Đề đọc hiểu và nghị luận về truyện Gọi con – Bảo Ninh

Đề bài:

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

(Tóm lược phần đầu: Con cái thành đạt, hiếu thảo nhưng mẹ Tân lúc nào cũng “cứ rầu rầu, lặng lặng và cứ thích thui thủi thế”.  Sau khi mẹ mất, Tân mang chiếc rương – kỉ vật của mẹ để lại về nhà mình.)

Tất cả những lá thư gói chung trong tờ báo cũ để dưới đáy rương đều là của mẹ gửi cho em trai của Tân. Trên tất cả các phong bì, tên người nhận đều là Nghĩa, tất cả đều được kiên nhẫn gửi tới một số hiệu hòm thư duy nhất, và tất cả đều là những lá thư do bưu điện huyện Lương Sơn kiên nhẫn gửi trả lại. Tất cả còn để nguyên chưa được bóc ra.

[…] Sang Tiệp tròn một năm, Tân được thư của mẹ báo tin Nghĩa vào bộ đội. Nhận giấy gọi vào Bách khoa trước giấy gọi nhập ngũ vậy mà Nghĩa nhất định không nghe theo lời bàn của cha mẹ. […] Bà cho Tân số hòm thư của Nghĩa và hối thúc anh viết ngay gửi sớm để em nó mừng. Bà kể là đã lên thăm Nghĩa ở trại luyện tân binh trên Bãi Nai – Hòa Bình, thấy nó vất vả, gian khổ, thương lắm. Hồi đó, đọc biết thế, nhưng bây giờ mở xem lá thư mẹ viết cho Nghĩa mới thấy thấu cái tình thương xót của mẹ đối với nó.

“Người ta bảo là ở rừng thì dù nhọc mệt thế nào cũng chớ có ngủ trưa, vì bị ngã nước đấy con ạ. Hại sức lắm, mà mẹ thì ở xa chẳng lo được cho con… Mẹ lại thường hay nghĩ đến cái tính liều của con. Con ơi, có báo động dù chưa tiếng tàu bay vẫn phải tăng xê xuống ngay. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thương mẹ thương cha con phải tự thương xót lấy mình con nhé…”

Chỗ quà này mẹ gói ra hai mầu để con phân biệt. Gói bọc giấy xanh là kẹo, bánh, thuốc lá thì con mời anh em bè bạn với cấp chỉ huy. Riêng thuốc lá mẹ mong con hút ít. Nghe nói nơi các con đóng binh người dân tộc nấu rượu sắn nhiều lắm, mẹ lo. Uống rượu, hút thuốc hỏng đời con ạ. Còn trong gói đỏ là kim chỉ, đá lửa, pin, cặp ba lá, con phải cất kỹ. Các thức ấy không vặt vãnh đâu, ở Hà Nội đã khó kiếm, trong Khu Bốn với bên Lào lại càng quý báu. Nặng thêm một chút nhưng con gắng mang. Phòng khi ốm đau cảm cúm, nhất là chẳng may mà sốt rét thì đem đổi lấy thịt thà rau quả mà bồi dưỡng cho chóng lại. Mấy bà trong khối phố có con đi bộ đội trước con họ bày kinh nghiệm cho mẹ như thế…”.

Tân không hiểu gói quà ấy có đến tay Nghĩa không, bởi rõ ràng tất cả những phong thư anh đang thấy đây mẹ anh đều đã gửi lên Lương Sơn khi mà đơn vị của Nghĩa đã rời đi. Tất cả đều bị gửi ngược về hoàn trả, nhưng mẹ vẫn nhẫn nại viết và nhẫn nại gửi cầu may tới cái hòm thư đã hoang phế đó. Mấy bức đầu mẹ anh viết ngắn như là viết vội để gửi đi gấp. Không viết gì nhiều, những thư ấy chỉ hối Nghĩa mau biên thư về cho cha mẹ hay số hòm thư mới với lại hiện đang ở đâu, sức khoẻ thế nào. Nhưng theo dần năm tháng chiến tranh, thư của mẹ ngày một nhiều trang hơn và ngày một buồn bã hơn. Gửi đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu, những lá thư của mẹ càng về sau càng như nhật ký, như là để gửi tới chính mình. Chữ mẹ nắn nót, dễ đọc dẫu mầu mực đã phai, dòng nối dòng đều đều, miên man che giấu niềm vô vọng. Mẹ kể rằng đêm qua mẹ nhìn thấy Nghĩa nhưng chưa kịp gọi thì đã tỉnh, tỉnh dậy thì đã chẳng còn lại gì, chẳng níu giữ được gì nữa cả, trong phòng tối đen, ngoài trời còi báo động hú vang.Khác với mẹ, cha chưa bao giờ thấy Nghĩa trong giấc ngủ, nhưng lại hay thoáng thấy con trai út của mình ngoài phố.

Lược một đoạn: Cha Tân mắc bệnh nặng, trước lúc qua đời vẫn cất tiếng gọi Nghĩa trong niềm nhung nhớ, khắc khoải.

Tất cả những điều ấy chưa từng bao giờ mẹ viết trong thư gửi ra nước ngoài cho Tân và anh chị của anh. Sau này cũng không bao giờ kể ra lời. […] “Khổ thân các con sinh ra gặp thời loạn lạc …”, lá thư ấy mẹ viết vào ngày cuối tháng Chạp năm 72. Đất trời bùng cháy, thành phố đổ vỡ, nhưng mẹ không rời Hà Nội. Hơi bom phá toang cửa kính, mẹ vẫn đêm đêm yên lặng ngồi chỗ ngày trước cha vẫn thường ngồi, và vẫn như hồi cha còn sống, mẹ pha một ấm trà để lên khay trên bàn giữa hai cái tách hạt mít.

[…] Mẹ biết chắc con còn sống, nhưng giờ đây con ở phương nào vậy con? Sao con lại có thể im lặng lâu như thế hở con? Không một bức thư, không một tin tức nhắn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi? “.

Nghĩa ơi. Tiếng gọi ấy là lời cuối của lá thư cuối cùng mẹ của Tân viết gửi người con trai út. Không còn lá thư nào viết vào những ngày tháng sau đó nữa. Có lẽ vì sau đó là năm 73, hòa bình. Anh chị em Tân lần lượt đỗ đạt trở về.

Có những người con sáng giá như anh chị em Tân, mẹ là một bà mẹ hạnh phúc hơn bao bà mẹ khác. Nào ngờ mẹ không hề biết thế là hạnh phúc. Gương mặt mẹ suốt bao năm trời đến tận khi nhắm mắt xuôi tay luôn lẳng lặng một vẻ chờ đợi âm thầm, rụt rè và vô vọng. May thay, cũng giống như những bức thư mãi mãi ở yên dưới đáy rương bên đầu giường mẹ, nỗi đau lòng của mẹ không bao giờ thốt nên lời, người ta không biết tới. Nông nỗi thương tâm bất động của một người già có cái đáng quý là không làm ai phải để ý, bởi để ý tới thì không khỏi đau thắt trong lòng và không sao mà có thể bình tâm để yên ổn sống một cách dễ chịu cho nổi.

(Gọi con – Bảo Ninh)

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm)

Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích.

  1. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
  2. Ngôi thứ ba.     D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

Câu 2. Đoạn văn: “Lựa lời hỏi xem có điều gì khiến mẹ không hài lòng…. càng buồn bã hơn” là lời của ai?

  1. Lời của nhân vật Tân.
  2. Lời tác giả.
  3. Lời người kể chuyện hòa vào lời nhân vật Tân.
  4. Lời anh, chị của Tân.

Câu 3. Bối cảnh câu chuyện diễn ra vào thời gian nào?

  1. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)
  2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975)
  3. Sau khi thống nhất đất nước (1975)
  4. Cả B và C

Câu 4: Dòng nào nêu không đúng thành công nghệ thuật của tác phẩm?

  1. Miêu tả tâm lí nhân vật.
  2. Xây dựng đối thoại sinh động.
  3. Sử dụng điểm nhìn linh hoạt.
  4. Ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại.

Câu 5: Mẹ Tân hiện lên là người như thế nào?

  1. Thấu hiểu lẽ đời, chịu thương chịu khó.
  2. Nhẹ nhàng, tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.
  3. Âm thầm, bền bỉ, chăm chỉ, cần cù.
  4. Giàu tình yêu thương con, có đức hi sinh cao cả.

Câu 6: Thông điệp của truyện là gì?

  1. Chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn còn đó bao nỗi đau âm thầm vẫn dai dẳng in hằn lên số phận của người mẹ có con hi sinh
  2. Mỗi người hãy trân trọng tình cảm gia đình
  3. Giá trị của hòa bình
  4. Sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 7: Ý nghĩa chi tiết “cái rương” trong truyện là gì?

  1. Nơi chứa đựng những bức thư mẹ gửi cho con trai út
  2. Nơi chứa đựng những bí mật của lòng mẹ với nỗi đau âm thầm
  3. Thúc đẩy cốt truyện phát triển
  4. Cả ba đáp án trên

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Xác định mạch kể của truyện

Câu 9 (1.0 điểm): Giọng điệu chủ đạo của truyện là gì? Giọng điệu ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

Câu 10 (1.0 điểm): Truyện ngắn Gọi con gợi cho anh/ chị suy nghĩ, cảm xúc gì về những người thân trong gia đình.

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Anh/chị cảm nhận thế nào về ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn văn sau: “Nhưng dần theo năm tháng chiến tranh…còi báo động hú vang

Câu 2: Ý nghĩa chi tiết “cái rương” trong truyện là gì?

Câu 3: Vì sao con cái thành đạt, hiếu thảo nhưng mẹ Tân lúc nào cũngcứ rầu rầu, lặng lặng và cứ thích thui thủi thế”

Câu 4: Những đặc sắc trong nghệ thuật của truyện ngắn “Gọi con”

Câu 5: Anh/chị hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Gọi con”

Câu 6: Từ truyện ngắn Gọi con, anh/chị cảm nhận như thế nào về giá trị của hòa bình trong cuộc sống ngày hôm nay.

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Gọi con của Bảo Ninh.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7
C C D B D A D

Câu 8. Xác định mạch kể của truyện:

– Tác giả bắt đầu từ thực tại khi Tân nhận chiếc rương – kỉ vật mà sau khi mẹ mất, anh đã “miễn cưỡng chọn lấy” và “tha” từ Hà Nội về tận Sài Gòn.

– Tiếp đó, tác giả kể về cái rương của mẹ, từ những bức thư dưới đáy rương, câu chuyện dẫn dắt người đọc giải mã những bí ẩn về mẹ, về người em được nhắc đến trong những bức thư.

– Trong quá khứ, Tân từng đi du học ở Tiệp lúc mười bảy tuổi. Sang Tiệp tròn một năm, Tân nhận được thư của mẹ, báo tin Nghĩa vào bộ đội.

Câu chuyện trở lại thực tại với những bức thư của mẹ gửi cho Nghĩa- cậu con trai út.  Nỗi đợi chờ khắc khoải của người mẹ dần đi vào cả những giấc chiêm bao.

Tiếp đó, mạch truyện trở lại quá khứ kể về việc cha đau ốm, cha mẹ vẫn ở lại Hà Nội trong những ngày chiến tranh ác liệt. Trước khi chết người cha vẫn thì thầm gọi Nghĩa trong niềm vô vọng. Chỉ khi lật giở những lá thư nơi đáy rương của mẹ, Tân mới vỡ ra cái gốc của “vẻ đợi chờ âm thầm, rụt rè và vô vọng, lẳng lặng trên gương mặt mẹ suốt bao năm trời đến tận khi nhắm mắt xuôi tay”. Tân càng hiểu hơn khi “nỗi đau lòng mẹ”.

Câu 9. Giọng điệu chủ đạo của truyện là tâm tình, xót xa, thương cảm. Giọng điệu ấy tạo sự xúc động sâu xa trong lòng người đọc và tập trung thể hiện nỗi đau đớn thắt lòng một người mẹ của con hy sinh trong chiến tranh.

Câu 10. Truyện giúp ta thêm thấm thía, trân trọng tình cảm thiêng liêng sâu nặng của những người thân yêu trong gia đình đặc biệt là tình yêu thương của cha mẹ dành cho con gái. Từ đó cố gắng học tập, tu dưỡng để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Đoạn văn sử dụng nhiều tính từ “buồn bã, đều đều, miên man”… trạng ngữ “dần theo năm tháng chiến tranh”, giàu nhịp điệu và chất thơ tạo hiệu quả khi đi sâu thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật người mẹ, viết thư như để bày tỏ nỗi lòng, tình yêu thương cùng niềm hi vọng mong con trở về. Niềm mong nhớ con cháy lòng đi cả vào trong những giấc mơ của mẹ, nhưng trở lại hiện thực là niềm xa xót, tuyệt vọng “tỉnh dậy thì đã chẳng níu giữ được gì nữa cả”.

Câu 2: Ý nghĩa chi tiết “cái rương” trong truyện ngắn là:

– Cái rương là kỉ vật mẹ để lại mà Tân mang về. Trong chiếc rương cũ ấy chứa đựng những bức thư mẹ gửi cho con trai út – những bức thư như những dòng nhật kí mẹ viết cho chính mình để giãi bày tâm sự, để vơi đi nỗi nhớ con. Nó cất giấu những bí mật của lòng mẹ với nỗi đau âm thầm, mẹ một mình chịu đựng.

– Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.

Câu 3: Con cái thành đạt, hiếu thảo nhưng mẹ Tân lúc nào cũngcứ rầu rầu, lặng lặng và cứ thích thui thủi thế” vì:

Mẹ Tân mang trong lòng nỗi đau không thể nguôi ngoai, đó là Nghĩa- người con trai út đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Người mẹ ấy nuốt nước mắt vào trong, lặng thầm chịu đựng tất cả để con cháu không phải phiền lòng. Chỉ đến khi đọc những lá thư giấu kín nơi đáy rương như niềm đau chôn chặt trong lòng mẹ, Tân mới thấu hiểu, xót thương và ân hận.

Câu 4: Những đặc sắc trong nghệ thuật của truyện ngắn “Gọi con”:

-Thời gian trần thuật: truyện được kể không theo trình tự thời gian, các sự kiện được lồng ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo: đan xen, đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại

– Điểm nhìn trần thuật:  Truyện được viết theo điểm nhìn chủ quan của tác giả, có những đoạn lời người kể chuyện hòa vào lời nhân vật Tân. Cách trần thuật ngắn gọn, cuốn hút, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện phát triển và vận động liên tục.

– Ngôn ngữ trần thuật: đa dạng, sinh động, lời văn kể chuyện, miêu tả từng trải, tinh tế, giàu chất thơ.

– Giọng điệu trần thuật: tâm tình, xót xa, thương cảm. Giọng điệu ấy tạo sự xúc động sâu xa trong lòng người đọc và tập trung thể hiện nỗi đau đớn thắt lòng một người mẹ của con hy sinh trong chiến tranh.

Câu 5: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Gọi con”:

+ Truyện bày tỏ niềm xúc động, thương cảm sâu sắc đối với những mất mát của con người khi chiến tranh đã qua đi, cho người đọc thấm thía về nỗi buồn chiến tranh

+ Tác phẩm ngợi ca đức hi sinh cao cả, tình yêu thương con sâu nặng của những người cha, người mẹ; ngợi ca tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã hy sinh thanh xuân để cống hiến cho Tổ quốc, quê hương.

+ Truyện là tiếng nói lên án, tố cáo những tội ác mà chiến tranh gây ra cho con người, để chúng ta tri nhận đầy đủ về giá trị của cuộc sống hòa bình.

Câu 6: Hòa bình có thể được xem là món quà vô giá nhất. Đó là trạng thái bình yên, không có bạo lực hay xung đột quân sự. Nó rất quan trọng đối với con người vì chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu đau khổ, mất mát và sự chia ly như trong chiến tranh. Hòa bình cho phép con người theo đuổi ước mơ, đam mê của mình. Đây cũng là một liều thuốc nuôi dưỡng những giá trị tâm hồn con người như tình yêu thương, sự chia sẻ, sự vị tha,… bởi như Victor Hugo từng nói: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Hòa bình sẽ là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Hòa bình của đất nước là sinh mệnh của từng cá nhân. Vì vậy, mỗi người hãy nỗ lực giữ gìn và bảo vệ hòa bình như bảo vệ sự sống của chính mình.

  1. LÀM VĂN
  2. Mở bài: Bảo Ninh là nhà văn có đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam thời hậu chiến. Ông được biết đến với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, những truyện ngắn như Mây trắng còn bay, Gọi con…. Gọi con được in trong tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa” (2009). Tác phẩm là câu chuyện về người mẹ với đức hi sinh cao cả, dồn tình thương mong nhớ người con đi bộ đội từ đó cho người đọc thấm thía về bi kịch sau chiến tranh và tri nhận đầy đủ, sâu sắc, về giá trị của cuộc sống hòa bình.
  3. Thân bài:

* Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo truyện (câu chuyện, cách tổ chức mạch truyện)

Gọi con có sự phá vỡ trật tự thời gian của các sự kiện trong cuộc đời của nhân vật một mặt tạo sự hấp dẫn, gợi trí tò mò cho người đọc về quá khứ của nhân vật. Mặt khác, cách đảo trật tự các sự việc trong cuộc đời nhân vật còn thể hiện quan điểm trong tư duy tự sự của nhà văn: phân tích, lí giải nguyên nhân người mẹ dù các con thành đạt mà người mẹ không vui, “càng năm càng buồn bã hơn”.

Cách lựa chọn trật tự kể: phù hợp với hành trình nhận thức của Tân về những nỗi đau, mất mát trong lòng người mẹ.

* Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn)

Người kể chuyện toàn tri sử dụng ngôi thứ ba mang đến cái nhìn khách quan.

Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung trần thuật. Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tân – người con thành đạt về người mẹ. Sự đa dạng của điểm nhìn tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc và là điểm độc đáo của nghệ thuật tự sự hiện đại. Người kể chuyện toàn tri không chỉ sử dụng điểm nhìn bên ngoài mà còn có thể sử dụng điểm nhìn bên trong để mở ra thế giới nội tâm nhân vật. Người kể chuyện gia tăng việc trần thuật theo ý thức nhân vật.

* Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật

Tân xuất hiện là người kể chuyện cũng là người con hiếu thảo. Truyện ngắn mở ra một cách tự nhiên trong khi ông anh lựa chiếc tivi bà chị chở đi cái tủ lạnh. Còn Tân chọn rương nơi đầu giường mẹ. Đó là kỷ vật sau khi mẹ mất, Tân mang từ Hà Nội vào Sài Gòn mặc dù nó xoàng xĩnh nhưng Tân vẫn chọn nó. Dù sao đó cũng là vật gắn với Tân suốt mấy năm cấp ba. Khi chiếc rương mở ra, toàn bộ kí ức trong Tân ùa về. Lật giở những bức thư nơi đáy rương của mẹ, Tân mới vỡ lẽ ra “vẻ chờ đợi âm thầm”, mới thấu được nỗi thương tâm của mẹ. Người mẹ ấy hết mực yêu thương con, mong mỏi chờ đợi vẫn không bộc lộ ra, sẵn sàng hy sinh vì gia đình. Đó là người trân trọng những kỉ niệm những giá trị xưa cũ. Bao nhiêu sự khổ sở một thời người ta đã loại hết mà mẹ mình cứ giữ tuyệt điều đó cũng được thể hiện ở chiếc rương cũ của bà chỉ là chiếc rương kê giường. Xoàng xĩnh nhưng mà cất giấu trong đó là những gì quan trọng nhất. Mẹ lưu giữ lại tất cả từ thư từ giấy má đến sổ học bạ sổ liên lạc, những bằng khen của anh chị em. Bà cũng là người sống giản dị dù con trai con gái đều có nhà lầu biệt thự mong mẹ về ở cùng song bà từ chối chỉ ở lại cái tầng của khu tập thể với đồ đạc toàn những thứ già ngang một đời người. Cách bày trí cũng đã mấy chục năm rồi không xê xích, bà cụ đã già nhưng luôn lụi cụi một mình không đòi hỏi điều gì ở con cháu và luôn rầu rầu im lặng điều này khiến cho anh chị em tình không ai hiểu nổi cách mở đầu truyện tạo cho ta sự tò mò thắc mắc là người mẹ đi sâu khám phá nội dung bức thư của mẹ ta thấy được một tình yêu thương con sâu sắc niềm mong nhớ người con trở về tất cả những lá thư gửi trung ương tờ báo cũ là mẹ gửi cho cậu em trai út Nghĩa. Khác với các anh chị của mình, Nghĩa không theo con đường đại học. Dù đỗ đại học Bách Khoa, Nghĩa nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vào bộ đội tham gia kháng chiến. Mẹ thương xót và lo lắng cho Nghĩa vì không có con đường dễ dàng êm ấm như anh chị. Bà không quản đường xa lên thăm Nghĩa ở trại huấn luyện. Tình thương sâu nặng của mẹ dành cho Nghĩa thấm trong từng con chữ ở mỗi lá thư mẹ gửi cho cậu bà dặn dò từng chuyện nhỏ nhặt nhất. Mẹ Tân đi hỏi mấy bà trong khối phố có con đi bộ đội từ trước những kinh nghiệm cần thiết. Người mẹ ấy kiên trì nhẫn nại viết và nhẫn nại gửi cho Nghĩa khi đơn vị của Nghĩa đã rời đi chỉ mong một lần nhận được thư của con. Theo dần năm tháng, thư của mẹ ngày càng nhiều nhưng đều bị trả lại, những bức thư như những dòng nhật ký viết cho chính mình, bà viết để che đi nỗi vô vọng kéo dài.

Sự chờ đợi, nhớ mong đi cả vào trong những giấc chiêm bao đó là những giấc mơ mẹ nhìn thấy Nghĩa nhưng chưa kịp gọi thì đã tỉnh dậy. Người mẹ ấy vẫn tiếp tục viết thư cho Nghĩa, vẫn không kìm được lòng thốt lên những câu hỏi đầy xót xa: “Không một bức thư, không một tin tức nhắn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi?”. Nghĩa ơi – hai tiếng nghe thật nhói lòng, tiếng gọi chứa đựng nỗi niềm cất giấu suốt bao năm trời bao kỳ vọng mong nhớ của những đấng sinh thành rất mực yêu thương con.

Theo bức thư mẹ kể, cha chưa bao giờ thấy Nghĩa trong giấc ngủ nhưng lại hay thoảng thấy con trai mình ngoài phố, phải chăng nỗi nhớ cùng sự xúc động nghẹn ngào khiến cha trở nên như vậy.

Nghệ thuật trần thuật đa giọng điệu; đa điểm nhìn; đặc biệt có sự kết hợp, cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tạo ra các hiện tượng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm.

* Đánh giá hiệu quả của nó (Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn)

Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật Tân để viết nên những dòng chan chứa yêu thương, xúc động xen lẫn niềm đau đến thắt lòng khi hiểu ra nỗi lòng của người mẹ.

  1. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện

Bài viết tham khảo:

Bảo Ninh là nhà văn có đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam thời hậu chiến. Ông được biết đến với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, những truyện ngắn như Mây trắng còn bay, Gọi con…. Gọi con được in trong tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa” (2009). Tác phẩm là câu chuyện về người mẹ với đức hi sinh cao cả, dồn tình thương mong nhớ người con đi bộ đội từ đó cho người đọc thấm thía về bi kịch sau chiến tranh và tri nhận đầy đủ, sâu sắc về giá trị của cuộc sống hòa bình.

Gọi con có sự phá vỡ trật tự thời gian của các sự kiện trong cuộc đời của nhân vật một mặt tạo sự hấp dẫn, gợi trí tò mò cho người đọc về quá khứ của nhân vật. Mặt khác, cách đảo trật tự các sự việc trong cuộc đời nhân vật còn thể hiện quan điểm trong tư duy tự sự của nhà văn: phân tích, lí giải nguyên nhân người mẹ dù các con thành đạt mà người mẹ không vui, “càng năm càng buồn bã hơn”. Mạch truyện phù hợp với hành trình nhận thức của Tân về những nỗi đau, mất mát trong lòng người mẹ.

Người kể chuyện toàn tri sử dụng ngôi thứ ba mang đến cái nhìn khách quan. Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung trần thuật. Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tân – người con thành đạt- về người mẹ. Sự đa dạng của điểm nhìn tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc và là điểm độc đáo của nghệ thuật tự sự hiện đại. Người kể chuyện toàn tri không chỉ sử dụng điểm nhìn bên ngoài mà còn có thể sử dụng điểm nhìn bên trong để mở ra thế giới nội tâm nhân vật. Người kể chuyện gia tăng việc trần thuật theo ý thức nhân vật. Tân xuất hiện là người kể chuyện cũng là người con hiếu thảo. Truyện ngắn mở ra một cách tự nhiên trong khi ông anh lựa chiếc tivi bà chị chở đi cái tủ lạnh. Còn Tân chọn chiếc rương nơi đầu giường mẹ. Đó là kỷ vật sau khi mẹ mất, Tân mang từ Hà Nội vào Sài Gòn mặc dù nó xoàng xĩnh nhưng Tân vẫn chọn nó.

Dù sao đó cũng là vật gắn với Tân suốt mấy năm cấp ba. Hình ảnh người mẹ hết mực yêu thương con mong mỏi chờ đợi vẫn không bộc lộ ra, sẵn sàng hy sinh vì gia đình. Trước hết ta thấy mẹ của Tân là người trân trọng những kỉ niệm những giá trị xưa cũ. Bao nhiêu sự khổ một thời người ta đã loại hết mà mẹ mình cứ giữ tuyệt điều đó cũng được thể hiện ở chiếc rương cũ của bà chỉ là chiếc rương kê giường. Xoàng xĩnh nhưng mà cất giấu trong đó là những gì quan trọng nhất. Mẹ lưu giữ lại tất cả từ thư từ giấy má đến sổ học bạ sổ liên lạc, những bằng khen của anh chị em. Bà cũng là người sống giản dị dù con trai, con gái đều có nhà lầu biệt thự mong mẹ về ở cùng song bà từ chối chỉ ở lại cái tầng của khu tập thể với đồ đạc toàn những thứ già ngang một đời người. Cách bày trí cũng đã mấy chục năm rồi không xê xích, bà cụ đã già nhưng luôn lụi cụi một mình không đòi hỏi điều gì ở con cháu và luôn rầu rầu im lặng điều này khiến cho anh chị em Tân không ai hiểu nổi cách mở đầu truyện tạo cho ta sự tò mò thắc mắc là người mẹ đi sâu khám phá nội dung bức thư của mẹ ta thấy được một tình yêu thương con sâu sắc niềm mong nhớ người con trở về tất cả những lá thư gửi trung ương tờ báo cũ là mẹ gửi

Cho cậu em trai út Nghĩa. Khác với các anh chị của mình nghĩa không theo con đường đại học rủ đỗ đại học Bách Khoa mà nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc vào bộ đội tham gia kháng chiến. Mẹ thương xót và lo lắng cho Nghĩa vì không có con đường dễ dàng êm ấm như anh chị. Bà không quản đường xa lên thăm Nghĩa ở trại huấn luyện. Tình thương sâu nặng của mẹ dành cho Nghĩa thấm trong từng con chữ ở mỗi lá thư mẹ gửi cho cậu bà dặn dò từng chuyện nhỏ nhặt nhất. Mẹ Tân đi hỏi mấy bà trong khối phố có con đi bộ đội từ trước những kinh nghiệm cần thiết. Người mẹ ấy kiên trì nhẫn nại viết và nhẫn nại gửi cho Nghĩa khi đơn vị của Nghĩa đã rời đi chỉ mong một lần nhận được thư của con. Theo dần năm tháng, thư của mẹ ngày càng nhiều nhưng đều bị trả lại, những bức thư như những dòng nhật ký viết cho chính mình, bà viết để che đi nỗi vô vọng kéo dài.

Sự chờ đợi nhớ mong đi cả vào trong những giấc chiêm bao đó là những giấc mơ mẹ nhìn thấy Nghĩa nhưng chưa kịp gọi thì đã tỉnh dậy. Người mẹ ấy vẫn tiếp tục viết thư cho Nghĩa, vẫn không kìm được lòng thốt lên những câu hỏi đầy xót xa: “Không một bức thư, không một tin tức nhắn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi?”. Nghĩa ơi – hai tiếng nghe thật nhói lòng, tiếng gọi chứa đựng nỗi niềm cất giấu suốt bao năm trời bao kỳ vọng mong nhớ của những đấng sinh thành rất mực yêu thương con. Theo bức thư mẹ kể, cha chưa bao giờ thấy Nghĩa trong giấc ngủ nhưng lại hay thoảng thấy con trai mình ngoài phố, phải chăng nỗi nhớ cùng sự xúc động nghẹn ngào khiến cha trở nên như vậy.

Bảo Ninh đã thành công trong sử dụng nghệ thuật trần thuật đa giọng điệu; đa điểm nhìn; đặc biệt có sự kết hợp, cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tạo ra các hiện tượng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm. Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật Tân để viết nên những dòng chan chứa yêu thương, xúc động xen lẫn niềm đau đến thắt lòng khi hiểu ra nỗi lòng của người mẹ. Giọng điệu trần thuật sâu lắng, xúc động, xót xa thương cảm. Giọng điệu ấy tạo sự xúc động sâu xa trong lòng người đọc và tập trung thể hiện nỗi đau đớn thắt lòng một người mẹ của con hy sinh trong chiến tranh. Nhà văn cũng thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua dòng tâm trạng của người mẹ khi viết thư cho con, qua suy nghĩ của Tân đọc được những bức thư giấu kín bao năm của mẹ.

Tác phẩm nghệ thuật chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Gọi con để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, nhà văn cũng gửi tới chúng ta những thông điệp nhân sinh sâu sắc: khi con người ta sống trong thời bình luôn đề cap cái tôi sẽ quên đi những mất mát gian khổ đã qua; hãy biết trân trọng sự hy sinh của thế hệ trước, biết trân trọng những giá trị bình dị mà thiêng liêng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *