Đề đọc hiểu Giăng Sáng của Nam Cao+ Nghị luận về lòng đam mê

BỘ CÁNH DIỀU

Đề bài:

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Vợ Ðiền có lẽ rất yêu Ðiền. Nhưng thị chỉ biết rằng người ta cần ăn cơm, mặc áo và uống thuốc khi đau ốm. Thị chỉ cố lo cho chồng ba thức ấy. Thị nhịn ăn để chồng ăn. Thị nhịn mặc cho chồng mặc. Thị bán đến cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng. Thị tưởng thế là chồng sung sướng lắm. Nhưng không phải, Ðiền đã quen với những tình cảm nồng nàn và những lời nói vuốt ve. Nét mặt cau có, ngôn ngữ cục cằn, và nhất là cái lối yêu quá đơn sơ – có thể nói thô sơ – của vợ Ðiền làm cho Ðiền khổ. Ðiền thấy cái đời tình cảm của Ðiền thiếu thốn… Ðiền phải đi. Ði để giữ cho lòng mình tươi lâu. Ðiền sẽ làm bất cứ cái gì đó để có ăn. Rồi Ðiền bình tĩnh viết. Có như vậy Ðiền viết mới ra hồn được. Lời phải đẹp, ý phải thanh cao. Ngọn bút của Ðiền mới khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa…

(2) Vợ Ðiền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửa quả chanh. Thứ thuốc bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế. Thị gạn lấy nước đem lại cho con. Con bé mới ngửi thấy hơi gừng đã sợ. Nó mím chặt môi. Dỗ thế nào nó cũng không chịu uống. Thị phải bế nó, đặt nằm ngửa trên đùi, một tay thị đỡ đầu, một tay thị kề chén nước gừng vào tận môi con. Con bé mím môi thật chặt. Bực mình thị quát:

– Há mồm ra!

Con bé khóc. Thế là cốc nước gừng đã dốc tuột vào mồm nó. Nó giãy lên như đỉa phải vôi. Nó phun phè phè. Nó gào lên. Bao nhiêu nước gừng bắn ra áo mẹ. Thằng cu con giật mình, khóc thét lên. Vợ Ðiền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé ốm và quăng nó xuống giường như quăng một con mèo:

– Kệ cha mày! Cho mày chết đi!

Con bé vừa gào vừa van lạy:

– Con lạy bu; Con cay lắm! Con lạy bu! Cay mồm…

– Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt.

Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sộ, chực vồ lấy nó:

– Mày có câm không nào?

Nó sợ quá đành phải nín. Nhưng những tiếng rên nho nhỏ vẫn còn thoát ra… Ðiền thương con lắm. Vút cái, Ðiền thấy Ðiền không thể nào đi được. Ðiền không thể sung sướng khi con Ðiền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?… Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…

(3) … Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học)

Ghi chú:

– Tác giả Nam Cao

Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Các sáng tác của ông trước 1945 đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn xuôi trên các phương diện: khả năng miêu tả và phân tích tâm lý, khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật… Đặc biệt, nhà văn được khẳng định là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong Trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945.

Giăng Sáng ra đời vào năm 1943là chuyện kể về nhà giáo thất nghiệp tên Điền. Những đêm trăng sáng, anh thường đem những chiếc ghế mây mà nhà trường trả thay cho tiền lương dạy học ra sân để ngắm trăng và thả hồn theo giấc mộng văn chương. Điền khát khao viết nên thứ văn chương huyền ảo, mơ màng như ánh trăng với quan niệm rằng văn chương phải giống như ánh trăng kia, phải “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”. Điền chán chường, mệt mỏi với cảnh vợ suốt ngày gắt gỏng bực dọc do cảnh nhà túng thiếu, con cái ốm đau.

 

Học sinh trả lời các câu hỏi

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

Câu 2. Nêu tác dụng ngôi kể ba trong văn bản trên.

Câu 3. Ở đoạn (1), nhân vật vợ Điền hiện lên qua những hành động nào?

Câu 4. Chỉ ra tác dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn:

Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”?

Câu 5. Trình bày nội dung của đoạn trích.

Câu 6. Nhận xét về nhân vật Điền trong đoạn trích?

Câu 7. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm thankhông? Vì sao?

Câu 8. Anh/chị rút ra được bài học sau khi đọc văn bản trên.

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh chị viết bài văn nghị luận về vấn đề lòng đam mê trong văn bản trên.

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

  1. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

– Tự sự

Câu 2. Nêu tác dụng ngôi kể ba trong văn bản trên.

– Ngôi thứ ba

– Tác dụng: giúp cho câu chuyện chân thực khác quan, đồng thời giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 3. Ở đoạn (1), nhân vật vợ Điền hiện lên qua những hành động nào?

Nhân vật vợ Điền hiện lên qua những hình ảnh: nhịn ăn để chồng ăn, nhịn mặc cho chồng mặc, bán đến cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng

Câu 4. Chỉ ra tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu văn:

Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”?

– Biện pháp tu từ So sánh

– Tác dụng: giúp cho câu chuyện chân thực khác quan, đồng thời giúp cho hình ảnh trở lên đẹp, lung linh.

 

Câu 5. Trình bày nội dung của đoạn trích.

Nội dung của đoạn trích:

– Thể hiện tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của nhân vật Điền. Từ đó, cho thấy mối quan hệ giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và thực tại cuộc sống đầy khổ đau.

– Tác giả đồng cảm, thấu hiểu cho những con người khổ đau trong xã hội.

Câu 6. Nhận xét về nhân vật Điền trong đoạn trích?

Điền là 1 nhà văn có lí tưởng đẹp đẽ về văn chương nghệ thuật.

– Có cái nhìn chân thực, sâu sắc về cuộc đời, về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ k phải nghệ thuật vị nghệ thuật.

⟶ Nhà văn có tâm huyết, có tình thương và có hoài bão lớn.

Câu 7. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm thankhông? Vì sao?

Học sinh bày tỏ thái độ đồng tình/không đồng tình và lí giải được vì sao.

Câu 8. Anh/chị rút ra được bài học sau khi đọc văn bản trên.

Học sinh được tự do rút ra bài học cho bản thân, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung văn bản. Tham khảo:

– Trân trọng cuộc sống, trân trọng những giây phút thực tại

– Người sáng tạo ra nghệ thuật cần gắn nó với thực tiễn cuộc sống

v.v…

Phần II. Làm văn

Từ vấn đề đam mê trong văn bản. Anh chị viết bài văn về vấn đề đam mê trong cuộc sống.

Mở bài:

– Dẫn dắt đến vấn đề.

– Nêu vấn đề Đam mê được nhà văn Nam Cao phản ánh vào văn bản.

– Vấn đề Đam mê vẫn còn có giá trị trong cuộc sống xã hội.

Tham khảo

Đam mê là một thứ luôn tồn tại trong con người bạn, nó có thể thổi bùng lên những khao khát và nhiệt huyết để bạn cố gắng không ngừng nghỉ và bước đến đích đến của thành công. Cũng giống như câu nói của Reggie Leach muốn khuyên nhủ mỗi người: “Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công”. Lòng đam mê đó đã được nhà văn Nam Cao gửi gắm thông qua nhân vật Điền, 1 nhân vật tư tưởng thể hiện khát vọng và niềm đam mê của mình, điều đó vẫn còn nguyên giá trị cho cuộc sống xã hội hiện đại.

Thân bài:

* Phần 1 Khái quát tác giả, tác phẩm. (Nếu có)

 

* Phần 2 Đam mê trong tác phẩm

– Giăng Sáng kể về nhà giáo thất nghiệp tên Điền. Những đêm trăng sáng, anh thường đem những chiếc ghế mây mà nhà trường trả thay cho tiền lương dạy học ra sân để ngắm trăng và thả hồn theo giấc mộng văn chương. Điền khát khao viết nên thứ văn chương huyền ảo, mơ màng như ánh trăng với quan niệm rằng văn chương phải giống như ánh trăng kia, phải “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”.

– Phần 1 Đam mê của Điền

+ Điền có 1 gia đình, có vợ con, có tình yêu, sự chăm sóc của vợ nhưng điền vẫn không nhận ra và tự coi đó là nỗi khổ, Điền mong muốn đi để viết những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Đây là đam mê nghệ thuật, là điều tốt. (Theo đuổi ánh trăng xanh, bình tĩnh để viết, lời phải đẹp, ý phải thanh cao …)

Phần 2 Đời sống của Điền

+ Nghèo đói, đông con, con bệnh tật không có tiền chữa chạy

+ Điền nhận ra 1 điều là Điền không muốn con Điền khổ, nhưng Ðiền không thể nào mơ mộng, Điền nhận ra cần gắn với cuộc sống.

Phần 3 Điền vẫn theo đuổi đam mê

+ Điền vẫn viết Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, hàng xóm chửi.

+ Điền nhận ra rằng mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

 

* Phần 3 Vấn đề đam mê trong cuộc sống.

  1. Khái niệm Đam mê là gì?

Đam mê là gì? đam mê chính là niềm khát khao, yêu thích cháy bỏng theo đuổi một lĩnh vực nào đó cho đến cùng. Đây chính là động lực để các bạn có thể cống hiến hết mình và tận dụng toàn bộ thế mạnh cũng như sở trường của mình nhằm cống hiến cho lĩnh vực đó.

  1. Biểu hiện:

– Cụm từ đam mê thường được nhắc đến bởi những con người có thiên hướng nghệ thuật, ví dụ như đam mê ca hát, đam mê hội họa, đam mê khiêu vũ, …

dẫn chứng anh thanh niên trong Lặng lẽ sapa Nguyễn Thành Long.

– Trong cuộc sống thường ngày đam mê cũng xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong học tập, thể thao, trong công việc, … dưới nhiều hình thức khác nhau.

dẫn chứng Giáo sư Ngô Bảo Châu, các nhà khoa học

 

  1. Ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.

– Niềm đam mê trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người. Nó giúp con người ta có thể tìm ra cũng như thấu hiểu bản thân mình, chỉ khi nhìn nhận được những gì bản thân mình ghét hay thích gì, đang có hay chưa có gì… thì ta mới có thể hiểu được mình cần gì cũng như nên theo đuổi những gì. Nói đơn giản, khi một người có đam mê thì họ sẽ có mục tiêu cuộc đời, sẽ có mục đích sống để từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thanh công.

– Gắn kết mọi người.

+ Có đam mê khiến chúng ta có động lực sống, có niềm cảm hứng thúc đẩy chúng ta đứng lên thực hiện ước mơ, lý tưởng một cách đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

– Làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

+ Mỗi người đều có một niềm đam mê khác biệt, đó chính là thứ để khẳng định bản thân, tự làm mới, tự tạo dấu ấn cá nhân trong xã hội công nghiệp này.

  1. Quan niệm khác nhau

– Có nhiều người không có niềm đam mê

– Có đam mê nhưng không theo đuổi đến cùng

  1. Quan niệm mới

+ Có đam mê là tốt, có niềm đam mê khác biệt và kiên trì theo đuổi nó lại còn tuyệt vời hơn cả.

+ Cần phải thật tỉnh táo, phải biết đâu là niềm đam mê chân chính, đâu là thói hư tật xấu, là tệ nạn xã hội không nên sa đà vào nó.

Phần 4 Bài học nhận thức hành động

– Nhận thức

– Hành động

Kết bài

– Đánh giá vấn đề

– Mở rộng vấn đề

Tham khảo

Thành công chỉ đến với những ai thực sự đam mê và nỗ lực hết mình vì điều đó. Và trong hành trình chinh phục thành công, (vấn đề cần nghị luận) là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *