Đề đọc hiểu và nghị luận về truyện Đứa con của Thạch Lam

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

ĐỨA CON

                                     (Thạch Lam)

Chị Sen cúi mình dưới gánh nước nặng trĩu, lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp. Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai, nước trong thùng sánh tóe ra mỗi bước đi. Chị cố hết sức lên khỏi mấy bậc thềm, đặt gánh nước trên đất, rồi lấy vạt áo lau mồ hôi rỏ giọt trên trán.

– Trời chiều rồi mà chị còn gánh nước cơ à?

Chị Sen thong thả một lát rồi mới trả lời:

– Con phải gánh nước nữa cho ông tắm chứ đã thôi đâu. Từ sáng đến giờ hơn mười gánh nước rồi.

Tôi ái ngại nhìn chị. Sông ở xa, từ nhà ra đến sông phải đi một quãng đường dài. Bà Cả hà tiện không chịu mua một chinh một gánh nước của người ngoài chợ chở vào bán, bà bắt chị Sen phải gánh suốt ngày. Tôi trông chị mà thương hại; người chị bé nhỏ da sạm nắng. Chân tay đã bị những công việc nặng nhọc làm thành xấu xí và cằn cỗi.

Tôi sắp nói với chị một câu an ủi, thì bỗng có tiếng the thé, – tiếng bà Cả – ở trên nhà đưa xuống:

– Không đi mà gánh nước cho ông tắm đi còn đứng đấy mà chầu chuyện. Gần tối rồi còn gì nữa.

Tôi ngoảnh lại thấy bà Cả đứng ở trên thềm, mặt cau có và giận dữ. Chị Sen sợ hãi, lẳng lặng tra đòn gánh vào quang, đi ra cửa. Tôi nghe thấy chị khẽ thở dài. Chị đi rồi, tôi cũng quay về, sau lưng mang nặng cái nhìn của bà Cả; chắc bà ta không bằng lòng tôi chút nào, nhưng vì tôi là con cháu nên bà không dám nói đấy thôi.

Chúng tôi, và tất cả mọi người trong họ không ai ưa gì bà Cả, mà còn ghét nữa. Không biết trong cái ghét ấy có lẫn chút ganh tị không, vì bà Cả giàu lắm, – nhưng hễ nói đến tên bà mọi người ai cũng bĩu môi khinh bỉ. Hai vợ chồng ông Cả trước kia cũng nghèo hèn. Sau nhờ cho vay lãi, lãi rất nặng mà trở nên giàu có. Nhưng bà kiệt ác lắm. Một tay bà Cả đã tịch ký không biết bao nhiêu ruộng nương của người ở trong vùng. Những người vay nợ, bà bắt phải biếu xén, nên trong nhà bà lúc nào cũng có gà vịt, gạo hay chân giò. Nhưng hai ông bà hà tiện không dám ăn gà vịt, đem bán ở chợ còn chân giò phơi khô để dành. Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và một đĩa rau. Hai ông bà thường kêu rằng khó ở, luôn luôn không ăn được. Chị Sen biết nhiều về những bữa cơm ấy vì chị phải ăn cơm với muối là thường. Nhiều khi sang chơi, tôi thấy chị ngồi trước mâm cơm chỉ có đĩa không, với bát nước mắm. Chị ăn uể oải và thong thả như người không ăn được, tuy chị đói. Chị bảo rằng, cơm với muối khó ăn lắm, nuốt vào nó nghẹn ở cổ.

Chị Sen là con một người làng có nợ ông bà Cả. Nghe đâu thầy chị vì chạy cái Nhiêu, phải lên lạy van bà Cả vay ba chục. Ngày mùa đã trả được một nửa và ít lãi, còn một nửa chưa trả được, phải đem chị Sen gán làm đứa ở không công. Nhưng mẹ chị Sen nói mãi, bà Cả rộng lượng hẹn một năm cho hai áo cánh, một cái áo nâu dài và hai cái quần sồi. Mẹ chị Sen cám ơn lòng tử tế cao cả của người chủ nợ. Bà dặn con ở lại hầu hạ ông bà Cả chu đáo, rồi về.

Từ đấy chị Sen quán xuyến hết cả công việc trong nhà. Nào gánh nước, bổ củi, làm cơm, đầu tắt mặt tối suốt ngày, mà vẫn bị mắng chửi. Vì bà Cả là người to tiếng và lắm điều lắm. Không lúc nào hàng xóm không nghe tiếng bà the thé và rít lên, chửi chó, mắng mèo, hay bới móc chị Sen. Vô phúc cho chị mà hé răng nói lại. Tức thì bà Cả nhảy lên, hai hàm răng nghiến vào nhau, thét:

– Cái con chết băm chết vằm kia! Mày ăn hại cơm của bà mà không làm việc cho bà à! Bố mày định ăn không ăn hỏng của bà, thì bà mới phải nuôi báo cô mày chứ!

Chị Sen lẩm bẩm: “Thầy con chưa lo được trả bà chứ có phải định quỵt nợ đâu mà bà chửi”, nhưng chỉ lẩm bẩm trong miệng thôi, chứ không dám nói. Những lúc ấy, các người hàng xóm nghe tiếng bà, lại thì thầm bảo nhau: “Gớm ác nghiệt thế chả trách được không có con. Trời nào cho con những người như thế”, và họ thấy hể hả trong lòng như một sự báo thù. Ông bà Cả không có con. Đó là sự phiền muộn nhất. Hai ông bà bây giờ đã có tuổi, không còn mong mỏi gì nữa. Trước kia bà Cả đã chạy thầy chạy thuốc chán, lễ hết đền kia phủ nọ để cầu lấy mụn con; nhưng ông càng ngày càng yếu mà bà thì cứ cằn cỗi héo hắt lại như mấy cây khô, chẳng sinh nở gì cả. Người trong họ ghét bà thường bảo: “Không biết kiệt như thế rồi giữ của để cho ai?” Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, có lẽ khiến cho bà tức tím ruột gan. Bà càng ghét họ hàng, và không ưa con cháu đến chơi, tuy chúng tôi đến, bà không dám ghét ra mặt. […]

Chị Sen ở với bà Cả được ngót một năm. Bữa hôm ấy, thấy tiếng bà Cả quát tháo đã lâu, tôi chạy sang. Chị Sen đang cúi đầu vào đống rơm khóc. Tôi hỏi tại sao, chị nức nở đáp:

– Tôi lỡ tay đánh vỡ một cái chén, bà ấy đánh tôi đau quá.

Chị Sen thâm tím cả mình mẩy, một vết roi ấy qua môi làm rướm máu. Chị vừa xoa bóp vừa than thở:

– Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này.

– Thế chị xin về có được không?

Chị Sen sẽ lắc đầu thở dài, không nói. Có lẽ chị nghĩ đến món nợ còn thiếu, nếu chưa trả được nhà cửa sẽ bị tịch ký. Cách đó ít lâu, mẹ chị Sen hay lên vào hầu chuyện bà Cả. Người ta nói chị Sen sắp xin về đi lấy chồng. Nhưng hễ có ai hỏi là bà Cả trả lời:

– Cái đồ cơm toi ấy thì ai lấy mà chồng với con.

Rồi chúng tôi thấy chị Sen càng phải chửi và phải đòn hơn trước. Hơi một tí là bà Cả nhắc đến món tiền nợ để nhiếc móc chị, nói nay đuổi đi, mai đuổi đi, không nuôi chị “cái con trương xác chỉ hay ăn” ấy nữa. Chúng tôi thấy chị khóc luôn; sang lúc nào cũng thấy chị mắt đỏ hoe, hay đang lấy muối và nước nóng đắp vào những vết thương bởi roi ông Cả.

(Lược một đoạn: thầy u chị Sen mang quà lên gặp ông bà Cả và xin cho chị về đi lấy chồng. Hai năm sau chị Sen cùng thầy u mình trở lại gia đình bà Cả, lúc này chị Sen đã có đứa con trai mười bốn tháng tuổi. Bà Cả bế đứa con chị Sen, mắt bà sáng lên một tia sáng thèm muốn và ao ước. Bà Cả khen thằng bé con chị Sen kháu khỉnh)

Bà chép miệng nói khéo:

– Nhà thì túng, một đồng, một chữ không có, mà cứ phải lo thuốc cho con thật đến khổ.

Nhưng bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi; bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà được biết những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, được nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… Giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con! […], bà Cả mở tủ lấy hai đồng bạc mới đưa cho chị Sen, bảo:

– Đây, tôi cho chị cầm về may áo cho con mặc. Rồi đến Tết bế nó lên chơi nhé!

Chị Sen e lệ đút hai đồng bạc vào ruột tượng; chị cảm động quá không cám ơn bà Cả được. Một lát sau, hai vợ chồng bác Nhiêu hớn hở xách bu gà và buồng chuối ra về, chị Sen vui vẻ theo sau, vừa đi vừa mừng con rối rít.

———— 0000————–

 

* Chú thích:

– Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ Thạch Lam chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Thạch Lam học ở Hà Nội, sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn. Thạch Lam là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế.

– Là thành viên của “Tự lực văn đoàn”, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng… ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

– Thạch Lam là người có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

– Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

– Truyện ngắn “Đứa con” được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam” là một trong những tác phẩm đặc sắc nằm trong mạch truyện viết về những con người với thân phận nhỏ bé, phải chịu nhiều nỗi tủi cực trong xã hội cũ.

 

Lựa chọn phương án đúng nhất:

Câu 1. Ngôi kể trong truyện là:

  1. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai
  2. Ngôi thứ nhất xưng “tôi” D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 2. Truyện chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

  1. Nhân vật chị Sen B. Nhân vật xưng “tôi”
  2. Nhân vật bà Cả D. Nhân vật thầy u chị Sen

Câu 3. Mạch kể chuyện theo trình tự nào sau đây?

  1. Trình tự thời gian
  2. Trình tự không gian
  3. C. Trình tự mạch kể chuyện từ hiện tại-quá khứ-hiện tại
  4. D. Trình tự mạch kể chuyện từ quá khứ-hiện tại-tương lai

Câu 4. Xác định nhân vật chính trong truyện

  1. Nhân vật “tôi”
  2. Nhân vật bà Cả
  3. Nhân vật thầy u chị Sen
  4. Nhân vật chị Sen

Câu 5. Nội dung nào nêu đúng thái độ của nhân vật “tôi” đối với chị Sen qua hai câu văn:

Tôi trông chị mà thương hại; người chị bé nhỏ da sạm nắng. Chân tay đã bị những công việc nặng nhọc làm thành xấu xí và cằn cỗi.”

  1. Nhân vật “tôi” mỉa mai thân hình chị Sen bé nhỏ, chân tay xấu xí, cằn cỗi
  2. Nhân vật “tôi” rất ấn tượng với dáng người bé nhỏ và nước da sạm nắng của chị Sen
  3. Nhân vật “tôi” rất thương cảm chị Sen vì chị phải làm lụng vất vả, nặng nhọc, cực nhục nên nước da sạm nắng, chân tay trở nên xấu xí, cằn cỗi đi.
  4. Nhân vật “tôi” khuyên chị Sen không nên làm lụng vất vả đến nỗi phai tàn nhan sắc

Câu 6. Đoạn văn sau đây gợi ra những điều gì ở ông bà Cả?

“Nhưng bà kiệt ác lắm. Một tay bà Cả đã tịch ký không biết bao nhiêu ruộng nương của người ở trong vùng. Những người vay nợ, bà bắt phải biếu xén, nên trong nhà bà lúc nào cũng có gà vịt, gạo hay chân giò. Nhưng hai ông bà hà tiện không dám ăn gà vịt, đem bán ở chợ còn chân giò phơi khô để dành. Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và một đĩa rau. Hai ông bà thường kêu rằng khó ở, luôn luôn không ăn được.”

  1. Keo kiệt, ác điều, hà tiện, tham lam, thiếu tình người
  2. Biết tiết kiệm, toan tính, dành dụm để có lúc giúp đỡ người khác
  3. Biết vun thém cho cuộc sống gia đình mình
  4. Cả A và C

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên phương diện chủ đề, ý nghĩa của truyện:

  1. Ca ngợi lối sống chu đáo, nghĩa tình trước sau như một của con người
  2. Truyện phản ánh những nỗi tủi cực của thân phận con người là nạn nhân của việc cho vay lãi nặng, là tiếng nói đồng cảm, xót thương cho kiếp người ấy. Đồng thời, truyện cũng phê phán kẻ giàu, có thế lực nhưng hà tiện, kiệt ác, lắm điều…, lên án xã hội cũ với nhiều những bất công ngang trái.
  3. Phê phán lối sống ganh tị trong xã hội cũ
  4. Cả A và B

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Khái quát chung về số phận con người nghèo khổ trong xã hội cũ sau khi đọc truyện ngắn trên?

Câu 9. Nhận xét ngắn gọn về nhân vật “chị Sen” trong truyện?

Câu 10. Trình bày ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống hiện nay. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật truyện “Đứa con” của nhà văn Thạch Lam.

—————– o0o—————

 

Đề 2: Tự luận

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

ĐỨA CON

                                                    (Thạch Lam)

Chị Sen cúi mình dưới gánh nước nặng trĩu, lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp. Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai, nước trong thùng sánh tóe ra mỗi bước đi. Chị cố hết sức lên khỏi mấy bậc thềm, đặt gánh nước trên đất, rồi lấy vạt áo lau mồ hôi rỏ giọt trên trán.

– Trời chiều rồi mà chị còn gánh nước cơ à?

Chị Sen thong thả một lát rồi mới trả lời:

– Con phải gánh nước nữa cho ông tắm chứ đã thôi đâu. Từ sáng đến giờ hơn mười gánh nước rồi.

Tôi ái ngại nhìn chị. Sông ở xa, từ nhà ra đến sông phải đi một quãng đường dài. Bà Cả hà tiện không chịu mua một chinh một gánh nước của người ngoài chợ chở vào bán, bà bắt chị Sen phải gánh suốt ngày. Tôi trông chị mà thương hại; người chị bé nhỏ da sạm nắng. Chân tay đã bị những công việc nặng nhọc làm thành xấu xí và cằn cỗi.

Tôi sắp nói với chị một câu an ủi, thì bỗng có tiếng the thé, – tiếng bà Cả – ở trên nhà đưa xuống:

– Không đi mà gánh nước cho ông tắm đi còn đứng đấy mà chầu chuyện. Gần tối rồi còn gì nữa.

Tôi ngoảnh lại thấy bà Cả đứng ở trên thềm, mặt cau có và giận dữ. Chị Sen sợ hãi, lẳng lặng tra đòn gánh vào quang, đi ra cửa. Tôi nghe thấy chị khẽ thở dài. Chị đi rồi, tôi cũng quay về, sau lưng mang nặng cái nhìn của bà Cả; chắc bà ta không bằng lòng tôi chút nào, nhưng vì tôi là con cháu nên bà không dám nói đấy thôi.

Chúng tôi, và tất cả mọi người trong họ không ai ưa gì bà Cả, mà còn ghét nữa. Không biết trong cái ghét ấy có lẫn chút ganh tị không, vì bà Cả giàu lắm, – nhưng hễ nói đến tên bà mọi người ai cũng bĩu môi khinh bỉ. Hai vợ chồng ông Cả trước kia cũng nghèo hèn. Sau nhờ cho vay lãi, lãi rất nặng mà trở nên giàu có. Nhưng bà kiệt ác lắm. Một tay bà Cả đã tịch ký không biết bao nhiêu ruộng nương của người ở trong vùng. Những người vay nợ, bà bắt phải biếu xén, nên trong nhà bà lúc nào cũng có gà vịt, gạo hay chân giò. Nhưng hai ông bà hà tiện không dám ăn gà vịt, đem bán ở chợ còn chân giò phơi khô để dành. Bữa cơm chỉ có một ít vừng rang thật mặn, một ít thịt kho rim và một đĩa rau. Hai ông bà thường kêu rằng khó ở, luôn luôn không ăn được. Chị Sen biết nhiều về những bữa cơm ấy vì chị phải ăn cơm với muối là thường. Nhiều khi sang chơi, tôi thấy chị ngồi trước mâm cơm chỉ có đĩa không, với bát nước mắm. Chị ăn uể oải và thong thả như người không ăn được, tuy chị đói. Chị bảo rằng, cơm với muối khó ăn lắm, nuốt vào nó nghẹn ở cổ.

Chị Sen là con một người làng có nợ ông bà Cả. Nghe đâu thầy chị vì chạy cái Nhiêu, phải lên lạy van bà Cả vay ba chục. Ngày mùa đã trả được một nửa và ít lãi, còn một nửa chưa trả được, phải đem chị Sen gán làm đứa ở không công. Nhưng mẹ chị Sen nói mãi, bà Cả rộng lượng hẹn một năm cho hai áo cánh, một cái áo nâu dài và hai cái quần sồi. Mẹ chị Sen cám ơn lòng tử tế cao cả của người chủ nợ. Bà dặn con ở lại hầu hạ ông bà Cả chu đáo, rồi về.

Từ đấy chị Sen quán xuyến hết cả công việc trong nhà. Nào gánh nước, bổ củi, làm cơm, đầu tắt mặt tối suốt ngày, mà vẫn bị mắng chửi. Vì bà Cả là người to tiếng và lắm điều lắm. Không lúc nào hàng xóm không nghe tiếng bà the thé và rít lên, chửi chó, mắng mèo, hay bới móc chị Sen. Vô phúc cho chị mà hé răng nói lại. Tức thì bà Cả nhảy lên, hai hàm răng nghiến vào nhau, thét:

– Cái con chết băm chết vằm kia! Mày ăn hại cơm của bà mà không làm việc cho bà à! Bố mày định ăn không ăn hỏng của bà, thì bà mới phải nuôi báo cô mày chứ!

Chị Sen lẩm bẩm: “Thầy con chưa lo được trả bà chứ có phải định quỵt nợ đâu mà bà chửi”, nhưng chỉ lẩm bẩm trong miệng thôi, chứ không dám nói. Những lúc ấy, các người hàng xóm nghe tiếng bà, lại thì thầm bảo nhau: “Gớm ác nghiệt thế chả trách được không có con. Trời nào cho con những người như thế”, và họ thấy hể hả trong lòng như một sự báo thù. Ông bà Cả không có con. Đó là sự phiền muộn nhất. Hai ông bà bây giờ đã có tuổi, không còn mong mỏi gì nữa. Trước kia bà Cả đã chạy thầy chạy thuốc chán, lễ hết đền kia phủ nọ để cầu lấy mụn con; nhưng ông càng ngày càng yếu mà bà thì cứ cằn cỗi héo hắt lại như mấy cây khô, chẳng sinh nở gì cả. Người trong họ ghét bà thường bảo: “Không biết kiệt như thế rồi giữ của để cho ai?” Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, có lẽ khiến cho bà tức tím ruột gan. Bà càng ghét họ hàng, và không ưa con cháu đến chơi, tuy chúng tôi đến, bà không dám ghét ra mặt. […]

Chị Sen ở với bà Cả được ngót một năm. Bữa hôm ấy, thấy tiếng bà Cả quát tháo đã lâu, tôi chạy sang. Chị Sen đang cúi đầu vào đống rơm khóc. Tôi hỏi tại sao, chị nức nở đáp:

– Tôi lỡ tay đánh vỡ một cái chén, bà ấy đánh tôi đau quá.

Chị Sen thâm tím cả mình mẩy, một vết roi ấy qua môi làm rướm máu. Chị vừa xoa bóp vừa than thở:

– Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này.

– Thế chị xin về có được không?

Chị Sen sẽ lắc đầu thở dài, không nói. Có lẽ chị nghĩ đến món nợ còn thiếu, nếu chưa trả được nhà cửa sẽ bị tịch ký. Cách đó ít lâu, mẹ chị Sen hay lên vào hầu chuyện bà Cả. Người ta nói chị Sen sắp xin về đi lấy chồng. Nhưng hễ có ai hỏi là bà Cả trả lời:

– Cái đồ cơm toi ấy thì ai lấy mà chồng với con.

Rồi chúng tôi thấy chị Sen càng phải chửi và phải đòn hơn trước. Hơi một tí là bà Cả nhắc đến món tiền nợ để nhiếc móc chị, nói nay đuổi đi, mai đuổi đi, không nuôi chị “cái con trương xác chỉ hay ăn” ấy nữa. Chúng tôi thấy chị khóc luôn; sang lúc nào cũng thấy chị mắt đỏ hoe, hay đang lấy muối và nước nóng đắp vào những vết thương bởi roi ông Cả.

(Lược một đoạn: thầy u chị Sen mang quà lên gặp ông bà Cả và xin cho chị về đi lấy chồng. Hai năm sau chị Sen cùng thầy u mình trở lại gia đình bà Cả, lúc này chị Sen đã có đứa con trai mười bốn tháng tuổi. Bà Cả bế đứa con chị Sen, mắt bà sáng lên một tia sáng thèm muốn và ao ước. Bà Cả khen thằng bé con chị Sen kháu khỉnh)

Bà chép miệng nói khéo:

– Nhà thì túng, một đồng, một chữ không có, mà cứ phải lo thuốc cho con thật đến khổ.

Nhưng bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi; bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà được biết những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, được nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… Giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con! […], bà Cả mở tủ lấy hai đồng bạc mới đưa cho chị Sen, bảo:

– Đây, tôi cho chị cầm về may áo cho con mặc. Rồi đến Tết bế nó lên chơi nhé!

Chị Sen e lệ đút hai đồng bạc vào ruột tượng; chị cảm động quá không cám ơn bà Cả được. Một lát sau, hai vợ chồng bác Nhiêu hớn hở xách bu gà và buồng chuối ra về, chị Sen vui vẻ theo sau, vừa đi vừa mừng con rối rít.

———— o0o ————–

 

* Chú thích:

– Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ Thạch Lam chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Thạch Lam học ở Hà Nội, sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn. Thạch Lam là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế.

– Là thành viên của “Tự Lực văn đoàn”, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng… ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

– Thạch Lam là người có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

– Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

– Truyện ngắn “Đứa con” được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam” là một trong những tác phẩm đặc sắc nằm trong mạch truyện viết về những con người với thân phận nhỏ bé, phải chịu nhiều nỗi tủi cực trong xã hội cũ.

 

Câu 1. Xác định ngôi kể trong truyện

Câu 2. Lí do nhân vật chị Sen lại phải đi ở không công cho nhà ông bà Cả

Câu 3. Chỉ ra kiểu ngôn ngữ nhân vật trong đoạn văn sau:

 Chị Sen ở với bà Cả được ngót một năm. Bữa hôm ấy, thấy tiếng bà Cả quát tháo đã lâu, tôi chạy sang. Chị Sen đang cúi đầu vào đống rơm khóc. Tôi hỏi tại sao, chị nức nở đáp:

– Tôi lỡ tay đánh vỡ một cái chén, bà ấy đánh tôi đau quá.

Chị Sen thâm tím cả mình mẩy, một vết roi ấy qua môi làm rướm máu. Chị vừa xoa bóp vừa than thở:

– Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này.

Câu 4. Theo anh/chị mạch trần thuật trong truyện có gì khác với cốt truyện?

Câu 5. Điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn sau đây có đặc điểm gì?

Những lúc ấy, các người hàng xóm nghe tiếng bà, lại thì thầm bảo nhau: “Gớm ác nghiệt thế chả trách được không có con. Trời nào cho con những người như thế”, và họ thấy hể hả trong lòng như một sự báo thù. […] Người trong họ ghét bà thường bảo: “Không biết kiệt như thế rồi giữ của để cho ai?”

Câu 6. Nhân vật bà Cả trong đoạn văn sau là người như thế nào?

        “Ba người vào lúc ông bà Cả đang ăn cơm.

Thầy chị Sen để bu gà và buồng chuối xuống đất, chắp tay vái:

– Lạy ông bà ạ.

Chị Sen nấp sau bố mẹ, cũng cất tiếng khẽ chào theo. Bà Cả buông đũa, gật đầu đáp lại “tôi không dám”; rồi bảo vợ chồng bác Nhiêu:

– Hai bác ngồi chơi.

Trông thấy chị Sen đứng lẩn vào xó tối, bà Cả hỏi:

– Chị Sen đây à?

Tiếng “vâng” sẽ của chị bị câu nói của bác Nhiêu lấp đi:

– Bẩm vâng. Cháu nó xin lên chào ông bà đấy ạ.”

Câu 7. Nêu ý kiến của anh/chị về tình cảm của Thạch Lam đối với nhân vật chị Sen

Câu 8. Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện trong truyện

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật truyện “Đứa con” của nhà văn Thạch Lam.

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết

 

Phần Câu Nội dung Điểm
    ĐỀ 1 (Trắc nghiệm + Tự luận)  
I 1 ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
 2 B 0,5
3 C 0,5
4 D 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 Khái quát chung về số phận con người nghèo khổ trong xã hội cũ sau khi đọc truyện ngắn trên?

– Cuộc sống lâm vào bần cùng, bế tắc không lối thoát phải đi vay lãi nặng và trở thành nạn nhân của tệ nạn ấy.

– Họ là những con người hiền lành, lương thiện nhưng phải chịu nhiều nỗi tủi cực, áp bức, bất công

– Họ là những con người thấp cổ bé họng, đáng thương trong xã hội.

v.v…

1,0
9 Nhận xét ngắn gọn về nhân vật “chị Sen” trong truyện?

– Là nạn nhân đáng thương của bà Cả, của xã hội cũ nhiều bất công ngang trái

– Là đứa ở trừ nợ chăm chỉ, hiền lành, lương thiện, chịu thương chịu khó nhưng lại phải chịu nhiều sự đối xử cay nghiệt của bà Cả.

– Nhân vật chị Sen là một trong những nhân vật phụ nữ trong các truyện ngắn Thạch Lam phải chịu nhiều khổ đau, nhọc nhằn, bất hạnh nhưng họ vẫn giữ cho mình những nét đẹp trong tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

v.v…

1,0
10 Trình bày ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống hiện nay. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

HS có thể triển khai theo hướng sau:

– Đồng cảm và sẻ chia là một hành động tốt đẹp, đáng trân trọng, rất cần làm, cần nhân rộng trong xã hội.

– Đồng cảm và sẻ chia sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người

– Đồng cảm, sẻ chia giúp cho cả người sẻ chia và người được sẻ chia cảm thấy hạnh phúc

– Hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh có cuộc sống vui vẻ, viên mãn hơn. Đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc.

v.v…

0,5
    ĐỀ 2 (Tự luận)  
  1 Ngôi thứ nhất xưng “tôi” 0,5
  2 Lí do: Chị Sen là con một người làng có nợ ông bà Cả; phải đem chị Sen gán làm đứa ở không công. 0,5
  3 Đoạn văn là ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật chị Sen và nhân vật “tôi”. 0,5
  4 Mạch trần thuật trong truyện từ hiện tại – quá khứ – hiện tại. Cốt truyện không theo trình tự ấy. 1,0
  5 Điểm nhìn trần thuật có thay đổi từ người kể chuyện sang điểm nhìn những người hàng xóm, người trong họ, từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong. 1,0
  6 Khi gặp gia đình chị Sen bà Cả thể hiện thái độ trịch thượng, khinh rẻ, xem thường qua cái “gật đầu đáp lại”, qua câu nói có phần khách khí “tôi không dám”… của kẻ giàu, kẻ bề trên đối với những con người nghèo khổ, thấp hèn là nạn nhân của chính gia đình bà. 1,0
  7 Gợi ý:

– Nhà văn rất đồng cảm, xót thương đối với những thân phận người phụ nữ phải rơi vào hoàn cảnh đi ở không công như chị Sen.

– Thạch Lam cũng bộc lộ tấm lòng nhân ái đối với cảnh ngộ trớ trêu bị bóc lột sức lao động, bị hắt hủi, đòn roi như chị Sen

– Nhà văn cũng luôn đặt niềm tin vào khát vọng thay đổi cuộc đời cho những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi, bất công như chị Sen khi để cho nhân vật được thoát khỏi gia đình bà Cả, đi lấy chồng có đứa con trai mười bốn tháng tuổi…

v.v…

1,0
  8 Ngôn ngữ kể chuyện của Thạch Lam dư ba, có sức đọng lớn. Đó cũng là ngôn ngữ tự nhiên, rất đời thường, giàu hình tượng và cảm xúc, rành rõ, gợi một cách chính xác những trạng thái của nhân vật, diễn biến của câu chuyện. Chữ dùng của Thạch Lam không nặng nề, gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm kín đáo. Câu chữ vừa đủ để phô diễn cảnh ngộ hoặc tâm trạng cần phô diễn. Và đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu những tình cảm của nhà văn dành cho con người, đôi khi là cả sự dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. 0,5
II   VIẾT (Chung cho 2 đề) 4,0
  Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật truyện “Đứa con” của nhà văn Thạch Lam.  
a a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Xác định đúng kiểu bài, vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật văn bản truyện ngắn “Đứa con” của Thạch Lam.

0,25
c c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2,75
Phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật văn bản:

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ.

* Kiến thức về tác giả, tác phẩm:

+ Tác giả:

– Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn”, sống cuộc đời ngắn ngủi nhất, viết ít nhất, tác phẩm bán ra chậm nhất nhưng lại chính là người tài hoa nhất và viết hay nhất.

– Ông có biệt tài về truyện ngắn. Là người mở đường tài hoa cho loại truyện ngắn trữ tình không có cốt chuyện, đặc biệt đậm chất thơ.

+ Tác phẩm:

– Truyện ngắn “Đứa con” được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam” là một trong những tác phẩm đặc sắc nằm trong mạch truyện viết về những con người với thân phận nhỏ bé, phải chịu nhiều nỗi tủi cực trong xã hội cũ.

– Truyện có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

– Qua truyện ngắn “Đứa con”, Thạch Lam muốn gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc, gửi tấm lòng mình với con người, với cuộc đời.

– Truyện thành công trong việc tạo dựng bối cảnh, trần thuật qua nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh giàu sức gợi mở.

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  2. Thân bài:

* Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo truyện (câu chuyện, cách tổ chức mạch truyện)

– Thạch Lam xây dựng câu chuyện từ bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng với cuộc sống của những người dân nghèo khổ, tăm tối…phải chịu nhiều nỗi tủi cực, là nạn nhân của việc cho vay lãi nặng từ những gia đình giàu có thuộc tầng lớp trên lúc bấy giờ. Đó là câu chuyện của nhân vật chị Sen phải đi ở không công cho nhà ông bà Cả do thầy u mình mắc nợ cái gia đình ấy. Chị Sen phải chịu nhiều sự đối xử cay nghiệt của bà Cả đối với đứa ở trong nhà mình.

– Nhà văn tổ chức mạch truyện không theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật mà mạch trần thuật đã đảo trật tự kể chuyện từ hiện tại-quá khứ-hiện tại khác với trình tự thời gian trong cuộc đời nhân vật chị Sen.

* Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn)

Thạch Lam chọn ngôi kể thứ nhất xưng ‘tôi” là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, làm tăng độ tin cậy cho câu chuyện. Nhân vật “tôi” chính là người trong cuộc, ở điểm nhìn này người kể chuyện cũng là người chứng kiến những diễn biến của câu chuyện và kể lại. Cách trần thuật này giúp cho người kể chuyện có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy ngẫm của mình về câu chuyện.

* Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật

– Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, điểm nhìn chủ yếu được đặt vào nhân vật “tôi”, từ đó có thể làm nổi bật được chân dung các nhân vật hiện lên chân thật. (HS chọn và phân tích một số chi tiết nổi bật về nhân vật, đặc biệt là nhân vật chị Sen như: xuất thân, số phận, những tủi cực, vất vả, đòn roi… mà chị Sen phải chịu khi là đứa ở không công cho gia đình bà Cả; khái quát một số biểu hiện hà tiện, thiếu tình người, kiệt ác,  … của ông bà Cả, nhất là bà Cả… Tuy nhiên, bà Cả vẫn tiềm ẩn chút lương tâm còn sót lại khi cho chị Sen hai đồng bạc may áo cho con)

– Qua ngôi kể, điểm nhìn nhà văn đã thể hiện được quan điểm, cách đánh giá của mình về nhân vật, về bức tranh đời sống xã hội Việt Nam đương thời.

* Đánh giá hiệu quả của nó (Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn)

– Người kể chuyện được coi là hóa thân của Thạch Lam trong câu chuyện. Từ những gì nhân vật “tôi” chứng kiến và kể lại, câu chuyện được tái hiện một cách chân thật, rất đời, rất hiện thực đúng với bản chất của cuộc sống người dân Việt Nam đương thời.

– Người kể chuyện xưng “tôi” đảm nhận vai trò dẫn dắt câu chuyện nhưng phải trên cơ sở dụng ý sáng tác của nhà văn bởi chính nhà văn đã tạo ra người kể chuyện. Người kể chuyện xưng “tôi” cũng chính là hình bóng của Thạch Lam. Qua đó, Thạch Lam có thể nói lên tấm lòng, tiếng nói của mình đối với con người, thể hiện cách nhìn và thái độ đối với xã hội đương thời.

2,0
  3. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện

“Đứa con” được kể bằng nghệ thuật tự sự hiện đại với nhiều đổi mới: điểm nhìn chủ yếu và ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, sự phá vỡ trật tự mạch kể. Lời trần thuật cũng rất sinh động…hấp dẫn, gợi nhiều suy nghĩ khi Thạch Lam viết về vấn đề mối quan hệ giữa những kẻ giàu có, thế lực với người dân nghèo khổ, cực nhục trong xã hội cũ.

– Truyện còn thể hiện tấm lòng của Thạch Lam đối với những con người nhỏ bé, nghèo khổ, thấp hèn trong xã hội, là nạn nhân của xã hội nhiều bất công ngang trái.

0,25
d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
Tổng điểm 10,00

 

Bài viết tham khảo:

Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày”. Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm, giàu tình thương của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Truyện ngắn “Đứa con” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho những điều ấy. Hình ảnh, chi tiết trong truyện giúp chúng ta cảm nhận được những gì đang xảy ra với câu chuyện của tác giả. Mọi thứ diễn ra thật chân thực như xoáy sâu vào suy nghĩ của từng độc giả. 

Thạch Lam (1910-1942), sinh ra trong gia đình viên chức có truyền thống văn học, là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, Thạch Lam đã xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương theo một thiên hướng khác. TL là người sống cuộc đời ngắn ngủi nhất, viết ít nhất, tác phẩm bán ra chậm nhất nhưng lại chính là người tài hoa nhất và viết hay nhất. Thạch Lam còn là người thông minh, đôn hậu, tính tình điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế. Ông có biệt tài về truyện ngắn. Là người mở đường tài hoa cho loại truyện ngắn trữ tình không có cốt chuyện, đặc biệt đậm chất thơ. Thạch Lam có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ: “Công việc của nhà văn là phát biểu cái Đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”. Các truyện của Thạch Lam đã thể hiện rõ quan niệm này.

Truyện ngắn “Đứa con” được in trong “Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam” là một trong những tác phẩm đặc sắc nằm trong mạch truyện viết về những con người với thân phận nhỏ bé, phải chịu nhiều nỗi tủi cực trong xã hội cũ. Truyện cũng rất tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Lối viết thường nhẹ nhàng, tinh tế. Thạch Lam đã tạo cho mình một bút pháp riêng biệt. Qua truyện ngắn “Đứa con”, Thạch Lam muốn gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc, gửi tấm lòng mình với con người, với cuộc đời. Truyện thành công trong việc tạo dựng bối cảnh, trần thuật qua nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh giàu sức gợi mở.

Thạch Lam xây dựng câu chuyện từ bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng với cuộc sống của những người dân nghèo khổ, tăm tối…phải chịu nhiều nỗi tủi cực, là nạn nhân của nhiều bất công, đặc biệt là nạn nhân của những gia đình giàu có, quyền thế bóc lột họ bằng cách cho vay nặng lãi lúc bấy giờ khiến ta nhớ đến nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. “Đứa con”, đó là câu chuyện của nhân vật chị Sen phải đi ở không công cho nhà ông bà Cả do thầy u mình mắc nợ cái gia đình ấy. Chị Sen phải chịu nhiều sự đối xử cay nghiệt của bà Cả đối với đứa ở:chị Sen quán xuyến hết cả công việc trong nhà. Nào gánh nước, bổ củi, làm cơm, đầu tắt mặt tối suốt ngày, mà vẫn bị mắng chửi.”; vì đánh vỡ một cái chén chị Sen còn phải chịu đòn đau của bà Cả phải “cúi đầu vào đống rơm khóc.”; “Chị Sen thâm tím cả mình mẩy, một vết roi ấy qua môi làm rướm máu”… Thế rồi thầy u chị Sen cũng xin cho chị được về đi lấy chồng, có con rồi hai năm sau trở lại gia đình ấy cùng cha mẹ mình đi tết ông bà Cả.

Thạch Lam chọn ngôi kể thứ nhất xưng ‘tôi” là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, làm tăng độ tin cậy cho câu chuyện. Nhân vật “tôi” chính là người trong cuộc, ở điểm nhìn này người kể chuyện cũng là người chứng kiến những diễn biến của câu chuyện và kể lại. Cách trần thuật này giúp cho người kể chuyện có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy ngẫm của mình về câu chuyện, chẳng hạn: Tôi ái ngại nhìn chị. Sông ở xa, từ nhà ra đến sông phải đi một quãng đường dài. Bà Cả hà tiện không chịu mua một chinh một gánh nước của người ngoài chợ chở vào bán, bà bắt chị Sen phải gánh suốt ngày. Tôi trông chị mà thương hại”.

Câu chuyện được kể không theo trình tự thời gian (Hiện tại-quá khứ-hiện tại). Truyện mở đầu với cảnh chị Sen, nhân vật chính đã là đứa ở không công cho gia đình bà Cả phải lao động vất vả cả ngày phải đi gánh nước, quán xuyến bao nhiêu việc, kế tiếp mới kể về xuất thân của chị, trở lại kể cuộc sống của chị Sen phải chịu những đối xử cay nghiệt của ông bà Cả, đặc biệt là bà Cả. Điều này khác với trình tự sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật. Với cách kể chuyện này, người kể chuyện đã kích thích được sự tò mò tìm hiểu cuộc đời, số phận nhân vật từ phía người đọc. Cách tổ chức mạch truyện của Thạch Lam đã là một sự phá cách, một đổi mới trong nghệ thuật tự sự hiện đại khác với cách thức kể chuyện của những câu chuyện chúng ta từng biết đến trong nghệ thuật tự sự trong truyền thống.

“Đứa con” xoay xung quanh tình huống có xung đột nhưng không gay gắt, xung đột chủ yếu một chiều. Cụ thể, đó là xung đột giữa ông bà Cả giàu có, thế lực với đứa ở không công – chị Sen. Chủ yếu nhân vật chị Sen hay cả thầy u nhân vật Sen chỉ biết “chịu trận” bởi những đối xử kiểu “bề trên” bất công của ông bà Cả, nhất là bà Cả. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất trần thuật theo điểm nhìn nhân vật. Thành công của truyện không chỉ ở ngôi kể mà còn ở lời văn kể chuyện.

Lời kể trong truyện gồm lời người kể chuyện và lời nhân vật được được thuật lại. Qua những lời kể chuyện này chúng ta lần lượt hình dung và nhận ra xuất thân cuộc đời nhân vật Sen: là con một người làng có nợ ông bà Cả. Nghe đâu thầy chị vì chạy cái Nhiêu, phải lên lạy van bà Cả vay ba chục. Ngày mùa đã trả được một nửa và ít lãi, còn một nửa chưa trả được, phải đem chị Sen gán làm đứa ở không công”, rồi những ngày tháng chị Sen đi ở không công cho gia đình bà Cả vất vả, khổ sở thế nào: “gánh nước”, “bổ củi, làm cơm, đầu tắt mặt tối suốt ngày”, chị phải “quán xuyến mọi việc”, “chị phải ăn cơm với muối là thường. Nhiều khi sang chơi, tôi thấy chị ngồi trước mâm cơm chỉ có đĩa không, với bát nước mắm. Chị ăn uể oải và thong thả như người không ăn được, tuy chị đói”, chị phải chịu cả đòn roi “thâm tím cả mình mẩy, một vết roi ấy qua môi làm rướm máu”, “lấy muối và nước nóng đắp vào những vết thương bởi roi ông Cả”, chị phải chịu mắng nhiếc, rỉa rói của bà Cả. Câu chuyện có diễn biến tiếp theo khi chị Sen được thầy u xin về lấy chồng, có con trai kháu khỉnh, chị trở lại “chào” ông bà Cả. Ông bà Cả, nhất là bà Cả khao khát “đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con!”, cho chị Sen “hai đồng bạc” như là sự “bố thí” để “về may áo cho con” khiến “chị cảm động quá không cám ơn bà Cả được. Một lát sau, hai vợ chồng bác Nhiêu hớn hở xách bu gà và buồng chuối ra về, chị Sen vui vẻ theo sau, vừa đi vừa mừng con rối rít”.

Ngôn ngữ kể chuyện của Thạch Lam còn là thứ ngôn ngữ dư ba, có sức đọng lớn: bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi; bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà được biết những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, được nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… Giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con!”. Như vậy đấy, có một điều khiến cho Thạch Lam khác với các nhà văn khác là ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lí cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào. Ngôn ngữ trong truyện cũng thật rành rõ, gợi một cách chính xác những trạng thái của nhân vật, diễn biến của câu chuyện. Chữ dùng của Thạch Lam không nặng nề, gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm kín đáo. Câu chữ vừa đủ để phô diễn cảnh ngộ hoặc tâm trạng cần phô diễn. Và đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu những dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học…”. Nhận xét này cũng thật chân xác với truyện ngắn “Đứa con”.

Đọc truyện “Đứa con”, người đọc thật sự cảm động dõi theo từng chi tiết trong truyện được kể bởi nhân vật “tôi” và thật sự đồng cảm với bao nỗi tủi cực của số phận những con người nhỏ bé, nghèo hèn trong xã hội cũ. Bên cạnh đó cũng rất bất bình với cách đối xử bạc bẽo, thiếu tình người của ông bà Cả, đặc biệt là bà Cả. Tuy nhiên, bà Cả – kẻ tưởng như chỉ tập trung toàn cái ác, cái xấu, theo quan niệm thông thường nhưng cũng vẫn tiềm ẩn chút lương tâm còn sót lại khi cho cho chị Sen “hai đồng bạc” may áo cho con. Chi tiết này cho thấy Thạch Lam là nhà văn luôn biết phát hiện ra cái đẹp khuất lấp “mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”.

Qua câu chuyện được nhân vật “tôi” kể lại, chúng ta cũng thấu cảm tấm lòng của Thạch Lam luôn yêu thương, giành cho những kiếp người bé mọn, chịu nhiều thiệt thòi kia như chị Sen. Nhà văn cũng hướng cho họ biết ước mơ, biết hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Đây là những đặc điểm thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam như “Hai đứa trẻ” chẳng hạn. Bên cạnh đó chúng ta cũng biết lên án cách đối xử tàn tệ, cay nghiệt của bà Cả (một phần là ông Cả) đối với đứa ở không công mà thầy u nó phải mắc nợ nhưng nghèo hèn khó có khả năng trả như gia cảnh thầy u chị phải cầu cạnh, quà cáp như chịu ơn cái gia đình bà Cả.

Như vậy, qua cách chọn ngôi kể, điểm nhìn đã làm nổi bật được chân dung các nhân vật hiện lên chân thật. Nhà văn đã thể hiện được quan điểm, cách đánh giá của mình về nhân vật, về bức tranh đời sống xã hội Việt Nam đương thời với nhiều những bất công, mà kẻ yếu thế, khổ cực luôn là những kiếp người bé mọn. Đồng thời giúp cho người đọc như đang được chứng kiến trực tiếp câu chuyện cũng như hiểu thấu tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của Thạch Lam.

Truyện ngắn “Đứa con” với người kể chuyện xưng “tôi” được coi là hóa thân của nhà văn Thạch Lam trong câu chuyện.  Người kể chuyện xưng “tôi” ấy đảm nhận vai trò dẫn dắt câu chuyện nhưng phải trên cơ sở dụng ý sáng tác của nhà văn Thạch Lam bởi vì chính nhà văn là người tạo ra người kể chuyện và tạo ra hình ảnh của chính mình qua người kể chuyện. Từ những gì nhân vật “tôi” chứng kiến và kể lại, câu chuyện được tái hiện một cách sinh động, chân thật, rất đời, rất hiện thực đúng với bản chất của xã hội cũ Việt Nam khi ấy. Nhà văn Thạch Lam đã sáng tạo ra người kể chuyện ngôi thứ nhất và để cho nhân vật “tôi” chứng kiến, kể lại câu chuyện. Từ ngôi kể, điểm nhìn này ta cũng nhận ra tấm lòng Thạch Lam có sự đồng điệu với cách nhìn, thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với từng nhân vật trong truyện. Tất nhiên, mỗi chúng ta đều hiểu được rằng Thạch Lam, nhân vật ‘tôi” đã nghiêng hẳn tấm lòng mình về phía nhân vật chị Sen cũng như thầy u chị.

Truyện ngắn “Đứa con” được kể qua nghệ thuật tự sự hiện đại với nhiều đổi mới hấp dẫn người đọc. Nghệ thuật kể chuyện giàu tính chất hiện thực khi viết về vấn đề mối quan hệ giữa kẻ giàu, có thế lực trong xã hội cũ với người dân nghèo đáng thương. Đúng như GS. Phạm Thế Ngũ đã nhận xét “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội… Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…”. Và trong truyện ngắn “Đứa con” lại là một chị Sen con một gia đình nghèo mắc nợ do vay lãi nặng của ông bà Cả khiến cô ấy phải đi ở không công cho nhà giàu. Nhân vật chị Sen rất tiêu biểu cho những người phụ nữ trong các truyện ngắn Thạch Lam là những người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh nhưng họ vẫn vẫn giữ cho mình những nét đẹp trong tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam mà Thạch lam hết sức đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca. Bên cạnh đó, truyện cũng góp phần phê phán cái “ráo hoảnh” tình người của kẻ giàu có. Tất cả đều được Thạch Lam thể hiện qua nghệ thuật tự sự rất mới mẻ, hiện đại từ cách chọn ngôi kể, điểm nhìn, mạch trần thuật cho đến lời văn… đều rất sinh động, rất giàu hình ảnh, giàu sức gợi, giàu sức sống, sức khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.

———————– Hết ———————

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *