(Đề gồm có 02 trang) |
KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Việc nhà đã tạm thong dong,
Tinh kỳ[1] giục giã đã mong trở về.
Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ[2], tóc se mối sầu.
“Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!
Trời Liêu[3] non nước bao xa,
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp này thôi thế thì[4] thôi còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa[5] đền nghì trúc mai[6].
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài[7] chưa tan!”
(Trích từ câu 693-710 Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn Nghệ, 2007, tr. 55-56)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.(0.5đ) Đoạn trích chủ yếu kể về nhân vật nào?
Câu 2.(0.5đ) Chỉ ra một số câu thơ trong đoạn trích thể hiện được độc thoại nội tâm nhân vật Thuý Kiều.
Câu 3.(0.5đ) Xác định các từ láy có trong văn bản.
Câu 4.(1.0đ) Từ “thề hoa” trong câu thơ “Thề hoa chua ráo chén vàng” được hiểu như thế nào?
Câu 5. .(1.0đ) Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ trong câu thơ:
“Phận dầu, dầu vậy cũng dầu
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”
Câu 6. .(1.0đ) Nhận xét về tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích?
Câu 7. .(1.0đ) Từ số phận nàng Kiều trong đoạn trích, anh/chị hãy tìm một vài câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Câu 8. .(0.5đ) Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều quyết định chọn chữ hiếu nên phải dang dở lời thề với Kim Trọng. Nếu anh/chị là Thúy Kiều, trong hoàn cảnh này anh/chị sẽ tìm cách giải quyết như thế nào? Lí giải.
Phần II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Viết văn bản thuyết minh đoạn trích ở phần đọc hiểu.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 11
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | Nhân vật: Thuý Kiều hoặc Kiều
HS trả lời sai: không cho điểm |
0.5 | |
2 | Một số câu thơ trong đoạn trích thể hiện được độc thoại nội tâm nhân vật Thuý Kiều.
– Phận dầu, dầu vậy cũng dầu, Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! – Thề hoa chưa ráo chén vàng, Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa! – Trời Liêu non nước bao xa, Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi! …. HS nêu được 2 câu thì cho điểm tối đa |
0.5 | |
3 | Các từ láy: thong dong, đeo đẳng, khăng khít, dở dang, phụ phàng.
HS nêu được 2/5 từ: được 0.25đ; 3/5 từ; 0.5đ |
0.5 | |
4 | Từ “thề hoa” trong câu thơ “Thề hoa chua ráo chén vàng” có nghĩa là:
Lời thề thốt dưới hoa HS có cách trả lời tương đương vẫn cho điểm tối đa; trả lời sai không cho điểm |
1.0 | |
5 | Tác dụng của biện pháp điệp từ:
– Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm… -Thể hiện sự tiếc nuối, day dứt, dằn vặt của Kiều khi tình yêu đầu đời của mình đang độ đẹp nhất đã tan vỡ. HS nêu đúng 1 ý: 0.5đ, ý 2 có thể có cách diễn đạt tương đương vẫn cho 0.5đ |
1.0 | |
6 | Tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích: Nỗi đau đớn, đầy sóng gió và mặc cảm khi hạnh phúc chia lìa
HS nêu được 1 ý: 0.5đ hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa |
1.0 | |
7 | Tìm một câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Học sinh tìm được một câu ca dao về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Gợi ý: – Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. – Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. -…. HS trả lời được từ 2 câu cho điểm tối đa, trả lời được 1 câu cho 0.5đ, trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm |
1.0 | |
8 | Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách xử lí của bản thân trước tình huống đặt ra, miễn sao có sức thuyết phục. Sau đây là gợi ý:
– Em sẽ chọn cách ứng xử như Thúy Kiều. Vì làm con trước hết phải làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ… Hoặc: Em sẽ không chọn như cách Thúy Kiều đã làm, mà em sẽ tìm mọi cách để trì hoãn vụ án oan của gia đình. Đồng thời báo cho Kim Trọng biết để chàng sớm trở lại. Khi đó cả hai người cùng chia sẻ khó khăn và tìm cách giải quyết việc gia đình. Như vậy bên tình bên hiếu sẽ trọn vẹn hơn. -… HS trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc có thể có cách trả lời khác nhưng phù hợp với chuẩn mực đạo đức vẫn cho điểm tối đa |
0.5 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề |
0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: Thuyết minh đoạn trích
Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề thuyết minh: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề thuyết minh: 0,0 điểm. |
0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý chính sau
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: |
2.5
|
||
Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 2. Thân bài – Tác giả: Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê – Trịnh. Cha là Nguyền Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phù Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chi đỗ ‘Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc”…. – Tác phẩm: + Nguồn gốc: Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiền truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra “Truyện Kiều” bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam. + Giá trị của Truyện Kiều: + + ”Truyện Kiều” thấm nhuần tinh thần nhận đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. + + ”Truyện Kiều” là một công trình nghệ thuật, về ngôn ngữ, về thể thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người,… bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trở thành mẫu mực cổ điển vô song. – Vị trí đoạn trích: từ câu 693 đến câu 710, thuộc phần Gia biến và lưu lạc – Chủ đề đoạn trích: nỗi niềm đau đớn của Kiều khi phụ tình chàng Kim – Giá trị nội dung: + Thúy Kiều lấy đồng tiền bán thân cứu cha, cứu em và cả gia đình. Việc kiện tụng đã xếp lại, gia đình tạm yên ổn, chính lúc này mới là lúc sóng gió nổi lên trong lòng Kiều. Khi cả nhà đã yên giấc ngủ, Kiều đối diện với ngọn đèn và nghĩ về Kim Trọng, ngọn đèn là đối tượng để Kiều bộc lộ sự cô quạnh, nỗi riêng tư mà Kiều đã cất giấu sâu thẳm trong tim. Lần nữa, một Thúy Kiều, một cô gái Việt Nam hiện ra. Với tất cả vẻ đẹp của một tính cách, một đạo lý ở đời. Nếu trước đây, Kiều đã hy sinh thân mình cứu gia đình, giờ đây, nàng cũng cam chịu tất cả. Thúy Kiều chỉ quan tâm, thương xót cho bạn tình. Nàng chỉ nhận lỗi về mình, cái lỗi phũ phàng với lời thề! Nhưng nhớ lại ngày nào Kiều đến với Kim: Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa, các từ hoa lặp lại ấy như một ngụ ý, một thứ keo dính ý tứ trước sau. + Sau khi gánh chịu tất cả lỗi lầm làm cho tình duyên ngang trái, Kiều chỉ biết mong đợi một kiếp sau. Mà kiếp sau ấy không phải để yêu nhau mà Kiều sẽ làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai. Đành rằng quan niệm thời ấy: người mang nợ chưa trả được đời này, đời sau phải làm trâu ngựa để kéo cày, hầu hạ người ta. Nhưng Kiều suy nghĩ sao mà tội nghiệp, đáng thương. – Giá trị nghệ thuật: + Miêu tả nhân vật qua diễn biến nội tâm + Viết theo văn học dân gian, có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ, điển tích, điển cố vào trong Truyện Kiều. + Bộc lộ nội tâm nhân vật bằng cách vận dụng ngôn ngữ độc thoại 3. Kết bài – Đoạn trích đã miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi phải dứt tình với chàng Kim. Người đọc thấy thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hướng dẫn chấm: – Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. – Thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 1,75 điểm. – Thuyết minh chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 0,75 điểm. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | ||
I + II | 10 |
[1] Tinh kỳ: là giờ dẫn hôn. Sách nói: Hôn giả kiến tinh nhi hành: đám cưới trông thấy sao mọc mới rước dâu, nghĩa là cưới về đêm.
[1] Có bản viết là: Áo dầm giọt tủi…
[2] Trời Liêu là nói đất Liêu Dương, chỗ Kim Trọng đi hộ tang chú.
[3] Có bản viết là…thôi thế thì thôi.
[4] Chuyện luân hồi: Hễ nợ ai kiếp này không trả được, thì kiếp sau sinh là trâu hay ngựa ở nhà người có nợ, để đến trả cho xong.
[5] Trúc mai: nói về tình nghĩa giao kết, cũng như cây trúc, cây mai vẫn làm bạn với nhau.
[6] Tình sử: Chuyện một người con gái phải lòng một người lái buôn; người lái buôn ấy đi không về, cô ta ốm tương tư mà chết. Đem hỏa táng xương thịt cháy cả, duy trong bụng chỉ còn một cục không sao cháy được, đập cũng không vỡ. Đến sau người lái buôn về khóc, nước mắt sa vào, cục ấy tan ra huyết.
7 Tuyền đài: là dưới âm phủ, cũng như nói dạ đài hay hoàng tuyề