Đề đọc hiểu, phân tích từ câu 141 đến câu 152 Truyện Kiều, Nguyễn Du

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I.  ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

 

Nẻo xa mới tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh (1),

 

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao (2).

Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai kiều e lệ nép vào cành hoa. Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh (3).

Nền phú hậu bậc tài danh (4),

Văn chương nết đất thông minh tính trời (5).

Phong tư tài mạo tót vời (6),

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa (7).

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1991, tr.27-30)

Đoạn trích nằm trong phần Gặp gỡ (từ câu 141 đến câu 152): nhân tiết Thanh minh, Thúy Kiều cùng hai em du xuân. Ở đây, nàng gặp Kim Trọng.

Chú thích:

(1) Hài văn: giày có thêu những đường vân nổi; dặm xanh: lối đi trên bãi cỏ xanh.

(2) Cây quỳnh cành dao: quỳnh và dao là hai giống cây cảnh thường được trồng cùng nhau. Ở đây ý nói Kim Trọng bước đi thì cảnh vật xung quanh như bừng lên vẻ đẹp hài hòa, tươi sáng.

(3) Nhà trâm anh: nhà quyền quý.

(4) Nền phú hậu: nền nếp gia đình giàu có; bậc tài danh: người tài giỏi, nổi tiếng.

(5) Văn chương nết đất: theo quan niệm xưa, một người tài năng đặc biệt (tài văn chương) là do linh khí, tổ tiên hun đúc nên; thông minh tính trời: tính thông minh do trời phú.

(6) Phong tư: dáng điệu, phong thái; tài mạo: vẻ mặt thông minh; tót vời: hơn hết thảy, tột đỉnh.

(7) Vào trong phong nhã: chỉ tính cách phong lưu, tao nhã; ra ngoài hào hoa: chỉ việc giao tiếp rộng rãi, ứng xử lịch sự, hào hiệp.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Kể tên các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích.

Câu 3: Trong hai câu thơ sau, nhân vật trữ tình được khắc họa theo trình tự nào:

Nẻo xa mới tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

 

Câu 4: Chỉ ra những câu thơ thể hiện tên tuổi, gia thế, tài năng của nhân vật Kim Trọng trong đoạn trích.

Câu 5: Nêu nội dung của hai câu thơ:

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Câu 6: Chỉ ra tác dụng của biện pháp đối trong dòng thơ: Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích.

II.   Làm văn (4,0 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đoạn thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong phần Đọc hiểu.

Đề 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về vấn đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

 

  HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

 

Câu Nội dung Điểm
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Lục bát/ Sáu – tám

Hướng dẫn chấm:

–  HS trả lời đúng đạt 0,5 điểm.

–  HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm.

0,5
2 Các nhân vật: Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Vân, Thúy Kiều

Hướng dẫn chấm: HS trả lời đúng tên 02 nhân vật đạt 0,25 điểm.

0,5
3 Nhân vật Kim Trọng được khắc họa theo trình tự không gian; từ xa tới gần.

Hướng dẫn chấm:

–  HS trả lời đúng 01 trình tự đạt 0,25 điểm.

–  HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa.

0,5
4 Những câu thơ thể hiện tên tuổi, gia thế, tài năng của nhân vật Kim Trọng:

+ Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

+ Nền phú hậu bậc tài danh

+ Văn chương nết đất thông minh tính trời

Hướng dẫn chấm:

–  HS trả lời đúng 01 câu thơ đạt 0,5 điểm.

–  HS trả lời đúng 02 – 03 câu thơ đạt điểm tối đa.

1,0
5 Nội dung của hai câu thơ:

+ Miêu tả bước đi khoan thai, nho nhã, thanh tao của Kim Trọng.

+ Sự xuất hiện của Kim Trọng khiến cảnh vật xung quanh bừng lên vẻ đẹp hài hòa, trong sáng.

Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa.

 

0,5

0,5

6 –  Biện pháp đối được sử dụng trong dòng thơ: Vào trong phong nhã/ ra ngoài hào hoa.

–   Tác dụng: nhấn mạnh sự chuẩn mực, toàn diện trong tính cách, lối ứng xử của nhân vật Kim Trọng; thể hiện thái độ yêu mến, ngợi ca của tác giả; giúp câu thơ hài hòa, cân đối, tạo tính nhạc.

Hướng dẫn chấm:

–  HS chỉ ra được 01 tác dụng đạt 0,5 điểm.

–  HS chỉ ra được 02 – 03 tác dụng đạt điểm tối đa.

 

 

1,0

7 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:

+ Ngôn ngữ trang trọng: hệ thống từ Hán Việt, các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, đối, …

+ Từ ngữ được chọn lọc, góp phần thể hiện rõ nét đặc điểm nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

–  HS trả lời đúng 02 – 03 nghệ thuật đạt điểm tối đa.

–  HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa.

1,5
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

 

Đề 1 Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích đoạn thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong phần Đọc hiểu. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ của đại thi hào Nguyễn Du trong phần Đọc hiểu

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
*   Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”, nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

Phân tích

–  Nội dung: Nhân vật Kim Trọng:

+ Xuất hiện theo trình tự từ phía nẻo xa tới gần nơi tự tình: qua lời người kể chuyện toát lên phong thái ung dung, lịch lãm, nho nhã, thanh cao của một kẻ sĩ truyền thống hài văn lần bước dặm xanh.

+ Ngoại hình đẹp đẽ khiến một vùng bừng lên vẻ tươi sáng, hài hòa của cây quỳnh cành dao -> gây ấn tượng mạnh với hai kiều.

+ Được giới thiệu cụ thể trên các phương diện: tên tuổi, gia thế trâm anh, phú hậu, tài danh, tài năng, học vấn, diện mạo tót vời, tính cách phong nhã, hào hoa -> hình mẫu lí tưởng, làm nổi bật chủ đề tình yêu lãng mạn, tự do trong tác phẩm.

–  Nghệ thuật:

+ Cốt truyện: theo mô hình quen thuộc của truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát truyền thống; ngôn ngữ giàu chất tự sự – trữ tình, trang trọng với hệ thống từ Hán Việt, các hình ảnh ước lệ, tượng trưng,…

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bút pháp ước lệ, từ ngữ chọn lọc, nhằm khắc họa rõ nhất các đặc điểm nhân vật,…

Hướng dẫn chấm: HS phân tích được đầy đủ các khía cạnh, sâu sắc: 1,5 – 1,75 điểm; phân tích chung chung, chưa đầy đủ các khía cạnh: 0,75 – 1,25 điểm; phân tích sơ sài, không đầy đủ các khía cạnh: 0,25 – 0,5 điểm.

–   Liên hệ, so sánh với tác giả, tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề hoặc đoạn trích khắc họa về một nhân vật khác trong cùng tác phẩm để nhận xét về điểm gặp gỡ, sáng tạo và tác động của đoạn thơ.

–   Khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ, ý nghĩa của đoạn thơ: Đoạn trích đã thành công xây dựng bức chân dung của một văn nhân lý tưởng, bộc lộ thái độ quý mến, trân trọng của Nguyễn Du đối với nhân vật Kim Trọng, từ

đó thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, niềm tin mãnh liệt vào con người, tình yêu.

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

 

  e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

–  Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt: 0,5 điểm.

–  Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt: 0,25 điểm.

0,5
Đề 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về vấn đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4,0
  a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận. Có thể

theo hướng sau:

 
  Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi…

Giải quyết vấn đề

–  Khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề: Việc sử dụng thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, tư tưởng sính ngoại của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang làm mai một, sai lệch tính hệ thống và chuẩn mực của tiếng Việt -> ảnh thưởng tiêu cực tới sự trong sáng của tiếng Việt.

–  Phân tích các khía cạnh của vấn đề với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp:

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện tình cảm yêu mến, tôn trọng, tự hào trước lịch sử phát triển lâu đời của tiếng Việt; nhận thức đúng đắn về hệ thống từ ngữ phong phú, đa dạng, những quy tắc, chuẩn mực mang bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay yêu cầu tiếng Việt phải có những thay đổi: học hỏi các yếu tố tích cực để hoàn thiện thêm, song không lai căng, pha tạp; sự sáng tạo cái mới phải tuân theo quy tắc chung, đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần phát triển, làm tiếng Việt ngày càng phong phú đa dạng hơn.

–  Sự cần thiết phải nhìn nhận thức đầy đủ về vấn đề:

+ Cần nhận thức rõ rằng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, là phương tiện giao tiếp chính thức của đất nước, việc sử dụng ngôn ngữ chính xác, lịch sự, theo đúng các quy tắc, chuẩn mực là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người.

+ Tiếng Việt là phương tiện để xây dựng nhận thức và tư duy của con người, giúp mở rộng tri thức, phát triển kỹ năng suy nghĩ logic, phân tích, tạo nên sự gắn kết và giao lưu văn hóa.

–   Trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận: nâng cao ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt; luôn cân nhắc và lựa chọn từ ngữ đảm bảo phù hợp với ngữ cảnh, mục tiêu giao tiếp; rèn luyện kỹ năng nói và viết theo chuẩn

mực ngôn ngữ; tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài một cách có trách nhiệm và đảm bảo tính nguyên vẹn của tiếng Việt.

2,5

 

  – Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều: việc giữ gìn giá trị của tiếng Việt không đồng nghĩa với việc loại trừ hoặc không sử dụng các ngôn ngữ khác, mà là sử dụng chúng một cách hợp lý và không lạm dụng.

* Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,…

Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề cần

nghị luận; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *