Đề đọc hiểu Người đi săn và con vượn, NLXH tình mẫu tử

TRƯỜNG THPT

TỔ NGỮ VĂN

KIỂM TRA GIỮA HỌC II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

 

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

          Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

          Người đi săn đứng im chờ kết quả…

          Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

          Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

          Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Theo Lep Tônxtôi, Tiếng Việt lớp 3, tập 2)

Câu 1 : Xác định ngôi kể trong văn bản ?

Câu 2: Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 3: Theo đoạn trích, con vượn mẹ đã có hành động như thế nào sau khi bị bắn?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con

Câu 5 : Em có nhận xét gì về hành động của bác thợ săn trong đoạn văn sau :  Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

Câu 6 : Theo em, việc bác thợ săn không bao giờ đi săn nữa thể hiện điều gì ?

Câu 7: Nêu chủ đề của truyện ngắn trên?

Câu 8: Rút ra thông điệp mà em cho rằng có ý nghĩa nhất từ truyện ngắn trên?

Làm văn

Viết văn bản nghị luận về tình mẫu tử qua tác phẩm Người đi săn và con vượn.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Ngôi kể thứ 3 0.5
2 Điểm nhìn: Người kể chuyện 0.5
3 Theo văn bản,  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con

Hướng dẫn chấm:

Nêu được 2/3 ý cho 0.5 điểm

– Nêu được 1/3 ý cho 0.25 điểm

– Không chạm được ý nào/ không trả lời: 0.0 điểm

0.5
4 – Biện pháp tu từ liệt kê: Nhân hóa: ánh mắt căm giận

– Tác dụng:

+ Thái độ tức giận, giận dữ của con vượn khi bị người thợ săn bắn.

+ Làm cho đoạn thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, nhịp điệu hài hòa.

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh trả lời được 2/3 ý như đáp án: 1,0 điểm.

–   Học sinh trả lời được 1/2: 0,75 điểm.

–   Học sinh trả lời được 1/3 ý trên: 0,5 điểm

–   Học sinh chỉ chạm được 1 từ hoặc 1 ý rất nhỏ 0,25 điểm

–   Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày thuyết phục.

1,0
5 Người thợ săn đã xúc động trước tình mẫu tử của vượn mẹ đối với vượn con. Động vật cũng có tình yêu thương cao cả như con người, điều đó khiến người đi săn cảm thấy có lỗi.

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh trả lời được 2/3 ý như đáp án: 1,0 điểm.

–   Học sinh trả lời được ½ đáp án: 0,75 điểm.

–   Học sinh trả lời được 1/3 ý trên: 0,5 điểm

–   Học sinh chỉ chạm được 1 từ hoặc 1 ý rất nhỏ 0,25 điểm

–   Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày thuyết phục.

1,0
6 Người đi săn không bao giờ đi săn nữa vì đã rút ra cho mình bài học là không nên săn bắn các động vật hoang dã. Đồng thời thể hiện cái thiện trong con người bác thợ săn đã chiến thắng cái ác. Đó là hành động của việc thức tỉnh lương tri, biết hối hận trước hành động nhẫn tâm mình gây ra.

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh trả lời được như đáp án: 1,0 điểm.

–   Học sinh trả lời 2/3 đáp án: 0.75 điểm

–   Học sinh trả lời được ½ ý: 0,5 điểm – 0,75 điểm

–   Học sinh chạm được 1 từ hoặc 1 vế rất nhỏ: 0,25 điểm.

–   Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày thuyết phục.

 

1,0
7 Chủ đề: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.  Phải biết yêu thương, bảo vệ môi trường, động vật, thiên nhiên.

Hướng dẫn chấm:

–   Học sinh trả lời được 2-3 ý như đáp án: 0.75 – 1,0 điểm.

–   Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

–   Học sinh chỉ chạm được 1 từ/ 1 vế nhỏ: 0.25 điểm

–   Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày thuyết phục.

1, 0
8 Thông điệp có ý nghĩa nhất:

– Ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử

– Phải biết yêu thương, bảo vệ môi trường, đọng vật, thiên nhiên.

– …

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
II   VIẾT 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Tình mẫu tử qua tác phẩm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

 

 

 

0,5

1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện

Truyện Người đi săn và con vượn mang màu sắc như một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa răn dạy con người một cách sâu sắc và cảm động:

– Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với muôn loài. Con người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường, hành động săn bắn thú rừng hoang dã là tội ác, là hành động đáng lên án.

– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao quý của con người, che chở và nâng đỡ ta trên hành trình dài rộng của cuộc sống.

2. Nghị luận về ý nghĩa của câu chuyện

* Bàn luận:

 

– Tình mẫu tử là là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và cao đẹp, trong gian nguy, nó lơn hơn cả nỗi đau và cái chết. Tình mẫu tử cũng khơi dậy lòng trắc ẩn và giúp người ta nhận ra và kịp thời sửa chữa những lỗi lầm

* Bài học:

– Luôn trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp là thái độ sống chuẩn mực, văn minh cần có mỗi người.

– Trong cuộc đời này, không chỉ có tình mẫu tử mới là tình cảm thiêng liêng cao quý duy nhất, con người ta sống với muôn vàn những tình cảm khác: tình thân gia đình, tình bạn, tình đồng loại,… Bất cứ tình cảm nào cũng đáng trân trọng, bất cứ tình cảm nào cũng là cao quý.

– Mỗi người con cần phải có trách nhiệm hiếu thảo,  yêu thương, chăm sóc cha mẹ và người làm cha làm mẹ cũng phải luôn dành tất cả sự yêu thương, chở che, bao bọc cho những đứa con của mình.

– Chúng ta cần phải lên án những hành vi trái với đạo đức, bất hiếu…

– Trong cuộc sống ta cần phải đứng vững trong mọi nghịch cảnh, luôn để lương tâm của mình hướng về những điều thiện, những điều tốt đẹp. Quan trọng hơn cả là phải biết thức tỉnh sau mỗi hành động tội lỗi, sai trái.

 

Hướng dẫn chấm:

–   Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

–   Phân tích tương đối đầy đủ: 1,5 điểm – 1,75 điểm.

–   Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,25 điểm.

–   Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,5 điểm – 0,75 điểm

1,75

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *