Đề đọc hiểu và nghị luận về thơ văn Nguyễn Du, My trung mạn hứng

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

My trung mạn hứng

(Nguyễn Du)

Phiên âm:

Chung Tử viên cầm tháo nam âm,
Trang Tích bệnh trung do Việt ngâm.
Tứ hải phong trần gia quốc lệ,
Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.
Bình Chương di hận hà thì liễu,
Cô Trúc cao phong bất khả tầm.
Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ,
Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm.

Dịch nghĩa:

Chung Tử gảy đàn theo điệu Nam,
Trang Tích khi ốm ngâm nga bằng tiếng Việt.
Khắp bốn bể đầy gió bụi, nghĩ tình nhà việc nước mà rơi lệ,
Mười tuần nằm trong lao tù, lòng thấp thỏm chuyện sống chết.
Bao giờ mới hết mối hận Bình Chương?
Khó mà có được phong cách cao thượng của người nước Cô Trúc.
Ta có một chút tâm sự này, không biết bày tỏ cùng ai,
Dưới chân núi Hồng, sông Quế Giang sâu thẳm.

(Nguồn: 1. Quách Tấn, Tố Như thi trích dịch, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1973
2. Trần Văn Nhĩ, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn Nghệ, 2007
)

*Chú thích:

1, Chung Tử: Chung Tử Nghi người nước Sở, bị Tấn bắt. Khi buồn ông chỉ gảy đàn, hát khúc Sở (Nam âm). Người Tấn khen ông không vong bản.

2, Trang tích: Là người Việt làm quan nước Sở. Khi ốm đau chỉ nằm nói tiếng Việt để không quên đi cố hương.

3, Bình Chương: Là tên núi. Tống sử chéo Trương Thế Kiệt, một tướng giỏi nhà tống cùng một số lượng tướng phò Đế Bính chống Nguyên phục Tống. Sau thua, lên thuyền chạy, đến núi Bình Chương thì gặp bão đắm thuyền chết, nhà Tống mất.

4, Cô Trúc: Bá Di, Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân (1401 – 1122 tr.CN), Trung Quốc. Khi Vũ Vương chiếm ngôi nhà Ân lập nên nhà Chu, Bá Di, Thúc Tề không chịu ăn gạo nhà Chu lên núi Thú Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) ở ẩn, ăn rau vi, rồi chết đói ở đó.

5, Quế Giang: Có thể là tên khác của sông Lam, chảy gần làng Tiên Điền.

Trả lời các câu hỏi sau  

Câu 1: Đề tài của bài thơ là gì?

Câu 2: Hãy xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3: Anh/ chị hãy xác định cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ sau:

“Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ,
Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm.”

Câu 4: Bài thơ sử dụng loại vần thơ gì? Nêu ý nghĩa?

Câu 5: Chỉ ra phép đối trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng:

“Tứ hải phong trần gia quốc lệ,
Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.”

Câu 6: Xác định những thông điệp được thể hiện qua bài thơ.

Câu 7: Bày tỏ suy nghĩ của bạn về ý kiến: “Nguyễn Du là một người trung quân ái quốc, luôn mang nặng suy tư nước nhà. Nhưng trong bài thơ “My trung mạn hứng” ông lại bày tỏ một nỗi chán chường đến uất hận với nước qua câu thơ: “Bình Chương di hận hà thì liễu”.”

Câu 8: So sánh bài thơ “My trung mạn hứng” với “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu.

Tâm tư trong tù (Trích đoạn)

Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm
Ở ngoài kia… biết bao thân tù hãm
Đoạ đầy trong những hố thẳm không cùng
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to

Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1  Nỗi sầu nhân thế và nỗi đau khổ chán chường của một kẻ tài hoa lỡ vận. 0.5
2  Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác gia Nguyễn Du, khi ông đang bị bắt bỏ tù ở nơi đất khách. 0.5
3 – Qua hai câu thơ, tác giả thể hiện sự cô đơn, lẻ loi của bản thân giữa nơi rộng lớn, không một ai bầu bạn, nói chuyện cùng.

– Ở câu thơ đầu Nguyễn Du muốn tâm sự mà không biết nói với ai, thể hiện nỗi uất ức, buồn bã của ông.

– Tác gia đành tự tỏ lòng với chính mình, tự bầu bạn trò chuyện.

0.5
4 -Bài thơ sử dụng vần chân “âm” ở câu thơ thứ 1, 2, 4, 6, 8.

– Ý nghĩa:

+) Tạo ra sự kết thúc cho mỗi khổ thơ, với vần “âm” khiến cho lời thơ như vang vọng, như kéo dài mãi một nỗi đau đớn tràn dòng, bật ra khỏi những câu thơ để hóa thành thực thể.

+) Cách sử dụng các vần chân khiến các câu thơ liên kết với nhau, khiến những suy nghĩ của Nguyễn Du khi ở trong tù như lặp đi lặp lại, mãi khôn nguôi.

+) Vần thơ còn khiến bài thơ có tính nhạc, giúp bài có điểm nhấn, sự liên kết.

+) Cách sử dụng vần thơ ở các câu thơ 1, 2, 4, 6, 8 cho thấy sự tuân thủ chặt chẽ những quy tắc của thể thơ thất ngôn bát cú này, khiến lời thơ thêm du dương.

+) Làm rung cảm, tăng tính biểu cảm với người đọc, để họ cảm nhận được rõ ràng hơn nỗi đau đến uất hận của nhà thơ.

1.0
5 -Phép đối: Tứ hải >< Lao ngục

– Tác dụng:

+) Tạo ra sự đối lập giữa cái rộng “Tứ hải phong trần” và cái nhỏ là “Lao ngục”, ở ngoài rộng lớn, mênh mông đầy náo nhiệt thì ở trong tù túng chật hẹp, tăm tối đầy ngột ngạt càng làm nổi bật lên nỗi lòng của một kẻ sĩ nơi tù.

+) Tạo ra sự đối lập giữa suy nghĩ về thế giới bên ngoài và thực tại của Nguyễn Du, trong khi bốn bể đầy “bụi bặm, ồn ào” là vạn nơi dân chúng lầm than, nước nhà nát tan khiến ông rơi lệ thì thực tại ông bị giam giữ ở nơi ngục tù nhỏ bé im ắng, lúc nào cũng thấp thỏm trước sinh tử của mình.

+) Để nhấn mạnh, suy nghĩ của nhà thơ.

+) Giúp bài thơ thêm thu hút, gợi hình gợi cảm, hô đối, cân xứng, đồng thời tạo nhịp điệu cho bài thơ.

1.0
6 – Một số thông điệp được thể hiện qua bài thơ là:

+ Tình yêu thương giữa con người với con người.

+ Tình yêu đất nước, quê hương sâu sắc.

+ Khát vọng, mong muốn tự do.

+ Mong muốn cống hiến, đóng góp cho nhân dân, nước nhà.

1.0
7 – Học sinh tự do nêu lên quan điểm cá nhân của mình nhưng cần phù hợp, gợi ý:

+ Trả lời được vế “Nguyễn Du là một người trung quân ái quốc”, giải thích và nêu ý kiến.

+ Trả lời được về “Nỗi hận Bình Chương” của Nguyễn Du, giải thích, lý lẽ.

+ Bày tỏ tại sao lại có nỗi niềm uất hận ấy qua nhắc đến thời đại, vua tôi, nhân dân lầm than.

+ Rút ra kết luận về tình yêu của nhà thơ với đất nước.

1.0
8
Giống + Cả hai đều ở trong ngục tù tăm tối, thân thể bị xiềng xích trong một cái lồng mà tố hữu gọi ấy là lồng chim.

+ Đều mang một nỗi hận trong mình, nhưng đều để trong lòng, được thể hiện bằng khát khao chiến đấu của nhà thơ hiện đại, hay câu tự hỏi của nhà thơ trung đại

+ Giữ lấy mong muốn được cống hiến cho tổ quốc, con người.

Khác + Thể thơ: Thất ngôn bát cú

+  Sử dụng từ nhiều chữ Hán, nhiều điển tích, câu đối và tuân thủ luật thơ nghiêm ngặt

+ Có các vần chân, nhịp đong đối.

+ Hàm súc, ngắn gọn gợi suy tưởng.

+ Thơ tự do

+ Sử dụng tiếng Việt hiện đại

+ Tự do bộc lộ tình cảm, cảm xúc, không bị gò bó trong một khuôn khổ.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh, biện pháp tu từ, làm cho câu thơ thêm màu sắc, gợi sự liên tưởng.

0.5
II   VIẾT: 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.5
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Về những đặc điểm trong cách kể của tác giả Khải Đơn trong tác phẩm Tình bạn tan biến

0.25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.5

 

  * Nhan đề, mối quan hệ giữa nhan đề và tứ thơ:

– Bài thơ được viết trong giai đoạn “dưới chân núi hồng” trong tập Thanh hiên thi tập. Với tập thơ và thời gian viết thơ, ta được nhìn lại những năm tháng bi thương nhất của nhà văn, nó chất chứa những bi kịch cá nhân, cùng quẫn và đau đớn.

– Nhan đề là cửa sổ để nhìn thế giới và chìa khóa nghệ thuật để người đọc mở ra cánh cửa đi vào tác phẩm.

+ “My trung mạn hứng” nghĩa là cảm hứng trong tù, cái cảnh tù đày của những người sống vì dân tộc, vì chính nghĩa hình như thật quen thuộc, mỗi thời kỳ đều tồn tại những vết tích về một bi kịch cá nhân khi thân xác bị giam giữ nơi tăm tối chật hẹp.

+ Nhan đề bài thơ hàm súc, ngắn gọn với bốn chữ duy nhất, đồng thời thu hút người đọc, khiến họ cảm thấy hứng thú hơn.

+ Cảm hứng trong tù, chỉ từ hai chữ “trong tù” ta đã thấy cả một thời đại phong kiến bất công đối xử với kẻ hiền tài của dân tộc, hai tiếng tù đày ấy mở ra cả một khoảng nỗi đau và bất lực của Nguyễn Du, bởi một người mong muốn cống hiến cho quốc gia và dân tộc đến như vậy, bị nhốt lại đến bất lực, buộc ông phải viết ra những tâm tư, tình cảm của mình, những điều có thể là dai dẳng, cũng có thể là bộc phát qua từ “cảm hứng”. Cảm hứng là “trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả”, để thấy được rảng, cảm hứng khi viết ra bài văn của Nguyễn Du được tích góp, gom lại từ những nỗi lòng, ngày tháng dai dẳng khi ngồi trong tù.

– Mối quan hệ giữa nhan đề và tứ thơ:

+ Nhan đề phần nào mở ra tứ thơ, nó giúp thể hiện khái quát và cho độc giả bước đầu tiếp cận với nội dung bài thơ, gợi sự tò mò tìm hiểu của người đọc với một nhan đề hàm súc, ngắn gọi và sử dụng chữ hán.

+ “My trung mạn hứng” đã trực tiếp thể hiện hoàn cảnh của Nguyễn Du, từ đó đóng góp cho tứ thơ một cảm xúc, một hình ảnh và những suy nghĩ về cảm xúc của tác giả cũng như tư tưởng của ông khi bị giam.

+ Nó giúp thể hiện những cảm xúc, những cảm hứng chợt lộ ra để Nguyễn Du bộc bạch, tỏ lòng mình trong bài.

 

0.5
  * Khái quát cấu tứ, phân tích và đánh giá tình cảm qua từng phần của bài thơ

– Khái quát cấu tứ:  

 

+) Tình trong cấu tứ: là tình cảm của tác giả thể hiện ra qua nhân vật trữ tình và tác phẩm. Ấy là nỗi buồn day dứt trở dài vô tận, là nỗi uất ức của Tố Như qua niềm bâng khuâng tự hỏi, tình cảm ấy là nỗi chán chường, đau đớn đầy cô đơn những cũng là lòng yêu nước, thương dân, lòng như quặn thắt trước cảnh đất nước rơi vào lầm lụi, tàn phá…

+ Cái tình ấy đã giúp cấu tứ có được cái hồn, một chiếc hồn đậm đà màu dân tộc mỗi mảnh linh hồn hóa thành tình cảm nhân nghĩa, thâm nhập vào từng câu thơ để khiến tiếng thơ hóa thành tiếng lòng, với cái lẽ thương người bất diệt.

+) Ý trong cấu tứ: là ý tưởng của nhà thơ, là những gì ông muốn bày tỏ đến người đọc, ý tưởng là một phần quan trọng để định hình hướng đi của bài thơ. “Cảm hứng trong tù” Thanh Hiên muốn tỏ lòng với những “kẻ lắng nghe” để họ thấu được kẻ hiền tài hết lòng vì dân vì nước, nhưng lại chẳng hề được trọng dụng. Như chính Tố Như từng nhắc trong Truyện Kiều, rằng : “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Cảm thấy bất lực khi nhìn thấy dân chúng lầm than, đại thi hào dân tộc uất hận Bình Chương, là cái hận mà càng hận càng đau, là cái thương mà càng thương càng bất lực đến nỗi ông phải rơi lệ. Là bày tỏ tấm lòng trung quân ái quốc, cùng với đó là khát khao tự do, thoát khỏi chốn ngục tù chật hẹp.

+ Ý tưởng giúp tạo thành một vỏ bọc cho linh hồn kia được ngập tràn, để khi tình phải đậm, ý phải sâu, tạo ra một bài thơ sâu sắc với những giá trị không thể xóa nhòa, đó là niềm tin, là quan niệm, là chiết lý nhân đạo không đổi rời.

– Không gian trong cấu tứ: Tác phẩm được viết trong khoảng không gian tối tăm, chật hẹp đầy âm u – nhà tù, nơi trái ngược hẳn với bên ngoài ồn ã nhưng cũng đầy gió bụi.

– Thời gian trong cấu tứ: Mùa đông năm Bính Thìn, Nguyễn Du toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh. Việc bị lộ, Quận Công Thận bắt bỏ tù mấy tháng.

– Nhận xét về cấu tứ:

+ Cấu tứ giúp thể hiện tình cảm, ý tưởng của nhà thơ đối với người đọc một cách rõ rằng, nhưng không hoàn toàn mà khiến họ phải suy ngẫm. Cấu tứ đã khiến bài thơ liên kết lại, tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh với lời văn mượt mà giàu ngôn ngữ và hình ảnh, đồng thời cũng đa nghĩa và sâu sắc, khiến ai đọc xong cũng phải thấu lòng vì nỗi lòng ấy. Nói tóm lại, cấu tứ của bài thơ như một bức tượng, còn cấu tứ chính là khung sườn cho bức tượng đó. Thiếu cấu tứ thì tác phẩm không có tính nghệ thuật, không có hồn và không chạm đến trái tim của độc giả, tác giả đã sử dụng và biểu đạt  nó một cách hoàn chỉnh, nó khiến tình cảm thêm tràn đầy, khiến đọc giả rung cảm trước tình cảm của nhà thơ và mang giá trị thẩm mĩ, nhân văn lâu bền.

– Phân tích và đánh giá tình cảm qua từng phần:

+ Đề tài: Đề tài của bài thơ là nỗi sầu nhân thế và nỗi đau khổ chán chường của một kẻ tài hoa lỡ vận, đứng trước cảnh nước loạn lạc, nhà tan tác mà chẳng thể làm gì.

+ Chủ đề: Là những suy nghĩ khi ở trong tù, thương nước, thương dân chỉ có thể khóc, cô đơn vắng vẻ đã tạo lên một nỗi lòng mong muốn được tự do, tự tại của Nguyễn Du.

+ Đặc trưng của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, với 8 câu 7 chữ, chia ra thành dạng bố cục: Đề, thực, luận, kết.

 

1.0
  * Hình ảnh, chi tiết

– Chọn ra 2-3 hình ảnh nổi bật

 

+) Phân tích hình ảnh 1: “Tứ hải phong trần”

+ Là “Bốn bể đầy gió bụi”, dù ở trong tù đến mươi tuần, nhưng nhà văn vẫn cảm nhận được sự “bất yên” ở nơi đất trời bên ngoài, đó là cảm nhận vượt ra khỏi những ngăn trở của hiện thực, ra khỏi song sắt nhà giam bằng thị giác, thính giác, cũng là bằng cảm giá, nhà thơ vẽ lên trong tâm trí qua đôi mắt của mình một trần tục đầy gió bụi, cái “bụi bặm” đã lan vào, trôi nổi vào trong không khí của thời đại, như lời khẳng định:  Đôi tai của Tố Như nghe thấy tiếng xôn xao, ồn ã ngoài bức tường ngăn cách thân thể, nhưng cái ồn đấy lại chẳng khiến ông cảm thấy bớt cô đơn, vắng vẻ khi trong cái lồng “người” chật hẹp và cô đơn, mà lại càng nhấn vào vết thương lòng, khiến nó vốn ứa máu, giờ không thể ngừng lại, như tâm hồn ngày càng nặng chĩu của chính tác gia.

+) Phân tích hình ảnh 2: “Người Cô Trúc”

+ Hình ảnh người nước Cô Trúc trong quá khứ mới thanh cao làm sao, họ vì chán ghét nhà Chu xâm lược, mang mối hận với những kẻ chiếm nước, trong lòng những người Cô Trúc chỉ có một vị vua và đất nước duy nhất, vua mất, nước mất họ cũng không cần thiết phải sống cống hiến cho chúng giặc chiếm nước nữa, họ lựa chọn cái chết khi ở ẩn, tuyệt thực. Cách sống thanh cao ấy là một điển hình cho lý tưởng “trung quân ái quốc”

– Chọn 1-2 chi tiết đắt giá

 

+ Chi tiết 1: “Gia quốc lệ”

+ “Lệ rơi vì nước” Chi tiết lệ rơi trong cảnh tù đày không phải chi phận mình, cho hoàn cảnh gian lao mà cho cả một nước nhà, nơi tồn tại nhân tố khiến ông bị giam giữ. Phải thương, yêu thế nào mới có thể quên mình mà rơi lệ như thế? Ngày cả những phút dây mạng sống đứng trước bờ cõi sinh tử, ông đều nghĩ tới việc cống hiến. Giọt lệ ấy là minh chứng cho lòng trung thành của ông đối với quốc gia, những cũng là sự bất lực, bất bình trước thời đại

 

+) Chi tiết 2: “Mối hận Bình Chương”

+ Bình Chương, là tên một ngọn núi, nơi Trương Thế Kiệt- một người tài phụng mệnh đứng lên chống giặc chôn mình tại đó. Phải chăng đó là nỗi hận nơi núi sông đã làm mất đi một người tài, để đất nước ngày càng khó khăn, hay là hận mệnh người tài sao thật ngắn ngủi? Tố Như có lẽ qua đó tỏ lòng mình, hận Bình Chương vừa là hận cũng vừa là thương sao chẳng hết, sao lại có thứ tình cảm trái ngược như thế? Hẳn hận nước, chính là hận những thành phần, những nhân tố khiến đất nước đi tới bờ suy vong cùng cực, là mốt thù với thời đại phong kiến trăm luật ngàn lệ ấy.

=> Nhận xét về hình ảnh và chi tiết đối với bài thơ.

 

+) Logic kết nối giữa các hình ảnh:

+ Những hình ảnh trong bài thơ: “ Chung Tử viên cầm, Trang Tích ca Việt ngâm, lao ngục, Cô trúc,….” Phần lớn hình ảnh đều hướng về một nỗi sầu nhân thế, với một màu sắc có phần tăm tối, mờ mịt, mang theo nỗi buồn đau đớn, và những suy nghĩ ngổn ngang đến khó quên, những hình ảnh ấy liên kết chặt chẽ với nhau và đi theo một trình tự cố định là đề, thực, luận kiết. Chúng giải thích, bổ xung cho nhau và tạo cho bài thơ sự liên tục, đảm bảo sự phong phú về hình ảnh và khiến người đọc có khả năng mường tượng, suy nghĩ về vấn đề.

+ Hệ thống hình ảnh của bài tập trung chủ yếu, hướng về đất nước, nhân dân, cuối cùng là bản thân. Đó là những nỗi sầu lo trần tục của nhà thơ, là cảm xúc bộc bạch khi ở trong tù.

 

+) Cấu tứ chi phối:

+ Cấu tứ khiến cho lời thơ trở nên đa nghĩa, nó ảnh hưởng trực tiếp lên cái nhìn và suy nghĩ của người đọc, tạo cho hình ảnh những góc cạnh đước suy tưởng một cách khác biệt. Đồng thời nó cũng giúp cho hình ảnh trong bài thơ mang màu sắc của ý và tình, vừa để thể hiện một hình ảnh người đọc đã có những cảm xúc và suy nghĩ mang theo từ câu tứ, khiến độc giả khi đọc văn sẽ rung động, hiểu được những tầng lớp nghĩa và sự sâu sắc trong lời văn. Trong bài thơ, cấu tứ đã giúp cho hình ảnh trong bài thơ đi theo cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, lúc buồn, lúc suy nghĩ, lúc lo lắng, cấu tứ điều khiển bài văn theo hướng đi của mình, làm cho hình ảnh ấy phù hợp với bài hơn, đồng thời sống động hơn, như thể những bài thơ đấy đang ở trong chính tâm trí chúng ta, tạo ra cảm giác liên kết liền mạch.

 

+) Mạch cảm xúc qua hình ảnh:

+ Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện ngay từ những câu thơ đầu tiên, khi ông liên tưởng những người trong quá khứ để bày tỏ chính bản thân mình, trước là thể hiện tình yêu nước sâu sắc, luôn hướng về nước nhà, tiếp đến là nỗi đau vì nước, nỗi đau thời đại, rồi đi tiếp tới những cảm xúc ngổn ngang, sự cô đơn khi bị tù đày trong chính quốc gia mình sống, phải xa gia đình, xa con người. Tiếp là đến mối hận thấu lòng, vừa hận vừa đau và sau cùng là tỏ lòng, khát khao được giao tiếp, được lắng nghe và tự do sinh sống.

+ Mạch cảm xúc đấy giúp nhà thơ định hình và tưởng tượng chính xác hơn những gì nhà thơ đang nhắc tới, để nó hiên hữu qua từng lời nói, từng hành động của nhà văn.

 

+) Sự vận động và phát triển của những hình ảnh đặc sắc:

+ Hình ảnh phát triển từ khi cảm hứng của nhà thơ mở ra, ngày càng rộng như không gian bên ngoài, càng sâu sắc, đi sâu vào tâm trí của Nguyễn Du, để cuối cùng lại quay trở về với suy nghĩ của ông trong không gian nhỏ hẹp.

 

1.0
  * Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật

– Nội dung:

+ Nội dung bài mang những tầng ý nghĩa sâu sắc, những cảm xúc dạt dào trồng lên nhau tạo thành sự đa nghĩa trong mỗi câu văn.

+ Thể hiện tình cảm và quan niệm của tác giả về những cảm hứng thế sự, nỗi trầm buồn của bản thân trước cuộc đời.

+ Dẫn dắt người đọc đến với suy nghĩ bên trong của nhà thơ, khiến họ cảm nhận được, đồng cảm và chung một cảm xúc với Nguyễn Du.

+ Tố Như đã phá bỏ những quan niệm về hình tượng người quân tử theo tư tưởng thiên mệnh, bỏ qua những ngăn cấm để thể hiện cảm xúc của mình trong khuôn khổ cho phép.

+ Mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc, góp phần vào làm giàu ngôn ngữ, kho tàng văn học Việt Nam.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng nhiều điển tích, từ Hán Việt, ngắn gọn, súc tích nhưng lời thơ dạt dào.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc viết thơ thất ngôn bát cú, tạo ra những câu cú chặt chẽ, tạo nhịp điệu thơ bay bổng, vần thơ theo đúng luật và ngôn từ giàu tình cảm.

+

=> Nghệ thuật được Nguyễn Du áp dụng một cách tinh tế, hài hòa, để cấu thành một bài thơ hoàn chỉnh.

0.5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
Tổng điểm 10.0

 

Bài viết tham khảo:

Tiếng thơ ai vọng đất trời,

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu,

Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”

(Tố Hữu)

Tiếng thơ của Tố Như vang vọng đến vậy, vang từ trong những ngày xưa cũ, vẫn còn vọng tới hiện tại, ấy chính là tiếng lòng của nhà thơ đối với cuộc đời. “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…” Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, với những đóng góp to lớn vào nền văn học Việt với vô vàn thơ ca và ngôn ngữ sáng tạo, “My trung mạn hứng” là một trong số đó,  một tác phẩm nằm trong phần “dưới chân núi hồng” thuộc Thanh hiên thi tập. “Cảm hứng trong tù”, trang thơ mang một nỗi buồn sầu về nhân thế, nỗi cô đơn, uất ức và lo lăng cho nhân dân, đất nước, với cái hồn sâu sắc như vậy, cái vỏ bọc của nội dung cũng được nhà thơ điểm lên bằng những sáng tạo mang dấu ấn riêng, cốt để tạo ra một thanh âm vang vọng ngàn đời.

Được sáng tác vào giai đoạn thơ “dưới chân núi hồng” trong Thanh hiên thi tập. Từ tập thơ và thời gian viết thơ, ta qua đó được trở lại hồi ức về những năm tháng bi thương nhất của Nguyễn Du, nơi chất chứa những bi kịch cá nhân, cùng quẫn và đau đớn. Đi tới bài thơ, nhan đề là cửa sổ để nhìn thế giới và chìa khóa nghệ thuật để người đọc mở ra cánh cửa đi vào tác phẩm. Với “My trung mạn hứng” nghĩa là cảm hứng trong tù, đã hiện ra cái cảnh tù đày của những người sống vì dân tộc, vì chính nghĩa mà hình như thật quen thuộc, mỗi khi lật lại những tráng sách sử để đi về quá khứ, ta đều thấy sự tồn tại của những vết tích về một bi kịch cá nhân khi thân xác bị giam giữ nơi tăm tối chật hẹp.

Tựa đề đã làm mầm cho tác phẩm phát triển, trong sự phát triển ấy, sẽ là một thiếu sót nếu ta để cấu tứ rơi vào quên lang phải không? Nếu trong chu trình trồng cây, cấu tứ sẽ đóng vai trò như mảnh đất vững chắc để thơ hấp thu và bén rễ. Vậy cấu tứ là gì? Hiểu đơn giản thì cấu tứ là một yếu tố nghệ thuật, là linh hồn của một tác phẩm văn học. Cấu tứ là cách mà tác giả bố trí từng ý, từng câu trong một tác phẩm văn học, tạo thành một mạch chuyển đổi ý tưởng và cảm xúc trong bài một cách mạch lạc. Trong đó bao gồm ý và tình, thương tự như thể xác và tâm hồn của nhà thơ vậy, nên ta bước đầu cần đặt chân vào thăm dò mảnh hồn đa cẩm ấy trước! Tình trong cấu tứ là tình cảm của tác giả thể hiện ra qua nhân vật trữ tình và tác phẩm. Ấy là nỗi buồn day dứt trở dài vô tận, là nỗi uất ức của Tố Như qua niềm bâng khuâng tự hỏi, tình cảm ấy là nỗi chán chường, đau đớn đầy cô đơn những cũng là lòng yêu nước, thương dân, lòng như quặn thắt trước cảnh đất nước rơi vào lầm lụi, tàn phá…Cái tình kia đã giúp cấu tứ có được cái hồn, một chiếc hồn đậm đà màu dân tộc mỗi mảnh linh hồn hóa thành tình cảm nhân nghĩa, thâm nhập vào từng câu thơ để khiến tiếng thơ hóa thành tiếng lòng, với cái lẽ thương người bất diệt. Từ ấy, cái hồn đã tràn ra, bao chùm cả thể xác là phần ý, khiến cho suy nghĩ tinh thần, vượt qua giam cầm thân thể, để khi gặp được ý trong cấu tứ, đó là ý tưởng của nhà thơ, là những gì ông muốn bày tỏ đến người đọc, ý tưởng là một phần quan trọng để định hình hướng đi của bài thơ. Cấu tứ trong bài văn giúp thể hiện tình cảm, ý tưởng của nhà thơ đối với người đọc một cách rõ rằng, nhưng không hoàn toàn mà khiến họ phải suy ngẫm. Nó đã khiến bài thơ liên kết lại, tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh với lời văn mượt mà giàu ngôn ngữ và hình ảnh, đồng thời cũng đa nghĩa và sâu sắc, khiến ai đọc xong cũng phải thấu lòng vì nỗi lòng ấy. Nói tóm lại, bài thơ như một bức tượng, còn cấu tứ chính là khung sườn cho bức tượng đó. Thiếu cấu tứ thì tác phẩm không có tính nghệ thuật, không có hồn và không chạm đến trái tim của độc giả, tác giả đã sử dụng và biểu đạt  nó một cách hoàn chỉnh, nó khiến tình cảm thêm tràn đầy, khiến đọc giả rung cảm trước tình cảm của nhà thơ và mang giá trị thẩm mĩ, nhân văn lâu bền.

Có thể nói rằng, mỗi bài thơ của Nguyễn Du như được viết ra bằng tờ giấy tâm hồn của chính ông, nên việc lựa chọn đề tài và chủ đề cũng nhuốm màu tâm hồn ấy: “Thơ chính là tâm hồn”. (M. Gorki). Với đề tài là khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời sống. Đề tài của bài thơ là nỗi sầu nhân thế và nỗi đau khổ chán chường của một kẻ tài hoa lỡ vận, đứng trước cảnh nước loạn lạc, nhà tan tác mà chẳng thể làm gì. Nằm gọn trong nó chính là vấn đề được nhà thơ đề cập: Chủ đề, là những suy nghĩ khi ở trong tù, thương nước, thương dân chỉ có thể khóc, cô đơn vắng vẻ đã tạo lên một nỗi lòng mong muốn được tự do, tự tại của Nguyễn Du. Nếu mỗi bài thơ là thế giới tâm hồn của Tố Như, thì mỗi câu thơ là một khúc gan ruột của chính ông với bốn phần đề, thực, luận, kết. Nội dung bài thơ trước hết bằng chữ Hán, làm cho nó ngắn gọn, hoàm súc hơn, như Ôgierop: “Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất, trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất”, để khi giải thích ra, nó mang nhũng hàm ý sâu sắc về một tấm lòng đa sầu đa cảm, những mong muốn khát khao của Nguyễn Du và lòng nhân đạo không bao giờ tan biến mất.

Leonardo da Vinci đã từng nói: “Hội họa là thi ca được ngắm thay vì được cảm nhận, và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm”. Quả thật thay vì sử dụng đôi mắt, đọc thơ của Nguyễn Du ta sử dụng tâm hồn, với hình ảnh đầu tiên và cũng là một trong những hình ảnh em coi là hay nhất:  “Tứ hải phong trần”. Nghĩa là  “Bốn bể đầy gió bụi”, dù ở trong tù đến mươi tuần, nhưng nhà văn vẫn cảm nhận được sự “bất yên” ở nơi đất trời bên ngoài, đó là cảm nhận vượt ra khỏi những ngăn trở của hiện thực, ra khỏi song sắt nhà giam bằng thị giác, tính giác, cũng là bằng cảm giá, nhà thơ vẽ lên trong tâm trí qua đôi mắt của mình một trần tục đầy gió bụi, cái “bụi bặm” đã lan vào, trôi nổi vào trong không khí của thời đại, như lời khẳng định: “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc”. (Denise Levertov). Ai cũng phải chịu ảnh hưởng nhất định, người nhận vào người lại tỏa ra, có những người cố gắng thanh lọc cái “chất bẩn” không khí ấy nhưng nhận lại kết quả như chính Nguyễn Du, tiếp tục bị ảnh hưởng và bị giam cầm đến bất lực, đất nước thì suy vong được thể hiện rõ ở làn khói bụi, bụi khiến cho nước nhà trở lên bất định, khiến cho nhân dân lầm than và khổ sở. Đôi tai của Tố Như nghe thấy tiếng xôn xao, ồn ã ngoài bức tường ngăn cách thân thể, nhưng cái ồn đấy lại chẳng khiến ông cảm thấy bớt cô đơn, vắng vẻ khi trong cái lồng “người” chật hẹp và cô đơn, mà lại càng nhấn vào vết thương lòng, khiến nó vốn ứa máu, giờ không thể ngừng lại, như tâm hồn ngày càng nặng trĩu của chính tác gia.

Một tác phẩm hoàn chỉnh còn được cấu thành từ nhưng chi tiết, mở đầu trong đó là chi tiết “Gia quốc lệ”, nghĩa là “Lệ rơi vì nước” Chi tiết lệ rơi trong cảnh tù đày không phải chi phận mình, cho hoàn cảnh gian lao mà cho cả một nước nhà, nơi tồn tại nhân tố khiến ông bị giam giữ. Phải thương, yêu thế nào mới có thể quên mình mà rơi lệ như thế? Ngày cả những phút dây mạng sống đứng trước bờ cõi sinh tử, ông đều nghĩ tới việc cống hiến. Giọt lệ ấy là minh chứng cho lòng trung thành của ông đối với quốc gia, những cũng là sự bất lực, bất bình trước thời đại, khi dân không đủ để nhận thức, khi vua là người đứng đầu và ông phải tuân theo, khi cái tài, cái hiền, cái đúng đắn không được coi trọng bằng danh vọng và tiền bạc. Nguyễn Du đã đã viết dòng thơ ấy trong dòng nước mắt và sự khổ đau bất lực, chính đất nước nơi ông yêu và cống hiển đẩy nhà thơ vào ngục tối giam cầm. Chi tiết tiếp theo là một chi tiết sâu xa “Mối hận Bình Chương”. Bình Chương, là tên một ngọn núi, nơi Trương Thế Kiệt- một người tài phụng mệnh đứng lên chống giặc chôn mình tại đó. Phải chăng đó là nỗi hận nơi núi sông đã làm mất đi một người tài, để đất nước ngày càng khó khăn, hay là hận mệnh người tài sao thật ngắn ngủi? Tố Như có lẽ qua đó tỏ lòng mình, hận Bình Chương vừa là hận cũng vừa là thương sao chẳng hết, sao lại có thứ tình cảm trái ngược như thế? Hẳn hận nước, chính là hận những thành phần, những nhân tố khiến đất nước đi tới bờ suy vong cùng cực, là mốt thù với thời đại phong kiến trăm luật ngàn lệ ấy. Để khái quát lại những bức tranh góp phần vào tạo lên một tác phẩm, ta sẽ đóng vai như một nhà thẩm định, những hình ảnh trong bài thơ: “ Chung Tử viên cầm, Trang Tích ca Việt ngâm, lao ngục, Cô trúc,….” Phần lớn hình ảnh đều hướng về một nỗi sầu nhân thế, với một màu sắc có phần tăm tối, mờ mịt, mang theo nỗi buồn đau đớn, và những suy nghĩ ngổn ngang đến khó quên, những hình ảnh ấy liên kết chặt chẽ với nhau và đi theo một trình tự cố định là đề, thực, luận kiết. Chúng giải thích, bổ xung cho nhau và tạo cho bài thơ sự liên tục, đảm bảo sự phong phú về hình ảnh và khiến người đọc có khả năng mường tượng, suy nghĩ về vấn đề. Hệ thống hình ảnh của bài tập trung chủ yếu, hướng về đất nước, nhân dân, cuối cùng là bản thân. Đó là những nỗi sầu lo trần tục của nhà thơ, là cảm xúc bộc bạch khi ở trong tù. Ngoài ra còn có cấu tứ, nó khiến cho lời thơ trở nên đa nghĩa, nó ảnh hưởng trực tiếp lên cái nhìn và suy nghĩ của người đọc, tạo cho hình ảnh những góc cạnh đước suy tưởng một cách khác biệt. Đồng thời nó cũng giúp cho hình ảnh trong bài thơ mang màu sắc của ý và tình, vừa để thể hiện một hình ảnh người đọc đã có những cảm xúc và suy nghĩ mang theo từ câu tứ, khiến độc giả khi đọc văn sẽ rung động, hiểu được những tầng lớp nghĩa và sự sâu sắc trong lời văn. Mạch cảm xúc ấy giúp nhà thơ định hình và tưởng tượng chính xác hơn những gì nhà thơ đang nhắc tới, để nó hiên hữu qua từng lời nói, từng hành động của nhà văn.

Để khám phá và tìm hiểu tác phẩm theo góc nhìn đa chiều, ta đi tới để chìm vào những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Với thể thơ Thất ngôn bát cú là thể thơ phổ biến trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. Thể thơ Thất ngôn bát cú phát triển cực thịnh vào đời nhà Đường và du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Thất ngôn bát cú là thể thơ có quy định nghiêm ngặt về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi giới quý tộc. Bài thơ “My trung mạn hứng” được tạo lên với vần chân, độc vần “âm” được thả ở những câu 1, 2, 4, 6, 8. Vần thơ khiến bài thơ có tính nhạc, giúp bài có điểm nhấn, sự liên kết.Làm rung cảm, tăng tính biểu cảm với người đọc, để họ cảm nhận được rõ tình cảm của nhà thơ. Nó tạo ra một sự phối hợp hài hòa giữa âm thanh, khiến bài thơ hóa thành một giai điệu ngân nga dài mãi. Từ “âm” đó là tiếng ngân vang trong tâm hồn nhà thơ, là nỗi buồn kéo dài tưởng chừng như vô tận của Nguyễn Du. Âm thay ấy chảy vào tâm trí của độc giả khiến nó cứ tồn tại mãi, tồn tại một cách ám ảnh nỗi đau sâu sắc đến mất cảm giác, để khi bài thơ kết thúc, giai điệu ấy vẫn còn dư ba.

“ Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn” (Platong). Lời hát được tạo lên bởi nhịp điệu, nhịp thơ là sự thay đổi cường độ và phân bố các âm vị, từ và câu trong bài thơ. Có thể tùy vào ý tưởng của tác giả mà nhịp thơ có sự khác nhau trong một tác phẩm. “Cảm hứng trong tù” được viết với nhịp 4/3 tạo một sự ngắt quãng nhẹ nhàng nhưng không khiến bài thơ mất đi sự liền mạch ở câu thơ như vậy, nhà thơ đã chia câu thơ ra làm 2 phần. Ông làm như vậy để thể hiện cảm xúc của bản thân với vấn đề sắp đề cập ở phần sau, như cách động từ đi sau một danh từ, danh từ trước tính từ,…Câu thơ được cấu thành như một câu ca, nhưng không bay bổng, sợ hãi, hay rụt rè mà lại chắc nịch như một lời khẳng định.

“Tứ hải phong trần gia quốc lệ,

Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.”

Hai câu thơ trên sử dụng tiểu đối, giữa “tứ hải” và “lao ngục” . Tạo ra sự đối lập giữa cái rộng “Tứ hải phong trần” và cái nhỏ là “Lao ngục”, ở ngoài rộng lớn, mênh mông đầy náo nhiệt thì ở trong tù túng chật hẹp, tăm tối đầy ngột ngạt càng làm nổi bật lên nỗi lòng của một kẻ sĩ nơi tù. Cũng là sự đối lập giữa suy nghĩ về thế giới bên ngoài và thực tại của Nguyễn Du, trong khi bốn bể đầy “bụi bặm, ồn ào” là vạn nơi dân chúng lầm than, nước nhà nát tan khiến ông rơi lệ thì thực tại ông bị giam giữ ở nơi ngục tù nhỏ bé im ắng, luôn lắng lo. Tạo cho bài thơ có sự đong đối, cân xứng, nhịp nhàng hô ứng, đồng thời tạo lên hình ảnh, cảm xúc đối lập để nhận mạnh về hoàn cảnh và suy nghĩ của nhà thơ.

Hơn cả, là một điển hình trong thơ văn của Tố Như đó là điển cố (hay còn gọi là điển tích) là một chuyện xưa tích cũ về những tấm gương sáng hoặc một sự kiện đặc biệt, qua đó làm nổi bật lên những triết lý nhân sinh để lại cho thế hệ sau. Trong bài thơ sử dụng đến 4 điển tích: “Chung Tử, Trang Tích, Bình Chương, Cô Trúc.” Trong đó, Chung Tử và Trang Tích để Tố Như gợi về tình yêu nước, lòng trung với quốc mãi không đổi rời, ông thể hiện một tình yêu sâu đậm, dẫu có qua hoàn cảnh nào đi nữa, giống như hiện tại, khi tác gia bị giam giữ trong nhà tù ở chính quốc gia mình trung thành và thương yêu nhất. Sau là Bình Chương, thể hiện nỗi hận đã được phân tích trước đó. Cuối là Cô Trúc, chỉ mong muốn có tính cách thanh cao như người nước Cô Trúc. Bài thơ có giọng điệu lên xuống, mạnh mẽ, nhưng cũng nhẹ nhàng, thay đổi theo suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, khi buồn, khi đau, khi cô đơn. Bằng cách ngắt nghỉ và từng dấu chấm phẩy của bài thơ, người đọc như được giao tiếp với nhà thơ, được chìm đắm trong làn sóng cảm xúc và đồng cảm với người viết.

Khép lại trang văn với nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của bài, nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ, tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó. Bài thơ mang những tầng ý nghĩa sâu sắc, những cảm xúc dạt dào trồng lên nhau tạo thành sự đa nghĩa trong mỗi câu văn. Từ đó, giúp thể hiện tình cảm và quan niệm của tác giả về những cảm hứng thế sự, nỗi trầm buồn của bản thân trước cuộc đời. Dẫn dắt người đọc đến với suy nghĩ bên trong của nhà thơ, khiến họ cảm nhận được, đồng cảm và chung một cảm xúc với Nguyễn Du. Chính ông đã phá bỏ những quan niệm về hình tượng người quân tử theo tư tưởng thiên mệnh, bỏ qua những ngăn cấm để thể hiện cảm xúc của mình trong khuôn khổ cho phép. Mang đến cho cuộc đời những giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc, góp phần vào làm giàu ngôn ngữ, kho tàng văn học Việt Nam. Gắn liền nội dung là hình thức và cũng chính là nghệ thuật, nghệ thuật là  một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện nội dung. Nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố, Tất cả đều nhằm mục đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của tác phẩm, tạo thành một dạng tồn tại nhất định của nội dung, qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. “My trung mạn hứng” Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2 mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung.

Ở chính nơi nhà giam tăm tối, Nguyễn Du như một điểm trắng giữa trang giấy đen, ông như vì sao sáng giữa bầu trời đêm, toả sáng lấp lánh với bài thơ “My trung mạn hứng”, những câu thơ ông viết đã làm nổi bật lên tình cảm trong lòng ông ngay cả khi cuộc đời ở cảnh bi kịch tận cùng nhất. Bài thơ mang một điểm nhấn riêng của Tố Như, bằng ngòi bút điêu luyện của mình, tác gia đã lồng ghép đầy dãy những điển tích điển cố, những câu thơ cân xứng sao cho thật Hán nhưng cũng giàu sắc người Việt, với tình yêu nước, yêu dân là truyền thống lâu đời của triệu con tim Việt Nam. Bài thơ đã mang đến cho độc giả một cách nhìn mới về một tấm lòng cao cả, một sự hi sinh không điểm kết, và trong lòng chính em, tình cảm ấy khiến Nguyễn Du vượt qua cả cái thanh cao của những người mà ông hằng ngưỡng mộ, bài thơ mang giá trị nhận thức sâu sắc đến người đọc, mang đến những giá trị cho ngàn đời sau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *