Đề đọc hiểu + Phân tích Dì Hảo của Nam Cao

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

                 (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11D

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

                     

ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(Tóm tắt phần đầu: Chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi”, đứa cháu nuôi của dì Hảo. “Tôi” vẫn thường ăn bánh đúc nhà bà xã Vận, mẹ đẻ của dì Hảo và biết được cuộc đời của dì. Bà xã Vận goá chồng, túng thiếu vì phải nuôi con nhỏ nên quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà bà họ của nhân vật tôi. Ban đầu về nhà mới dì khóc rất nhiều, nhưng sau dì quen dần với môi trường sống mới, trở thành một đứa con ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi vô cùng yêu quý.)

 

Dì Hảo đã đi lấy chồng, mang theo cho người ấy tất cả lòng yêu vẫn để cho tôi. Và người ấy đã nhận tấm lòng yêu ấy, nhận lấy mà chẳng làm gì cho đáng nhận.

Người ấy không yêu dì. Thật mà! Người ấy chẳng yêu dì Hảo đâu. Mà lại còn khinh dì là khác nữa. Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.

Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.

Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm. người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

Nhưng rồi bệnh dì cũng qua đi. Nó qua như một thằng quái ác chán không muốn hành hạ một kẻ kiên nhẫn quá. Dì Hảo lại đi làm, lại có tiền, lại muốn có chồng để mỗi ngày ăn năm xu và hắn dùng một hào còn lại đi uống rượu. Thì quả nhiên hắn về. Hắn về với một cái quần đen, một cái áo tây vàng, túi xóc xách tiền và một người vợ theo trơ tráo. Thoạt đầu thì người vợ chính ngạc nhiên. Rồi thì tức tối. Sau cùng thì dì nhẫn nại; phải, nhẫn nại là hơn; nếu hắn không về thì cũng thế.

            […]

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là:

Câu 2. Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

Câu 4. Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

Câu 5. Theo văn bản, vì sao dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình? Em có đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng không? Vì sao?

VIẾT (6,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích phần Đọc hiểu.

SỞ GD&ĐT YÊN BÁI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

 

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM

Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11D

(Đáp án – Thang điểm gồn có 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5,0
  1 Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là: tự sự, biểu cảm 0,5
2 Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết: Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ 0,75
3 Một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

– Biện pháp điệp từ “và”

– Tác dụng: Sau điệp từ “và” là “nước mắt”, là “lời than thở”. Vì vậy việc sử dụng điệp từ này nhấn mạnh nỗi đau khổ, bất hạnh của nhân vật người bà, đau khổ vì cuộc đời của chính mình, đau khổ thay cho con, nỗi đau khổ chồng chất lên nhau. Phép điệp còn tạo nhịp điệu cho lời văn.

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời đúng một ý: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,75
4 Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

– Tình cảnh bất hạnh của dì Hảo: phải cưới và chung sống với một người chồng tàn nhẫn, mê sắc và cơm rượu, tục tằn, thô bỉ, coi thường dì Hảo; con mất, bản thân què liệt; chồng có vợ bé.

– Qua nhân vật dì Hảo ta thấy thân phận người phụ ngữ Việt Nam trước Cách mạng là những người phụ nữ khốn khổ, thấp cổ bé họng, chịu nhiều tủi nhục. Họ phải chịu kiếp sống lay lắt, trầy trật vì miếng cơm manh áo và bị ức hiếp, đầy đọa.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1,0

 

 

 

 

5 Theo văn bản, vì sao dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình? Em có đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng không? Vì sao?

Gợi ý:

– Theo văn bản, dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình vì: “Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho”

– Không đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng. Vì: Ai cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc, cần phải biết đấu tranh để cuộc sống của bản thân không phải chịu thiệt thòi một cách vô lý. Một người chồng vô tâm, lười biếng không xứng đáng để người phụ nữ phải hi sinh, không đáng phải cam chịu làm thân trâu ngựa phục dịch cho hắn. Cam chịu, nhẫn nhịn một cách vô lý như dì Hảo chỉ là thái độ sống tiêu cực, nạn nhân của những hủ tục cũ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1,0
  VIẾT 6,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau:

 
    1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Tác giả: là một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại. Nam Cao chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật tự sự với lối trần thuật phối hợp nhiều điểm nhìn, giọng điệu; Bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong ấm nóng yêu thương

– Tác phẩm: Truyện ngắn “Dì Hảo” được lấy cảm hứng từ một người phụ nữ thực tế trong cuộc đời Nam Cao. Nhân vật này được tái hiện trên trang sách với sự chân thật và gợi lên được nỗi đau, sự oan ức và những bất công mà phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội đó.

2. Phân tích, đánh giá nhân vật Dì Hảo

* Hoàn cảnh xuất thân

Dì Hảo là con gái bà xã Vận, một người làm bánh đúc nổi tiếng ở làng Vũ Đại. Vì nghèo và nợ bà tôi mấy chục bạc nên bà Vận dắt dì Hảo  đến cho bà ngoại nhân vật “Tôi” làm con nuôi.

*Bi kịch cuộc đời

– Bi kịch phải cưới và chung sống với một người chồng tàn nhẫn, mê sắc và cơm rượu, tục tằn, thô bỉ, luôn coi thường, chửi mắng dì…

– Nỗi đau mất con, bản thân bị què liệt, chồng có vợ bé…

* Tính cách, phẩm chất

– Dì Hảo đảm đang tháo vát, thương chồng, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, bao dung: dù bị chồng đối xử tệ bạc, nhưng dì không hề than trách (Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm); dì không trách người mẹ nghèo khổ của mình vì không thể chu cấp cho dì trong lúc dì nguy nan.

– Dì Hảo là một người phụ nữ yếu đuối, dễ bị tổn thương và luôn cảm thấy đau khổ và cô đơn. Dì cô đơn trong chính bi kịch của mình.

+ Chi tiết giọt nước mắt cho thấy tình cảnh cô đơn, bị coi thường, bị xúc phạm cũng như tâm trạng khổ đau, uất ức, thất vọng, đổ vỡ khi tình yêu thương chân thành của dì bị chà đạp một cách phũ phàng.

+ Bi kịch: mất con, dì thì què liệt; chồng bỏ đi rồi lại mang về người vợ bé -> dì cô đơn, đau đớn, tuyệt vọng, tức tối và sau cùng là nhẫn nại.

– Dì nhẫn nhịn, cam chịu cho mọi oan ức và bất hạnh (Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy?; dì nhẫn nại;phải, nhẫn nại là hơn; nếu hắn không về thì cũng thế….)

+ nếu hắn không về thì cũng thế: sự cam chịu, bất lực, bế tắc của dì Hảo và cũng là của con người trong xã hội cũ.

– Dì Hảo có lòng nhân ái, sống tình cảm, luôn quan tâm và giúp đỡ những người khác. Vì vậy, dì được mọi người yêu thương, trân trọng. Nhất là bà ngoại của nhân vật tôi “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở”

-> thể hiện tình người ấm áp, đáng trân trọng giữa xã hội thực dân phong kiến đầy bế tắc. Hình ảnh đó mang tính nhân đạo sâu sắc

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm  – 2,5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,25 điểm – 1,75điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm.      .

0,5

 

 

 

 

3,0

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  3. Đánh giá

* Nội dung:

– Dì Hảo tiêu biểu cho những người phụ nữ khốn khổ, thấp cổ bé họng, chịu nhiều tủi nhục. Họ phải chịu kiếp sống lay lắt, trầy trật vì miếng cơm manh áo và còn bị ức hiếp, đầy đọa.

Đoạn trích không chỉ giàu giá trị hiện thực khi mang đến một góc nhìn chân thật về tình cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

* Nghệ thuật

– Cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn.

– Giọng kể lạnh lùng, khách quan mà đầy cảm thương, chua xót.

– Ngôi kể thứ nhất chân thật, khách quan.

– Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, pha chút giễu nhại, bông đùa.. để tạo ra những hình ảnh sống động, đầy cảm xúc.

– Xây dựng nhân vật chân thực, sống động qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

– Nhận xét đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm.

– Nhận xét chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,5 điểm.

– Học sinh không có  nhận xét : 0,0 điểm.

1,0
  d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
  TỔNG ĐIỂM 10,0
     
     
     
     
     

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11D

 

 

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

Đọc hiểu

 

Văn bản truyện

 

3 0 3 1 0 2 0 0 50%
2 Viết

 

Viết được một bài văn nghị luận văn học 0 1 0 1 0 1 0 1 50%
Tổng 15 5 15 10 0 45 0 10 100%
Tỉ lệ % 20% 25% 45% 10%
Tỉ lệ chung 45% 55%

 

 ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn; Lớp 11D

Thời gian làm bài: 90 phút

 

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng Vận dụng cao Tổng
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyện ngắn (ngoài sgk) Nhận biết:

– Xác định được phương thức biểu đạt của văn bản/đoạn văn bản

– Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…) của truyện ngắn.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.

– Phân tích được các giá trị nội dung và yếu tố hình thức của văn bản.

– Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Phân tích, đánh giá được giá trị nội dung và một số yếu tố hình thức của tiểu thuyết và truyện ngắn.

 

 

03 câu TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

03 câu TN

01 câu TL

02 câu TL   9 câu
2 Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nhân vật trong tác phẩm truyện Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm nghệ thuật, đoạn trích, nhân vật.

– Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật, đoạn trích, nhân vật.

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật khi xây dựng nhân vật văn học.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức của đoạn trích/ tác phẩm nghệ thuật.

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

      01 01

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *