con cho đi viện khám lấy thuốc
  3. Ông đuổi hết đám con đi, không cho vào nhà
  4. Khi ông bàn bạc với vợ về hậu sự của mình

Câu 4. Lời trăn trối của ông Lĩnh với vợ trước khi mất đã thể hiện điều gì ?

  1. Luôn biết lo xa, cẩn thận, chu đáo
  2. Yêu thương quan tâm đến vợ
  3. Sự tức tối, giận dữ trước hành động của các con
  4. Cả A và B

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện?

  1. Chỉ có lời nhân vật
  2. Bao gồm lời người kể chuyện và lời tác giả
  3. C. Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật
  4. Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả

Câu 6. Đọc đoạn sau đây, nhận xét phẩm chất của vợ chồng ông Lĩnh ?

Nghĩ ngày chúng bé, trời rét tôi mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, tôi ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn. Hai vợ chồng đấu thầu thêm hàng mẫu ruộng để cấy lúa nuôi lợn bán đi nuôi chúng ăn học cho bằng bạn bằng bè

  1. Luôn quan tâm, lo lắng cho các con
  2. Hi sinh tất cả vì các con
  3. Sống lạc quan, tin tưởng vào tương lai các con
  4. Bao dung,vị tha với các con

Câu 7. Dòng nào nêu đúng nhất chủ đề của câu chuyện?

  1. Ca ngợi sự hi sinh của cha mẹ với các con
  2. Ca ngợi sự hiếu thảo của các con với cha mẹ
  3. Phê phán sự vô tâm, bất hiếu của những đứa con với cha mẹ
  4. Phê phán sự bỏ mặc của bậc làm cha mẹ với các con

Trả lời câu hỏi

Câu 8. Nhân vật ông Lĩnh trong đoạn trích có đặc điểm tính cách nào?

Câu 9. Bạn rút ra thông điệp gì từ đoạn trích? Lí giải vì sao.

Câu 10. Từ cách hành xử của những đứa con trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn khoảng 7 đến 8 câu bàn về những việc cần làm của những đứa con với cha mẹ?

Đề 2: Tự luận

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

Câu 3. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 4. Nêu chủ đề của đoạn trích?

Câu 5. Nhân vật ông Lĩnh trong đoạn trích có đặc điểm tính cách nào?

Câu 6. Đoạn trích chủ yếu sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy?

Câu 7. Bạn rút ra thông điệp gì từ đoạn trích? Lí giải vì sao.

Câu 8. Từ sự vô tâm của những người con trong đoạn trích, anh/chị hãy viêt một đoạn văn từ 7 đến 9 câu suy nghĩ về việc con cái luôn xem những điều cha mẹ làm cho mình là đương nhiên và bản thân mình thì không cần làm gì cho cha mẹ.

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá những đặc điểm trong cách kể của truyện ngắn Lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Ngọc Tư.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

  1. ĐỌC – HIỂU

Đề 1

Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7
B A B D C B C

 

Tự luận

Câu 8 (0,5 điểm)

Đặc điểm tính cách nhân vật ông Lĩnh:

+ Là một người cha tần tảo, vất vả hy sinh vì những đứa con của mình

+ Là một người chồng tâm lý, hết mực yêu thương vợ của mình

+ Là một người biết lo xa

Lưu ý :

Trả lời được 3 ý : 0,5 điểm

Trả lời 2/3 ý được 0,25 điểm

Câu 9 ( 1,0 điểm)

HS rút ra bài học cho bản thân (0,5 điểm) Gợi ý:

–  Hãy yêu thương, quan tâm đến cha mẹ mình khi còn có thể bởi vì ba mẹ không thể sống hoài với chúng ta được.

– Sống có trách nhiệm với gia đình vì chúng ta đã nhận quá nhiều thứ tốt đẹp từ cha mẹ…

– Lý giải (0,5 điểm)

Câu 10 (1,0 điểm)

– Về hình thức: một đoạn văn 7 đến 9 câu: 0,25 điểm

– Về nội dung (0,75điểm) Những việc cần làm của những người con với cha mẹ:

+ Sống cần có hiểu với cha mẹ

+ Giúp đỡ bố mẹ bằng những việc làm cụ thể

+ Chăm sóc, quan tâm đến bố mẹ lúc ốm đau

+ Cố gắng học thật giỏi để bố mẹ vui lòng….

Đề 2. Tự luận

Câu Nội dung Điểm
1 Ngôi thứ nhất

– Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời sai: 0 điểm

0,5
2 Người kể chuyện là chị giáo xưng tôi

– Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời sai: 0 điểm

0,5
3 Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

– Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời 2/3 phương thức: 0,25 điểm

– Trả lời được 1/3 phương thức: 0 điểm

0,5
4 Phản ánh sự vô tâm của những người con với cha mẹ

– Trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời sai: 0 điểm

1,0
5 Đặc điểm tính cách nhân vật ông Lĩnh:

+ Là một người cha tần tảo, vất vả hy sinh vì những đứa con của mình

+ Là một người chồng tâm lý, hết mực yêu thương vợ của mình

+ Là một người biết lo xa

– Trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời 2/3 biểu hiện: 0,75 điểm

– Trả lời 1/3 biểu hiện: 0,5 điểm

– Trả lời sai: 0 điểm

1,0
6 – Đoạn trích chủ yếu sử dụng điểm nhìn từ nhân vật ông Lĩnh

– Tác dụng:

+ Khiến câu chuyện trở nên chân thực, sinh động

+ Bộc lộ rõ những suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, cách ứng xử của ông trước vợ, con

– Trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời sai: 0 điểm

1,0
7 HS rút ra bài học cho bản thân(0,5 điểm) Gợi ý:

–  Hãy yêu thương, quan tâm đến cha mẹ mình khi còn có thể bởi vì ba mẹ không thể sống hoài với chúng ta được.

– Sống có trách nhiệm với gia đình vì chúng ta đã nhận quá nhiều thứ tốt đẹp từ cha mẹ…

– Lý giải (0,5 điểm)

1,0
8 – Về hình thức: một đoạn văn 7 đến 9 câu: 0,25 điểm

– Về nội dung: 0,25 điểm

– Con cái luôn xem những điều cha mẹ làm cho mình là đương nhiên và bản thân mình thì không cần làm gì cho cha mẹ là một suy nghĩ sai lầm, ích kỷ, nhỏ nhen.

– Ba mẹ là những người sinh chúng ta ra, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những điều đó. Không chỉ vậy, chúng ta cần làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, đó có thể chỉ là những hành động nhỏ nhưng nó sẽ giúp chúng ta không phải hối tiếc về sau…

0,5

 

  1. LÀM VĂN
  2. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi.

+ Lời trăn trối cuối cùng là một tác phẩm thể hiện góc khuất nhỏ trong đời sống hiện nay mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Nó nói về sự vô tâm của những đứa con đối với cha mẹ của mình. Đồng thời nó cũng làm nổi bật những hi sinh, vất vả của đấng sinh thành để cho những đứa con có được cuộc sống tốt đẹp nhất. Truyện không chỉ hấp dẫn ở nội dung mà còn thành công trong cách kể chuyện của tác giả

  1. Thân bài:

* Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo truyện (câu chuyện, cách tổ chức mạch truyện)

– Câu chuyện của Lời trăn trối cuối cùng xoay quanh câu chuyện của nhân vật chị giáo kể về người cha già là ông Lĩnh mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng lại bị các con thờ ơ, không quan tâm.

– Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian với các sự kiện:

+ Vợ chồng ông Lĩnh sinh được 4 người con, vợ chồng ông đã vất vả hi sinh tất cả để nuôi chúng ăn học, trưởng thành, lập gia đình.

+ Khi về già, ông Lĩnh không may mắc căn bệnh ung thư quái ác, vợ chồng ông cũng đã chạy chữa thuốc men nhưng sức khỏe của ông ngày một cạn kiệt.

+ Mấy bữa trước khi nhà có giỗ, các con về đông đủ, ông Lĩnh nhờ các con cho ông lên viện khám và lấy thuốc nhưng cả bốn đứa đều từ chối lấy lý do này lý do kia bởi nghĩ rằng ông đi viện cũng không thể khỏi được bệnh. Ngược lại chúng còn dùng tiền để khỏa lấp nỗi đau của ông khi mỗi đứa lần lượt mang 3 triệu, 2 triệu đưa cho ông để ông bà tự thuê xe lên viện. Thấy sự vô tâm của các con mà lòng ông Lĩnh nhói đau.

+ Căn bệnh quái ác đó cứ ngày ngày hành hạ ông khiến cho ông đau đớn, chỉ còn da bọc xương. Biết mình không thể qua khỏi, ông Lĩnh bảo vợ sang gọi chị giáo-  người hàng xóm thân thiết vay tiền chữa trị và kể lại cho chị giáo nghe tình cảnh nhà mình.

+ Trước khi chết, ông Lĩnh còn thu xếp và dặn dò vợ mọi việc cũng như dặn chị giáo không cho những đứa con bất hiếu biết.

+ Chị giáo đã bí mật nhắn tin cho những đứa con của ông biết nên chúng đã về thăm bố nhưng ông Lĩnh đã máng và không nhận những đứa con khốn nạn.

– Cách tổ chức mạch truyện: truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại khi vợ ông Lĩnh sang nhà chị giáo hỏi vay tiền để thu xếp công việc cho ông Lĩnh. Câu chuyện của ông Lĩnh kể cho chị giáo nghe khiến truyện quay trở về quá khứ gần và quá khứ xa để giúp chị giáo có thể hiểu thấu hoàn cảnh gia đình ông cũng như cách các con ông đối xử với bố khi bố bị bệnh. Sau đó truyện lại quay trở về thời điểm hiện tại với lời căn dặn của oogn lĩnh với vợ cũng như lời nhờ của ông với chị giáo khi ông mất. Kết thúc truyện là sự việc những đứa con về thăm ông nhưng ông đã dứt khoát cự tuyệt chúng.

=> Cách tổ chức mạch truyện đi từ hiện tai-> hồi cố quá khứ-> trở về hiện tại: cách tổ chức truyện hiện đại

 

* Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn)

– Người kể chuyện trong tác phẩm là chị giáo với ngôi kể thứ nhất xưng tôi – người kể chuyện hạn tri. Chị giáo là người hàng xóm nhà ông Lĩnh, chị đã được ông Lĩnh kể lại về hoàn cảnh gia đình cũng như cách ứng xử của những đứa con. Nhờ đó chị biết được diễn biến của câu chuyện và kể lại.

=> Ngôi kể đã giúp câu chuyện trở nên sinh động, khơi gợi trí tò mò của độc giả

–  Điểm nhìn: truyện sử dụng đa dạng điểm nhìn, có điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìn thời gian, tâm lý.

Điểm nhìn có sự dịch chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật chính

* Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật

– Vai trò của ngôi kể:

+ Ngôi kể thứ nhất với nhân vật chị giáo xưng tôi là người hàng xóm đã chứng kiến, nghe kể lại từ nhân vật chính ông Lĩnh về hoàn cảnh gia đình, về những tâm tư, nguyện vọng của ông lúc cuối đời.

+ Ngôi kể thứ nhất đó tuy bị hạn tri nhưng có vai trò giúp câu chuyện trở nên sinh động, tạo ra tình huống truyện, thúc đẩy câu chuyện phát triển, khơi gợi trí tò mò của độc giả. Đồng thời vừa tạo tính chân thực, khách quan cho câu chuyện được kể.

– Vai trò của điểm nhìn:

+ Điểm nhìn của người kể chuyện là điểm nhìn chính, chi phối nội dung câu chuyện

+ Điểm nhìn của người kể chuyện còn giúp khắc họa rõ nét dáng vẻ bên ngoài của nhân vật ông Lĩnh và các sự việc xảy ra với gia đình ông.

+ Ngoài điểm nhìn của người kể chuyện là nhân vật chị giáo xưng tôi còn có điểm nhìn của ông Lĩnh- người trong cuộc. Chính điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên trong giúp cho độc giả cũng như người kể chuyện có thể hiểu thấu những tâm tư, tình cảm, mong muốn, khát vọng của ông. Đồng thời cho thấy sự thay đổi của ông Lĩnh.

+ Điểm nhìn có sự dịch chuyển từ nhân vật người kể chuyện sang nhân vật chính làm cho câu chuyện trở nên đa thanh

– Vai trò của lời trần thuật:

+ Lời trần thuật bao gồm lời của người kể chuyện và lời nhân vật

+ Lời người kể chuyện có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tìm hiểu về số phận, cuộc đời, cách ứng xử, suy nghĩ, tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Lĩnh cũng như những người con đồng thời còn hiểu được suy nghĩ, đánh giá của chính người kể chuyện

+ Lời nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là lời ông Lĩnh, ngoài ra còn có lời của vợ ông Lĩnh. Lời của nhân vật ông Lĩnh là lời kể lại cho nhân vật tôi nghe những suy nghĩ của ông về cách ứng xử của các con khi ông bị bệnh. Hơn nữa lời kể của ông Lĩnh giúp nhân vật tôi hiểu rõ hơn suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của ông. Ông Lĩnh thực sự cảm thấy thất vọng, đau buồn về cách hành xử của những đứa con thậm chí ông còn không muốn nhìn thấy mặt chúng nữa. Bên cạnh đó ông lại là người rất yêu quý vợ, thấu hiểu những nỗi đau mà vợ sẽ trải qua khi ông không còn trên đời này nữa, ông luôn tìm cách an ủi động viên bà để bà nguôi ngoai.

– Ngôi kể gắn liền với điểm nhìn, lời trần thuật đã khắc họa hình ảnh của người cha già một cách sinh động, rõ nét:

+ Ông hiện lên là một người cha tần tảo, vất vả hy sinh vì những đứa con của mình. Ông không kể lễ dài dòng về những vất vả mà mình đã trải qua nhưng rõ ràng, chỉ với vài ba câu nói người đọc cũng đã hình dung ra được cả một thời cơ cực của người đàn ông ấy. Ông đã cùng với vợ của mình dồn hết sức lực và cả tình yêu thương để mong cho con cái ăn học cho bằng bạn bằng bè. Dù cho trời rét ông vẫn  mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, ông ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn…

+ Ông còn là một người chồng tâm lý, hết mực yêu thương vợ của mình. Chỉ vài lời “trăn trối” nhưng nó đã thể hiện được những tình cảm sâu đậm mà ông Lĩnh dành cho vợ của mình. Phải chăng khi người ta trở thành vợ, thành chồng, cùng nhau trải qua những gian khó trong cuộc sống người ta sẽ sống có tình, có nghĩa với nhau hơn?

+ Ông Lĩnh còn là một người lo xa. Ông hiểu được rằng cái chết đang đến rất gần với ông nên ông đã dặn dò, sắp xếp chu toàn mọi việc.

* Đánh giá hiệu quả của nó (Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn)

– Như vậy cách kể của tác giả trong câu chuyện với người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lời trần thuật đã khiến cho câu chuyện được kể lại thật hấp dẫn, sinh động. Cách kể đó đã làm cho câu chuyện mang đậm hơi của cuộc sống đương đại khi phản ánh được cả những góc khuất cũng như vẻ đẹp của lối sống con người trong xã hội hiện đại.

– Người kể chuyện trong câu chuyện là nhân vật chị giáo – một người trí thức sống sâu sắc, biết quan tâm đến những người xung quanh và là người rất hiểu chuyện. Chính nhân vật chị giáo ấy là chỗ dựa cho đôi vợ chồng già, chị đã có cách ứng xử đầy nhân văn để giúp cho các con ông Lĩnh có thể hiểu đạo làm con. Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm là người thay mặt, đại diện cho chính nhà văn để truyền tải đến thông điệp đến với mọi người: Hãy biết yêu thương,quan tâm đến cha mẹ khi còn có thể, đừng làm những việc lỗi đạo khiến cha mẹ buồn phiền.

  1. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện

– Tác phẩm ngắn gọn đã cho thấy giá trị nghệ đặc sắc. Người kể chuyện với ngôi kể, điểm nhìn, lời trần thuật đã mang đến cho câu chuyện những giá trị nội dung vô cùng ý nghĩa. Qua câu chuyện nhà văn cũng muốn nhắn nhủ với người đọc về cách ứng xử của những đứa con với cha mẹ.

Bài viết tham khảo:

 

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Lời trăn trối cuối cùng là một tác phẩm thể hiện góc khuất nhỏ trong đời sống hiện nay mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Nó nói về sự vô tâm của những đứa con đối với cha mẹ của mình. Đồng thời nó cũng làm nổi bật những hi sinh, vất vả của đấng sinh thành để cho những đứa con có được cuộc sống tốt đẹp nhất. Truyện không chỉ hấp dẫn ở nội dung mà còn thành công trong cách kể chuyện của tác giả

Câu chuyện của Lời trăn trối cuối cùng xoay quanh câu chuyện của nhân vật chị giáo kể về người cha già là ông Lĩnh mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng lại bị các con thờ ơ, không quan tâm.

Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian với các sự kiện. Vợ chồng ông Lĩnh sinh được 4 người con, vợ chồng ông đã vất vả hi sinh tất cả để nuôi chúng ăn học, trưởng thành, lập gia đình. Khi về già, ông Lĩnh không may mắc căn bệnh ung thư quái ác, vợ chồng ông cũng đã chạy chữa thuốc men nhưng sức khỏe của ông ngày một cạn kiệt. Mấy bữa trước khi nhà có giỗ, các con về đông đủ, ông Lĩnh nhờ các con cho ông lên viện khám và lấy thuốc nhưng cả bốn đứa đều từ chối lấy lý do này lý do kia bởi nghĩ rằng ông đi viện cũng không thể khỏi được bệnh. Ngược lại chúng còn dùng tiền để khỏa lấp nỗi đau của ông khi mỗi đứa lần lượt mang 3 triệu, 2 triệu đưa cho ông để ông bà tự thuê xe lên viện. Thấy sự vô tâm của các con mà lòng ông Lĩnh nhói đau. Căn bệnh quái ác đó cứ ngày ngày hành hạ ông khiến cho ông đau đớn, chỉ còn da bọc xương. Biết mình không thể qua khỏi, ông Lĩnh bảo vợ sang gọi chị giáo – người hàng xóm thân thiết vay tiền chữa trị và kể lại cho chị giáo nghe tình cảnh nhà mình. Trước khi chết, ông Lĩnh còn thu xếp và dặn dò vợ mọi việc cũng như dặn chị giáo không cho những đứa con bất hiếu biết. Chị giáo đã bí mật nhắn tin cho những đứa con của ông biết nên chúng đã về thăm bố nhưng ông Lĩnh đã máng và không nhận những đứa con khốn nạn.

Cách tổ chức mạch truyện: truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại khi vợ ông Lĩnh sang nhà chị giáo hỏi vay tiền để thu xếp công việc cho ông Lĩnh. Câu chuyện của ông Lĩnh kể cho chị giáo nghe khiến truyện quay trở về quá khứ gần và quá khứ xa để giúp chị giáo có thể hiểu thấu hoàn cảnh gia đình ông cũng như cách các con ông đối xử với bố khi bố bị bệnh. Sau đó truyện lại quay trở về thời điểm hiện tại với lời căn dặn của oogn lĩnh với vợ cũng như lời nhờ của ông với chị giáo khi ông mất. Kết thúc truyện là sự việc những đứa con về thăm ông nhưng ông đã dứt khoát cự tuyệt chúng. Cách tổ chức mạch truyện đi từ hiện tai sau đó hồi cố quá khứ và trở về hiện tại. Đó cách tổ chức truyện hiện đại.

Người kể chuyện trong tác phẩm là chị giáo với ngôi kể thứ nhất xưng tôi – người kể chuyện hạn tri. Chị giáo là người hàng xóm nhà ông Lĩnh, chị đã được ông Lĩnh kể lại về hoàn cảnh gia đình cũng như cách ứng xử của những đứa con. Nhờ đó chị biết được diễn biến của câu chuyện và kể lại. Ngôi kể thứ nhất đó tuy bị hạn tri nhưng có vai trò giúp câu chuyện trở nên sinh động, tạo ra tình huống truyện, thúc đẩy câu chuyện phát triển, khơi gợi trí tò mò của độc giả. Đồng thời vừa tạo tính chân thực, khách quan cho câu chuyện được kể.

Truyện sử dụng đa dạng điểm nhìn, có điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìn thời gian, tâm lý. Điểm nhìn có sự dịch chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật chính. Điểm nhìn của người kể chuyện là điểm nhìn chính, chi phối nội dung câu chuyện. Điểm nhìn của người kể chuyện còn giúp khắc họa rõ nét dáng vẻ bên ngoài của nhân vật ông Lĩnh và các sự việc xảy ra với gia đình ông. Ngoài điểm nhìn của người kể chuyện là nhân vật chị giáo xưng tôi còn có điểm nhìn của ông Lĩnh- người trong cuộc. Chính điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên trong giúp cho độc giả cũng như người kể chuyện có thể hiểu thấu những tâm tư, tình cảm, mong muốn, khát vọng của ông. Đồng thời cho thấy sự thay đổi của ông Lĩnh.

Một trong những đặc sắc nghệ thuật kể chuyện là lời trần thuật bao gồm lời của người kể chuyện và lời nhân vật. Lời người kể chuyện có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tìm hiểu về số phận, cuộc đời, cách ứng xử, suy nghĩ, tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Lĩnh cũng như những người con đồng thời còn hiểu được suy nghĩ, đánh giá của chính người kể chuyện. Lời nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là lời ông Lĩnh, ngoài ra còn có lời của vợ ông Lĩnh. Lời của nhân vật ông Lĩnh là lời kể lại cho nhân vật tôi nghe những suy nghĩ của ông về cách ứng xử của các con khi ông bị bệnh. Hơn nữa lời kể của ông Lĩnh giúp nhân vật tôi hiểu rõ hơn suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của ông. Ông Lĩnh thực sự cảm thấy thất vọng, đau buồn về cách hành xử của những đứa con thậm chí ông còn không muốn nhìn thấy mặt chúng nữa. Bên cạnh đó ông lại là người rất yêu quý vợ, thấu hiểu những nỗi đau mà vợ sẽ trải qua khi ông không còn trên đời này nữa, ông luôn tìm cách an ủi động viên bà để bà nguôi ngoai.

Ngôi kể gắn liền với điểm nhìn, lời trần thuật đã khắc họa hình ảnh của người cha già một cách sinh động, rõ nét. Ông hiện lên là một người cha tần tảo, vất vả hy sinh vì những đứa con của mình. Ông không kể lễ dài dòng về những vất vả mà mình đã trải qua nhưng rõ ràng, chỉ với vài ba câu nói người đọc cũng đã hình dung ra được cả một thời cơ cực của người đàn ông ấy. Ông đã cùng với vợ của mình dồn hết sức lực và cả tình yêu thương để mong cho con cái ăn học cho bằng bạn bằng bè. Dù cho trời rét ông vẫn  mặc quần đùi đánh giậm kiếm con tôm con tép về nuôi chúng, ông ăn đói, nhịn khát dành cho con bát cháo, miếng cơm không ρhải ăn độn… Ông còn là một người chồng tâm lý, hết mực yêu thương vợ của mình. Chỉ vài lời “trăn trối” nhưng nó đã thể hiện được những tình cảm sâu đậm mà ông Lĩnh dành cho vợ của mình. Phải chăng khi người ta trở thành vợ, thành chồng, cùng nhau trải qua những gian khó trong cuộc sống người ta sẽ sống có tình, có nghĩa với nhau hơn?  Ông Lĩnh còn là một người lo xa. Ông hiểu được rằng cái chết đang đến rất gần với ông nên ông đã dặn dò, sắp xếp chu toàn mọi việc.

Như vậy cách kể của tác giả trong câu chuyện với người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lời trần thuật đã khiến cho câu chuyện được kể lại thật hấp dẫn, sinh động. Cách kể đó đã làm cho câu chuyện mang đậm hơi của cuộc sống đương đại khi phản ánh được cả những góc khuất cũng như vẻ đẹp của lối sống con người trong xã hội hiện đại.  Người kể chuyện trong câu chuyện là nhân vật chị giáo – một người trí thức sống sâu sắc, biết quan tâm đến những người xung quanh và là người rất hiểu chuyện. Chính nhân vật chị giáo ấy là chỗ dựa cho đôi vợ chồng già, chị đã có cách ứng xử đầy nhân văn để giúp cho các con ông Lĩnh có thể hiểu đạo làm con. Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm là người thay mặt, đại diện cho chính nhà văn để truyền tải đến thông điệp đến với mọi người: Hãy biết yêu thương,quan tâm đến cha mẹ khi còn có thể, đừng làm những việc lỗi đạo khiến cha mẹ buồn phiền.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *