VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
Đề bài:
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
ĐÁ TRỔ BÔNG
Nguyễn Ngọc Tư *
Nắng hệt một chảo mật nấu sôi, và những con người bé nhỏ ngụp lặn trong ấy chín nhừ, mặt mày đỏ lựng. Thỉnh thoảng Khờ dừng lại để chờ tôi lúc này hồng hộc thở, bước từng bậc đá bằng đôi chân không biết của ai. Dù nó đã lên xuống núi mười bảy lần trong ngày, gánh nước uống cho chục ngoài hộ dân sống trên ấy. Hỏi Khờ sắp tới nơi chưa, nó kêu xíu nữa. Chữ “xíu” không làm tôi mừng, vì biết mình còn trèo nhiều dốc đá mới chạm chân đỉnh núi trọc bon không cây cối.“Đám đá này mơi mốt trổ bông”, Khờ nói.
Năm Khờ chín tuổi, mẹ dắt nó lên ngọn núi Trời này, bảo ngồi đó đợi đá trổ bông mẹ lên đón. Rồi bà mẹ trẻ xuống núi, biệt dạng. Chị chủ quán nước ngay bên sườn núi vẫn còn nhớ gương mặt cô gái đó, “trẻ măng, đem con đi bỏ mà mặt tỉnh bơ, trửng giỡn với mấy thằng kiếm củi”. Chắc là sớm làm mẹ đơn thân, không mang vác nổi thằng nhỏ khờ căm đặt đâu ngồi đó. Chắc là ngủ quên trên cỏ rồi đẻ Khờ, như những bà mẹ Việt cổ xưa vẫn cấn bầu nhờ uống nước trong gáo dừa, ướm chân vào dấu chân lạ.
Thằng nhỏ từng có cái tên tử tế, nhưng người xóm núi quên mất rồi. Nói cho cùng, làm gì có tên nào hợp với nó, bằng tên Khờ. Trong thân xác thằng con trai sắp ba mươi, là một trí khôn của trẻ con năm bảy tuổi. Thời gian không làm mai một cái niềm tin rồi đá trổ bông, mẹ đón về.
Sống nhờ chén cơm của cư dân triền núi, nhưng Khờ chưa bao giờ làm họ tiếc vì đã nuôi dưỡng mình. Nhờ chi thằng nhỏ cũng làm, và nặng nhọc cỡ nào cũng không than vãn. Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng rêu, che giúp mái nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi hốt thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen kẹt ở trường trong giông gió. Hạn qua nó kiếm củi phơi khô chất đầy miễu hoang, cả xóm xài mút mùa không hết. Mùa khô nào họ cũng uống nước mưa một tay Khờ gánh, từ ngôi chùa gần chân núi Xanh.
Suốt ba chục năm, duy nhất một lần Khờ rời núi chừng tuần lễ. Nó bị sét đánh. Cái đầu trọc của núi mà nó đang chăn giữ, không hiểu sao hay bị sét xuống thăm, đến cây cối không mọc nổi. Bữa đó giông khô, Khờ lom khom gom mớ thuốc nam chùa gửi phơi, thì bị sét quật lăn ra, tóc cháy xém. Câu đầu tiên nó nói khi tỉnh dậy, “đá trổ bông chưa?”
Tới ông trời còn không bứng thằng Khờ ra khỏi mớ đá đó, người núi Xanh nói. Đúng lúc Khờ lại thêm một lượt gánh nữa ngang qua chỗ quán nước tôi ngồi cùng mấy bà trong xóm, nhe răng cười. Ở Khờ không có vẻ gì bơ vơ, dù đang một mình bơi giữa đá và nắng. Ngay khi nó bị che khuất bởi một cua gắt trên đường mòn, cũng để lại cảm giác ấm áp, chắc nịch. Khó giải thích, nhất là nhân vật ấy mang trong mình một câu chuyện mủi lòng.
Hỏi mẹ Khờ có từng quay lại không, người núi Xanh nói biết đâu, giờ nhiều du khách lên đây, mặt mũi ai cũng dáo dác như ai, nhớ sao nổi người phụ nữ mấy chục năm về trước. Thằng nhỏ hay bị du khách ghẹo, họ xưng mẹ nè con, mau về với mẹ. “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu”, Khờ nói. Chỉ một lời dối ầu ơ, nhưng với bộ não ngờ nghệch của Khờ, đã thành một thứ dây trói bền dai, buộc nó mãi trên đỉnh núi. Mẹ Khờ có ở đây, chắc gì lay chuyển được nó, đá chưa nở bông nào.
Dân núi Xanh có lần hối tiếc, khi xúm nhau thuyết phục Khờ, rằng đám đá đó đâu thể trổ bông được, sét đánh quá chừng mà, nhìn thì biết, tới cỏ còn không mọc nổi. Khờ nói luôn, vậy mấy cục đá hong bị trời đánh thể nào cũng có bông. Từ bữa đó nó leo trèo khắp núi. Lo bông đá đang trổ ở hang hốc nào đó, nơi nó chưa mò tới. Còn cả xóm thì phấp phỏng sợ nó trượt chân.
Mình mà nói núi này đá đực khó ra bông, Khờ sẽ hỏi, vậy núi nào mới có? Tôi hình dung vậy, khi ngó thằng nhỏ vừa gánh xong đôi nước cuối cùng trong ngày, đổ vào cái khạp da bò đặt ngay đỉnh trọc. Nước ấy dành cho du khách uống đỡ khát. Dù họ chỉ dùng rửa mặt, rửa chân, hắt vào người nhau cho vui.
Nắng vẫn xéo xắt, chưa chịu nguội. Tôi quay lại đúng cái chân núi mà vài tiếng đồng hồ trước mình đứng ngán ngẩm vì nắng và hồ Xanh cạn đáy. Nghĩ chắc cũng không cần trèo lên chi, quá biết trên đó có những thứ gì, lại miễu cậu miễu cô, lại những quán xá đu theo vách đá, lại bày bán mấy thứ thần dược từ cỏ cây meo mốc chớ đâu.
Nhưng Khờ xuất hiện, với đôi thùng nước treo đầu gánh, rủ khơi khơi, lên núi chơi, bông đá nay mai sẽ trổ.
( Nguồn: sachhayonline)
* Nguyễn Ngọc Tư: sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1: Truyện sử dụng ngôi kể nào?
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Đan xen các ngôi kể
Câu 2: Xác định nhân vật chính của truyện:
- Người dân Núi Xanh
- Tôi
- Khờ và tôi
- Khờ
Câu 3: Điểm nhìn nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong truyện là gì?
- Điểm nhìn không gian (nhìn từ xa đến gần).
- Điểm nhìn thời gian (từ hiện tại trở về quá khứ rồi trở lại hiện tại).
- Điểm nhìn văn hóa (nhìn theo mô hình hoặc quan niệm văn hóa chung nào đó).
- Điểm nhìn tư tưởng (nhìn theo lập trường, quan điểm có tính giai cấp, xã hội rõ rệt).
Câu 4: Nhân vạt Khờ được khắc họa qua những yếu tố nào?
- Nội tâm sâu sắc
- Điểm nhìn bên trong
- Hình dáng, lời nói và hành động
- Gián tiếp qua lời kể của một người dân trong làng
Câu 5: Phong cách Nguyễn Ngọc Tư:
- Giọng văn đậm chất Nam Bộ
- Giọng kể mềm mại, sâu cay về những cuộc đời éo le, số phận chìm nổi.
- Xây dựng nhân vật mang vẻ đẹp đời thường của người dân Nam Bộ.
- Cả ba đáp án trên
Câu 6: Vì sao người dân núi Xanh không gọi Khờ bằng cái tên hẳn hoi mà gọi là Khờ?
- Vì Khờ không có tên cha mẹ đặt cho.
- Vì niềm tin ngây ngô, khờ khạo về trí khôn của đứa trẻ 5 tuổi dù đã 30.
- Vì cái tên thân thuộc, gàn với cách gọi của người Nam Bộ.
- Tất cả đáp án trên
Câu 7: Niềm tin ngây ngốc của Khờ được thể hiện:
- Niềm tin đá trổ bông, mẹ sẽ tới đón; đá chưa trổ bông không tin mẹ về.
- 3o năm, Khờ chỉ rời núi 1 lần. Bị sét đánh, câu đâu tiên khờ nói: Đá trổ bông chưa?
- Trèo khắp núi để tìm bông đá.
- Tất cả các đáp án trên.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8 (0.5điểm): Nhận xét giọng điệu của người kể chuyện?
Câu 9 (1.0 điểm): Anh/chị suy nghĩ gì về chi tiết: Khi bị sét đánh quật, tỉnh dậy câu đầu tien Khờ nói là Đá đã trổ bông chưa?
Câu 10 (1.0 điểm): Anh/chị suy nghĩ như thế nào về niềm tin trong cuộc sống?
Đề 2: Tự luận
Câu 1: Xác định ngôi kể trong truyện?
Câu 2: Nêu chủ đề chính của câu chuyện là gì?
Câu 3: Tìm những chi tiết trong câu chuyện để chứng minh rằng không ai có thể lay chuyển niềm tin Đá trổ bông của Khờ?
– Mỗi ngày chờ đợi Đá trổ bông, chư abo giờ Khờ dám rời núi.
– Mọi người xúm lại giỉ thích cho khờ hiểu đá biets đánh, không thể trổ bông, Khờ lại hỏi, vậy ở đâu đá trổ bông.
– Bị sét đánh xỉu, cau đầu tien khờ hỏi khi tỉnh dạy là Đá đã trôt bông chưa.
Câu 4: Nhận xét về Khờ?
Câu 5: Nhận xét giọng điệu, lời kể tác giả trong truyện.
Câu 6: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về niềm tin trong cuộc sống?
- LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.
Hướng dẫn đáp án chi tiết
- ĐỌC – HIỂU
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
- A
- D
- B
- C
- D
- D
- D
- Giọng điệu của người kể chuyện: Giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh, dan dã, mộc mạc Lời kể tự nhiên, chân thật, gần với lời nói của người dân Nam bộ, dẫn dắt người đọc đến những lí giải này đến lí giải khác về niềm tin và biểu hiện niềm tin hư ảo mà chắc nịch đấy cả Khờ.
- Chi tiết: Khi bị sét đánh quật, tỉnh dậy câu đầu tien Khờ nói là Đá đã trổ bông chưa?:
– Thể hiện niềm tin ngây ngốc nhưng mãnh liệt của đứa trẻ khờ, tuổi đã 30 những trí khôn của đứa trẻ lên 5.
– Khát khao gặp lại mẹ, được hưởng hơi ấm tình mẫu tử thiêng liêng.
– Xót xa, thương cảm của tác giả.
- Suy nghĩ về niềm tin trong cuộc sống:
HS có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
– Niềm tin giúp con người ta vượt qua mọi trở ngại, vượt lên bản thân mình, sống có mục tiêu, có chí hướng, tinh thần lạc quan, vui vẻ.
– Niềm tin mù quáng khiến con người trốn tránh, không tin vào sự thật ngay trước mắt, không chấp nhận sự thật, mê muội trong những ảo tưởng.
Đề 2: Tự luận
Câu 1: Ngôi kể trong truyện: ngôi thứ nhất
Câu 2: Nêu chủ đề chính của cau chuyện là: Cuộc ssời éo le, nghiệt ngã với nhân vật chính. Từ đó gợi ở người đọc những suy nghĩ về vấn đề niềm tin trong cuộc sống.
Câu 3: Tìm những chi tiết trong câu chuyện để chứng minh rằng không ai có thể lay chuyển niềm tin Đá trổ bông của Khờ?
– Khờ chưa rời núi Xanh,
Câu 4: Nhận xét về Khờ?
– Khờ khạo, gây ngốc.
– tính tình hiển lành, chăm chỉ, giúp đỡ mọi người.
– Tin vào tình mẫu tử, khao khát tình mẫu tử.
Câu 5: Nhận xét giọng điệu, lời kể tác giả trong truyện.
Giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh, dan dã, mộc mạc Lời kể tự nhiên, chân thật, gần với lời nói của người dân Nam bộ, dẫn dắt người đọc đến những lí giải này đến lí giải khác về niềm tin và biểu hiện niềm tin hư ảo mà chắc nịch đấy cả Khờ.
Câu 6: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về niềm tin trong cuộc sống?
Hs có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
– Niềm tin giúp con người ta vượt qua mọi trở ngại, vượt lên bản thân mình, sống có mục tiêu, có chí hướng, tinh thần lạc quan, vui vẻ.
– Niềm tin mù quáng khiến con người trốn tránh, không tin vào sự thật ngay trước mắt, không chấp nhận sự thật, mê muội trong những ảo tưởng.
- LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ.
– Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại huyện Đầm Dơi- tỉnh Cà mau. Nhà văn của mộc mạc và bình dị thôn quê.
– Đá trổ bông trích trong tập truyện “ Hành lí hư vô”
- * Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo truyện (câu chuyện, cách tổ chức mạch truyện)
Một người mẹ đơn thân trẻ dắt đứa con lên ngọn núi Trời, dặn đứa tẻ khi nào đá trổ bông mẹ sẽ tới đón. Để vài chục năm sau, cậu bé 9 tuổi ấy nay trở thành chàng khờ 30 tuổi với trí khôn của đứa trẻ lên 5 vẫn đau đáu chờ đợi 1 ngày đá sẽ trổ bông, mẹ sẽ đón về. Khờ chưa một lần rời núi, ngay cả khi bị sét đánh, câu đầu tiên khờ hỏi khi tỉnh dậy là đá đã trổ bông chưa. Khờ khư khư bảo vệ niềm tin: mẹ tui nói chừng nào đá trổ bông mẹ sẽ lên đón. Với Khờ sự chờ đợi đá trổ bông là chờ đợi tình yêu thương từ người mẹ mà bao lâu cậu không có diễm phúc được hưởng nhận. Chỉ vì lời nói dối của mẹ, đã trở thành sợi dây trói bền chặ buộc Khờ mãi mãi trên dỉnh núi khắc nghiệt kia.
Câu chuyện không thuật lại theo thời gian, mà nương theo ý thức và hiểu biết của tác giả về Khờ. Truyện mở đầu bằng hình ảnh tôi diid cùng khờ khi Khờ gánh nước lên núi . Đó là công việc hàng ngày vào mùa khô của Khờ. Khờ trò chuyện với tôi: về đám đá mơi mốt sẽ trổ bông. Từ đó câu chuyện trở về với quá khứ ghải thích cho sự có mặt của Khờ ở đây, giải thích cho câu nói của Khờ về niềm tin mai này đá sẽ trổ bông. Tác giả cho người đọc thấy niềm tin bất diệt không thể lay chuyển và nỗi mong chờ đau đáu của Khờ về sự việc đó. Không ai tin, chỉ có khờ tin vào chuyện vô lí đến vậy. và người dân núi Xanh không có ccahs nào xua đi niềm tin mãnh liệt của Khờ. Cau chuyện kết thúc ở hiện tại, Khờ với gánh nước trên vai, và rahf bông đá mai này sẽ trổ bông. Với mạch truyện đặc biệt, không chỉ gợi lên cuộc đời số phận tính ccahs nhân vật Khờ, mà quan trọng hơn, làm nổi bật niềm tin không gì lay chuyển được của khờ. Niềm tin của khờ chính là xương sống, là sợi chỉ đỏ quyết định đến triển khai mạch truyện. Kiểu kết thúc gợi mở, để lại nhiều dy dứt, ám ảnh cho người đọc. câu chuyện dường như không thể kết thúc bởi những băn khoăn trăn trở và những hành động tiếp theo của nhân vật. Mạch truyện khá tự nhiên, mới nmẻ, hiện đại.
- * Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn)
Truyện là những dòng kể nhẹ nhàng, trắc ẩn khi kể về Khờ. Ngôi kể chuyện thứ nhất được thể hiện qua nhân vật xưng tôi. Tôi chứng kiến về khờ, nghe được câu chuyện về Khờ và kể lại , trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài. Câu chuyện kể lại những hiểu biết của tôi, có khi nhân vật tôi kể lại lời kể của những người trong xóm ní xanh. Vì thé câu chuyện không chỉ là cảm qun của nhân vậttôi, mà còn là cảm quan của đa số người dan. Chính vì thế, tình cảm của tôi cũng là tình cảm của đa số những người dân núi xanh chân chân hiền lành và yêu thương Khờ.
- * Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật
– Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Được nhìn qua những gì tôi thấy, tôi nghe về nhân vật, câu chuyện về khờ, suy nghĩ của Khờ cũng chỉ được nhìn qua con mắt và hiểu biết của tôi, cảm nhận của tôi về Khờ. Chính vì vậy, Khờ hiện lên không bằng tâm trạng mà bằng chính những miêu tả hình dáng, tính cách, công việc từ điểm nhìn bên ngoài. Cũng bởi vậy, nhân vật khờ trong suy nghĩ của đọc giả cũng sẽ khác, không được dẫn dắt bởi chủ quan riêng của tác giả. Mỗi người có cảm nhận riêng về Khờ, Khờ có thể được nhìn như anh chàng thanh niên khờ khạo, có lớn mà không có khôn; cũng có thể Khờ đáng thương được cảm thông bởi hoàn cảnh không được mẹ dìu dắt chăm bẵm, dạy dỗ từ bé. Cũng có thể khờ khiến người đọc cảm thấy xót xa bởi cái niềm tin quá đỗi vô lí rằng đá sẽ trổ bông. Đứa trẻ 9 tuổi có thể khờ khạo mà tin tưởng, thế những đứa trẻ ấy nay đã là 30, vậy mà vẫn xót xa đau đáu trông chờ đá đá trổ bông mỗi ngày.
– Giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh, dan dã, mộc mạc Lời kể tự nhiên, chân thật, gần với lời nói của người dân Nam bộ, dẫn dắt người đọc đến những lí giỉa này đến lí giải khác về niềm tin và biểu hiện niềm tin hư ảo mà chắc nịch đấy cả Khờ. Lời kể tự nhiên như những gì nó phải đến: Khi bị sét đánh quật, tỉnh dậy câu đầu tien Khờ nói là Đá đã trổ bông chưa?… Nhưng Khờ xuất hiện, với đôi thùng nước treo đầu gánh, rủ khơi khơi, lên núi chơi, bông đá nay mai sẽ trổ. Người đọc thương, hiểu, cảm thông, xót xa chơ khờ bao nhiêu thì càng thấu hiểu hơn nỗi bất hạnh, khao khát mãnh liệt của Khờ về tình yêu thương mẫu tử bấy nhiêu. Để từ bất hạnh đó của nhân vật, trân trọng hơn những hạnh phúc gia đình mình đang có. Chính những con người bất hạnh cô đơn vùng đất Nam Bộ được thể hiện trong Tcá phẩm của Nguyễn ngọc Tư đã trở thành môtip nhân vật xuất hiện khá đặc trưng trong truyện của chị.
– Ngôn ngữ kể chuyện đãm màu sắc Nam bộ, chân chất, hiền lành như bản chát con người nam Bộ, mang hồn quê Nam Bộ, với những phương ngữ đặc sệt chất Nam Bộ thân thương: thằng nhỏ, tui, xắt xéo, không cần trèo lên chi, rủ khơi khơi, bứng, mớ đá, ghẹo, nè …Biến phương ngữ địa phương thành ngôn ngữ văn học độc đáo lôi cuốn người đọc vào thế giới chân thực bình dị của con người nơi đây.
- * Đánh giá hiệu quả của nó (Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn)
Nhân vật tôi xuát hiện trong câu chuyện cũng chính là cí nhìn của nhà văn, những thắc thỏm, trắc ẩn hiện lên qua lời kể của tôi cũng chính là ẩn náu bóng dáng nhà văn. Một người có ý thức nhìn tận sâu bên trong bản chất con người, một trái tim nhạy cảm trước những nghiệt ngã nhân vật.
Qua câu chuyện, trái tim ấm áp của nhà văn được thể hiện. Tình thương mà chị dành cho những con người thật thà chất phác, cô đơn, bất hạnh. Cũng là sự đồng cảm sâu sắc với kiép người, mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn tác giả.
- Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện
Qua nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn phong cách Nhà văn Nguyễn ngọc Tư. Câu chuyện đã trở thành nỗi day dứt trong lòng người đọc khi nói về số phận con người, tình mẫu tử thiêng liêng, và niềm tin vĩnh cửu ở con người.
Bài viết tham khảo:
Viết về số phận con người Nam Bộ chân chất thiệt thà nhưng cũng mang đầy nỗi bất hạnh, cô độc. Đây là kiểu nhân vật xuât hiện khá thành công trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện Đá trổ bông của chị- người con Nam Bộ miệt mài viết về những số phận nổi chìm của vùng quê mình. Tác phẩm hấp dẫn đọc giả bởi nghệ thtậ kể chuyện đặc sắc sử dụng trong truyện.
Một người mẹ đơn thân trẻ dắt đứa con lên ngọn núi Trời, dặn đứa tẻ khi nào đá trổ bông mẹ sẽ tới đón. Để vài chục năm sau, cậu bé 9 tuổi ấy nay trở thành chàng khờ 30 tuổi với trí khôn của đứa trẻ lên 5 vẫn đau đáu chờ đợi 1 ngày đá sẽ trổ bông, mẹ sẽ đón về. Khờ chưa một lần rời núi, ngay cả khi bị sét đánh, câu đầu tiên khờ hỏi khi tỉnh dậy là đá đã trổ bông chưa. Khờ khư khư bảo vệ niềm tin: mẹ tui nói chừng nào đá trổ bông mẹ sẽ lên đón. Với Khờ sự chờ đợi đá trổ bông là chờ đợi tình yêu thương từ người mẹ mà bao lâu cậu không có diễm phúc được hưởng nhận. Chỉ vì lời nói dối của mẹ, đã trở thành sợi dây trói bền chặ buộc Khờ mãi mãi trên dỉnh núi khắc nghiệt kia.
Câu chuyện không thuật lại theo thời gian, mà nương theo ý thức và hiểu biết của tác giả về Khờ. Truyện mở đầu bằng hình ảnh tôi diid cùng khờ khi Khờ gánh nước lên núi . Đó là công việc hàng ngày vào mùa khô của Khờ. Khờ trò chuyện với tôi: về đám đá mơi mốt sẽ trổ bông. Từ đó câu chuyện trở về với quá khứ ghải thích cho sự có mặt của Khờ ở đây, giải thích cho câu nói của Khờ về niềm tin mai này đá sẽ trổ bông. Tác giả cho người đọc thấy niềm tin bất diệt không thể lay chuyển và nỗi mong chờ đau đáu của Khờ về sự việc đó. Không ai tin, chỉ có khờ tin vào chuyện vô lí đến vậy. và người dân núi Xanh không có ccahs nào xua đi niềm tin mãnh liệt của Khờ. Cau chuyện kết thúc ở hiện tại, Khờ với gánh nước trên vai, và rahf bông đá mai này sẽ trổ bông. Với mạch truyện đặc biệt, không chỉ gợi lên cuộc đời số phận tính ccahs nhân vật Khờ, mà quan trọng hơn, làm nổi bật niềm tin không gì lay chuyển được của khờ. Niềm tin của khờ chính là xương sống, là sợi chỉ đỏ quyết định đến triển khai mạch truyện. Kiểu kết thúc gợi mở, để lại nhiều dy dứt, ám ảnh cho người đọc. câu chuyện dường như không thể kết thúc bởi những băn khoăn trăn trở và những hành động tiếp theo của nhân vật. Mạch truyện khá tự nhiên, mới nmẻ, hiện đại.
Truyện là những dòng kể nhẹ nhàng, trắc ẩn khi kể về Khờ. Ngôi kể chuyện thứ nhất được thể hiện qua nhân vật xưng tôi. Tôi chứng kiến về khờ, nghe được câu chuyện về Khờ và kể lại , trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài. Câu chuyện kể lại những hiểu biết của tôi, có khi nhân vật tôi kể lại lời kể của những người trong xóm ní xanh. Vì thé câu chuyện không chỉ là cảm qun của nhân vậttôi, mà còn là cảm quan của đa số người dan. Chính vì thế, tình cảm của tôi cũng là tình cảm của đa số những người dân núi xanh chân chân hiền lành và yêu thương Khờ.
Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Được nhìn qua những gì tôi thấy, tôi nghe về nhân vật, câu chuyện về khờ, suy nghĩ của Khờ cũng chỉ được nhìn qua con mắt và hiểu biết của tôi, cảm nhận của tôi về Khờ. Chính vì vậy, Khờ hiện lên không bằng tâm trạng mà bằng chính những miêu tả hình dáng, tính cách, công việc từ điểm nhìn bên ngoài. Cũng bởi vậy, nhân vật khờ trong suy nghĩ của đọc giả cũng sẽ khác, không được dẫn dắt bởi chủ quan riêng của tác giả. Mỗi người có cảm nhận riêng về Khờ, Khờ có thể được nhìn như anh chàng thanh niên khờ khạo, có lớn mà không có khôn; cũng có thể Khờ đáng thương được cảm thông bởi hoàn cảnh không được mẹ dìu dắt chăm bẵm, dạy dỗ từ bé. Cũng có thể khờ khiến người đọc cảm thấy xót xa bởi cái niềm tin quá đỗi vô lí rằng đá sẽ trổ bông. Đứa trẻ 9 tuổi co sthể khờ khạo mà tin tưởng, thế những đứa trẻ ấy nay đã là 30, vậy mà vẫn xót xa đau đáu trông chờ đá đá trổ bông mỗi ngày.
Giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh, dan dã, mộc mạc Lời kể tự nhiên, chân thật, gần với lời nói của người dân Nam bộ, dẫn dắt người đọc đến những lí giỉa này đến lí giải khác về niềm tin và biểu hiện niềm tin hư ảo mà chắc nịch đấy cả Khờ. Lời kể tự nhiên như những gì nó phải đến: Khi bị sét đánh quật, tỉnh dậy câu đầu tien Khờ nói là Đá đã trổ bông chưa?… Nhưng Khờ xuất hiện, với đôi thùng nước treo đầu gánh, rủ khơi khơi, lên núi chơi, bông đá nay mai sẽ trổ. Người đọc thương, hiểu, cảm thông, xót xa chơ khờ bao nhiêu thì càng thấu hiểu hơn nỗi bất hạnh, khao khát mãnh liệt của Khờ về tình yêu thương mẫu tử bấy nhiêu. Để từ bất hạnh đó của nhân vật, trân trọng hơn những hạnh phúc gia đình mình đang có. Chính những con người bất hạnh cô đơn vùng đất Nam Bộ được thể hiện trong Tcá phẩm của Nguyễn ngọc Tư đã trở thành môtip nhân vật xuất hiện khá đặc trưng trong truyện của chị.
Ngôn ngữ kể chuyện đãm màu sắc Nam bộ, chân chất, hiền lành như bản chát con người nam Bộ, mnag hồn quê Nam Bộ, với những phương ngữ đặc sệt chất Nam bộ:thăgf nhỏ, tui, xắt xéo, không cần trèo lên chi, rủ khơi khơi, bứng, mớ đá, ghẹo, nè …Biến phương ngữ địa phương thành ngôn ngữ văn học độc đáo lôi cuốn người đọc vào thế giới chân thực bình dị của con người nơi đây.
Nhân vật tôi xuát hiện trong câu chuyện cũng chính là cí nhìn của nhà văn, những thắc thỏm, trắc ẩn hiện lên qua lời kể của tôi cũng chính là ẩn náu bóng dáng nhà văn. Một người có ý thức nhìn tận sâu bên trong bản chất con người, một trái tim nhạy cảm trước những nghiệt ngã nhân vật.
Qua câu chuyện, trái tim ấm áp của nhà văn được thể hiện. Tình thương mà chị dành cho những con người thật thà chất phác, cô đơn, bất hạnh. Cũng là sự đồng cảm sâu sắc với kiép người, mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn tác giả.
Qua nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn phong cách Nhà văn Nguyễn ngọc Tư. Câu chuyện đã trở thành nỗi day dứt trong lòng người đọc khi nói về số phận con người, tình mẫu tử thiêng liêng, và niềm tin vĩnh cửu ở con người.