Đề đọc hiểu và nghị luận về truyện Đau gì như thể…, Nguyễn Ngọc Tư

 BỘ KẾT NỐI _ ĐAU GÌ NHƯ THỂ

Đề bài:

ĐỀ 1 : TRẮC NGHIỆM

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

Đọc đoạn trích sau:

Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. […]

Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng:

– Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu…

Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên… Ai trồng khoai đất này…

Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi …”. […]

Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơ trong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời. […]

Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chào đời. Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu bảo, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…”. […]

Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba… Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt.

[…] Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê về Phước Hậu. Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầm chổi ra sân quét lá. Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi. […]. Người nọ đứng ngây ra, mặt tái như mặt gà mái, hồi lâu mới hỏi: “Bây giờ… Nga muốn gì…”. Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa, vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy…”. Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khi anh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả. Sao bây giờ gặp nhau, thấy nản không muốn nhìn mặt. Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại.

Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xã gởi đi lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ. Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhõm. Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột. Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau.

(Trích Đau gì như thể…, Nguyễn Ngọc Tư, Tuyển tập truyện ngắn – http://vanhoc.quehuong.org/viewtruyen.php?cat=13&ID=2707, truy cập ngày 17/8/2023)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? (NB – CB 1: NB được nhân vật trong truyện ngắn)

  1. Nga.
  2. Ông Tư Nhỏ.
  3. Bà Cúc.
  4. Thím Hồng Nhiên.

Câu 2. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? (NB – CB 2: NB được người kể chuyện)

  1. Lời của nhân vật ông Tư Nhỏ.
  2. Lời của nhân vật Nga.
  3. Lời của người dân xã Xẻo Mê.
  4. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít.

Câu 3. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền? (NB – CB 3: NB được sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật)

  1. Từ điểm nhìn của người kể chuyện.
  2. Từ điểm nhìn của Nga.
  3. Từ điểm nhìn của ông Tư Nhỏ.
  4. Từ điểm nhìn của Nga và ông Tư Nhỏ.

Câu 4. Các từ ngữ in đậm trong những câu văn sau có điểm gì chung: “Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột.”? (NB – CB 4: NB một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn)

  1. Đều là những từ ngữ đời thường mang tính biểu cảm cao.
  2. Đều là những từ ngữ cô đọng, hàm súc, tạo được sự chú ý của người đọc.
  3. Đều là những từ ngữ mang đậm tính triết lí, trữ tình.
  4. Đều là những từ ngữ được thi vị hóa, trang trọng, mực thước.

Câu 5. Sự việc nào trong đoạn trích đóng vai trò là “nút thắt” trong cốt truyện của tác phẩm trên? (TH – CB 2: Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm)

  1. Bà Cúc bỏ đi vì không chịu được cuộc sống nghèo khổ.
  2. Nga có bầu và không chịu khai ai là cha đứa trẻ.
  3. Ông Tư Nhỏ mang đơn đi đòi lại danh dự cho bản thân.
  4. Ông Tư Nhỏ được chính quyền địa phương công khai xin lỗi qua đài truyền thanh xã.

Câu 6. Đoạn trích cho thấy ông Tư Nhỏ là người có tính cách như thế nào? (TH – CB 3: Phân tích được đặc điểm của nhân vật)

  1. Nhút nhát, cả tin, thương người.
  2. Hiền hậu, bao dung, trọng danh dự.
  3. Mạnh mẽ, kiên trì, không sợ cường quyền.
  4. Keo kiệt, hẹp hòi, ích kỉ.

Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề chính của đoạn trích? (TH – CB 4: Nêu được chủ đề của tác phẩm)

  1. Đoạn trích thể hiện cuộc sống vất vả, cơ cực của những người nông dân nghèo.
  2. Đoạn trích phê phán thái độ sống hời hợt, vô tâm của con người trong xã hội.
  3. Đoạn trích đề cao đạo đức, nhân phẩm của những người lao động nghèo.
  4. Đoạn trích thể hiện những dự cam lo âu về sự suy thoái của đạo đức xã hội.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8. Qua nhân vật ông Tư Nhỏ, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với những con người không may rơi vào cảnh ngộ éo le? (TH – CB 5: Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản)

Câu 9. Bạn có đồng tình với thái độ, cách hành xử của những người dân xã Xẻo Mê với ông Tư Nhỏ khi hiểu lầm ông là kẻ loạn luân hay không? (VD – CB 2: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra từ tác phẩm)

Câu 10. Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Vì sao? (VDC – CB 1: Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống… để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm).

ĐỀ 2 : TỰ LUẬN

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. […]

Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng:

– Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu…

Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên… Ai trồng khoai đất này…

Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi …”. […]

Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơ trong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời. […]

Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chào đời. Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu bảo, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…”. […]

Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba… Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt.

[…] Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê về Phước Hậu. Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầm chổi ra sân quét lá. Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi. […]. Người nọ đứng ngây ra, mặt tái như mặt gà mái, hồi lâu mới hỏi: “Bây giờ… Nga muốn gì…”. Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa, vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy…”. Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khi anh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả. Sao bây giờ gặp nhau, thấy nản không muốn nhìn mặt. Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại.

Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xã gởi đi lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ. Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhõm. Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột. Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau.

(Trích Đau gì như thể…, Nguyễn Ngọc Tư, Tuyển tập truyện ngắn – http://vanhoc.quehuong.org/viewtruyen.php?cat=13&ID=2707, truy cập ngày 17/8/2023)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

Câu 2. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

Câu 3. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền?

Câu 4. Sự việc nào trong đoạn trích đóng vai trò là “nút thắt” trong cốt truyện của tác phẩm trên?

Câu 5. Đoạn trích cho thấy ông Tư Nhỏ là người có tính cách như thế nào?

Câu 6. Nêu chủ đề chính của đoạn trích?

Câu 7. Bạn có đồng tình với thái độ, cách hành xử của những người dân xã Xẻo Mê với ông Tư Nhỏ khi hiểu lầm ông là kẻ loạn luân hay không?

Câu 10. Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Vì sao?

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 – 600 chữ) phân tích, đánh giá về tình huống truyện và điểm nhìn trong truyện ngắn Đau gì như thể… của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

 

ĐÁP ÁN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU (TRẮC NGHIỆM) 6.0
1 B 0.5
2 D 0.5
3 C 0.5
4 A 0.5
5 B 0.5
6 B 0.5
7 C 0.5
8 – Thái độ của tác giả: thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, không quy kết bản chất của con người qua những sự việc bề nổi; đồng thời trân trọng phẩm giá, nhân cách của những người lao động nghèo thiện lương. 1.0
9 – HS trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra những lí giải phù hợp.   1.0
10 – Nêu cụ thể ấn tượng về một chi tiết trong đoạn trích.

– Trình bày lí do khiến bản thân có ấn tượng như vậy.

0.5
  ĐỌC HIỂU (TỰ LUẬN)
I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

1 – Ông Tư Nhỏ. 0.5
2 -Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít. 0.5
3 – Từ điểm nhìn của ông Tư Nhỏ. 0.5
4 – Nga có bầu và không chịu khai ai là cha đứa trẻ. 0.75
5 – Hiền hậu, bao dung, trọng danh dự. 0.75
6 – Đoạn trích đề cao đạo đức, nhân phẩm của những người lao động nghèo. 0.75
7 – HS trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra những lí giải phù hợp. 1.0
8 – Nêu cụ thể ấn tượng về một chi tiết trong đoạn trích.

– Trình bày lí do khiến bản thân có ấn tượng như vậy.

1.25
  1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ.

– Giới thiệu gắn gọn về truyện ngắn Đau gì như thể… Nêu khía cạnh trong nghệ thuật sẽ tập trung làm rõ: tình huống truyện, ngôi kể.

2. Thân bài:

a. Tình huống truyện

– Miêu tả tình huống truyện: ông Tư Nhỏ bị hiểu lầm là người làm cho con gái riêng của vợ cũ có bầu.

– Chỉ ra chức năng, nêu đánh giá hiệu quả của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Là “chìa khóa” giúp vận hành cốt truyện.

+ Góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn.

+ Góp phần làm rõ tính cách nhân vật ông Tư Nhỏ: hiền hậu, bao dung, tuy nghèo khổ, yếu thế nhưng luôn coi trọng danh dự, phẩm cách.

+ Khơi gợi suy tưởng, hứng thú diễn giải, khám phá tác phẩm ở người đọc

b. Ngôi kể, điểm nhìn, lời trần thuật

Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít.

-Điểm nhìn:

+Điểm nhìn theo ngôi thứ ba của người kể chuyện giấu mình (điểm nhìn bên ngoài): cũng như điểm nhìn toàn tri, người kể chuyện không được nhân vật hóa. Họ nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan nhất; không giống với điểm nhìn toàn tri, tuy hướng đến thể hiện những hành động, tâm lí của nhân vật nhưng người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài không bàn luận, phân tích mà để người đọc tự cảm nhận về nhân vật ông Tư Nhỏ.

+Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở chính nhân vật ông tư Nhỏ khi miêu tả những cảm xúc của ông lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền từ đó bộc lộ rõ tính cách nhân vật: Hiền hậu, bao dung, trọng danh dự.

– Truyện là sự kết hợp giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của chính nhân vật ông Tư Nhỏ vì vậy những nỗi niềm tâm trạng của ông Tư như bày ra trên trang viết, chân thật đến tận cùng. Đặc biệt, chính sự kết hợp các điểm nhìn này làm câu chuyện khách quan vừa gắn liền với vai kể của người kể chuyện vừa chính là hoàn cảnh và trải nghiệm của nhân vật.

– Điểm nhìn bên ngoài: Khi đọc tác phẩm này, một điều rất dễ nhận thấy chính là người kể chuyện đã giấu mình để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất. Nhà văn đóng vai trò là một người bên ngoài, quan sát và thuật lại sự việc bằng một cái nhìn khách quan, thâu tóm các sự kiện tình tiết, thúc đẩy diễn biến các tình tiết của truyện phát triển nên mọi câu chuyện về nỗi đau nhân cách bị hiểu lầm của ông Tư được soi nhìn đầy đủ nhất.

-Điểm nhìn từ bên trong (lúc này, điểm nhìn đã được dịch chuyển, từ tác giả sang nhân vật), điều này phản ánh rõ qua những dòng văn tái hiện những hành động, suy nghĩ của ông Tư Nhỏ.

c. Đánh giá hiệu quả của nghệ thuật kể chuyện (Theo yêu cầu đề)

– Khẳng định giá trị nghệ thuật của truyện:

+ Gửi gắm đến người đọc triết lí của nhà văn về việc sống trong dư luận của xã hội, đôi lúc, con người cần vượt lên những định kiến, dị nghị để sống an nhiên. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nhìn nhận một sự việc, đánh giá một con người.

+ Là một trong những truyện ngắn tiêu biểu, góp phần làm nên nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện

-Đánh giá, khẳng định lại thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

– Gía trị của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong nền văn học.

3.0
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
Tổng điểm 10.0

 

 

 

Bài viết tham khảo:

 

Là Nguyễn Ngọc Tư – không thể lẫn khi đọc truyện ngắn Đau gì như thể… để chiêm nghiệm về những gì rất riêng của chị về tình huống truyện, về ngôi kể  để hiểu những con người trên trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, để hiểu một con người thuần chất Nam Bộ với cái tên rất mộc: Ông Tư Nhỏ.

Truyện đơn giản chỉ là tình huống truyện: ông Tư Nhỏ bị hiểu lầm là người làm cho con gái riêng của vợ cũ có bầu. Chỉ là nhiểu lầm nhưng không thể giải thích khi con Nga bỏ đi đâu mất. Cái tình huống đơn giản mà éo le ấy lại là “chìa khóa” giúp vận hành cốt truyện. Và đặc biệt hơn cái câu chuyện đơn giản ấy đã góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn; góp phần làm rõ tính cách nhân vật ông Tư Nhỏ: hiền hậu, bao dung, tuy nghèo khổ, yếu thế nhưng luôn coi trọng danh dự, phẩm cách và rồi từ đó khơi gợi suy tưởng, hứng thú diễn giải, khám phá tác phẩm ở người đọc. “Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. […]

 Cũng như những truyện ngắn khác của mình, con người với số phận riêng tư là đề tài được Nguyễn Ngọc Tư khai thác thành công. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là những con người thuần chất Nam Bộ với những cái tên cũng hết sức bình dị, chân chất: Tư Nhỏ … mang những tâm tư, nguyện vọng bình dị nhỏ bé, đời thường trong cuộc mưu sinh trên sông rạch chằng chịt, trên những cánh đồng mênh mông của cuộc đời bấp bênh mà cái nghèo khổ, thất học cứ bám riết như cái nghiệp của con người từ tiền kiếp.

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư lại là một góc cạnh của cuộc sống chất chứa những đau đớn tột cùng trong nó, là số phận riêng tư, là sự cô độc hiu hắt của cuộc đời nghẹn đắng nỗi buồn thân phận của những người nông dân nhỏ bé chân chất với những khát khao bình dị về cơm áo gạo tiền, về một mái ấm gia đình đơn sơ nhưng không toại nguyện. Mà ở “Đau gì như thể … “ là “Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng:

– Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu…”. Chuyện là thế, không thể giải thích, không thể phân bua mà phải chịu đựng, chịu đựng như chính cái tên Tư Nhỏ, vì Nhỏ nên chẳng thể làm nên chuyện lớn dù đó là cái chuyện của chính mình.

Thành công của câu chuyện không chỉ là cái cách diễn đạt bình dị, chân tình mà là cách kể câu chuyện. Ở đây, lời người kể chuyện là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít. Nguyễn Ngọc Tư vừa kể câu chuyện bằng diểm nhìn của ngôi thứ ba vừa như nương theo nhân vật. Trước hết, điểm nhìn theo ngôi thứ ba của người kể chuyện giấu mình (điểm nhìn bên ngoài): cũng như điểm nhìn toàn tri, người kể chuyện không được nhân vật hóa. Người kể chuyện nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan nhất; không giống với điểm nhìn toàn tri, tuy hướng đến thể hiện những hành động, tâm lí của nhân vật nhưng người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài không bàn luận, phân tích mà để người đọc tự cảm nhận về nhân vật ông Tư Nhỏ. Khi nỗi đau ập đến “Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên… Ai trồng khoai đất này…”. Mà đau thiệt bởi có tự biện hộ được đâu, ông Tư Nhỏ kêu trời mà đâu thấu!

Đằng sau câu chuyện còn là cách Nguyễn Ngọc Tư –  người kể chuyện đặt điểm nhìn ở chính nhân vật ông tư Nhỏ khi miêu tả những cảm xúc của ông lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền từ đó bộc lộ rõ tính cách nhân vật: Hiền hậu, bao dung, trọng danh dự. Nghĩa là truyện là sự kết hợp giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của chính nhân vật ông Tư Nhỏ vì vậy những nỗi niềm tâm trạng của ông Tư như bày ra trên trang viết, chân thật đến tận cùng. “Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba… Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt”. Đặc biệt, chính sự kết hợp các điểm nhìn này làm câu chuyện khách quan vừa gắn liền với vai kể của người kể chuyện vừa chính là hoàn cảnh và trải nghiệm của nhân vật.

Đọc “Đau gì như thể … “ là đọc câu chuyện cả từ điểm nhìn bên ngoài: Khi đọc tác phẩm này, một điều rất dễ nhận thấy chính là người kể chuyện đã giấu mình để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất. Nhà văn đóng vai trò là một người bên ngoài, quan sát và thuật lại sự việc bằng một cái nhìn khách quan, thâu tóm các sự kiện tình tiết, thúc đẩy diễn biến các tình tiết của truyện phát triển nên mọi câu chuyện về nỗi đau nhân cách bị hiểu lầm của ông Tư được soi nhìn đầy đủ nhất. Và khi nhà văn kể câu chuyện bằng điểm nhìn từ bên trong – lúc này, điểm nhìn đã được dịch chuyển, từ tác giả sang nhân vật, điều này phản ánh rõ qua những dòng văn tái hiện những hành động, suy nghĩ của ông Tư Nhỏ. “Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau”; là đau thiệt như chính nhan đề của tác phẩm “Đau gì như thể …” mang lối diễn đạt rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư.

Mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Tư cứ như thể “bày biện” ra tất cả để người đọc vừa đọc vừa chiêm nghiệm mà thấu hiểu. Nhà văn đang gửi gắm đến người đọc triết lí của nhà văn về việc sống trong dư luận của xã hội, đôi lúc, con người cần vượt lên những định kiến, dị nghị để sống an nhiên. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nhìn nhận một sự việc, đánh giá một con người.

Đau gì như thể …” khép lại nhưng là một trang viết giữa bộn bề của chị, của riêng Nguyễn Ngọc Tư bởi tác phẩm là một trong những truyện ngắn tiêu biểu, góp phần làm nên nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư – mộc và thật! Ông Tư Nhỏ và lối kể chuyện đậm chất Nam Bộ sẽ đi vào trong miền kí ức văn học đẹp của tất cả mọi người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *