Đề đọc hiểu Người của ngày xưa, NLXH sự chủ động

MA TRẬN – ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II – NGỮ VĂN 11

 Khung ma trận đề kiểm tra giữa HK II tự luận 100%

TT Thành phần năng lực Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng %
Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ 40%
I Đọc Truyện ngắn hiện đại 5 2 10% 2 20% 1  

10%

 

II Viết Nghị luận

văn học

1 5% 5%  

10%

 

20%
Nghị luận

xã hội

1 7,5% 10%  

22,5%

 

40%
Tỉ lệ %   22,5% 35% 42,5% 100%
Tổng 7 100%

* Lưu ý:

– Tổng số câu hỏi do người ra đề căn cứ vào hình thức kiểm tra để lựa chọn số câu hỏi phù hợp trên cơ sở đảm bảo: 57,5% tỉ lệ điểm cho mức độ nhận biết và thông hiểu; 42,5% tỉ lệ điểm cho mức độ vận dụng.

– Kĩ năng viết có 02 câu bao gồm cả 03 cấp độ.

  1. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa HK II
TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/ Kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng %
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1 Đọc hiểu Truyện ngắn Nhận biết

Xác định thể loại, phương thức biểu đạt, chủ đề chính, điểm nhìn, ngôi kể, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, sự kiện, nhân vật…

Thông hiểu

– Nhận biết và phân tích tác dụng của các yếu tố: nhan đề, hình ảnh, … trong đoạn trích truyện ngắn.

– Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.

– Nêu đặc điểm (hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất, tâm trạng…) của nhân vật trong đoạn trích truyện ngắn.

Vận dụng

– Trình bày được quan điểm, tư tưởng được tác giả thể hiện trong đoạn trích truyện ngắn.

– Rút ra được thông điệp, bài học ý nghĩa.

Theo mô tả ở ma trận phần I. 40%
2 Viết Viết đoạn văn nghị luận

văn học

Nhận biết:

– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận văn học.

– Mô tả được vấn đề nghị luận.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một đoạn văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Phân tích được vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ suy nghĩ, cảm nhận về vấn đề nghị luận.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lập luận thuyết phục, từ ngữ phù hợp; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá, nhận xét được giá trị, ý nghĩa của vấn đề nghị luận góp phần làm nổi bật tài năng của tác giả.

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

 

 

 

 

 

 

Theo mô tả ở ma trận phần I.

20%
Viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí Nhận biết:

– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

 

40%

Tỉ lệ % NB: 22,5% TH: 35% VD: 42,5% 100%
Tỉ lệ chung 57,5% 42,5%

 

  ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 11

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

NGƯỜI CỦA NGÀY XƯA

[…] Bà không được đẹp, ăn mặc xuềnh xoàng, tên gọi cũng không sang, tên là Mặm, cụ tuần Mặm. Nhưng đã ngồi trò chuyện giữa đám đông bà luôn luôn được mọi người chú ý vì cách ăn nói tự nhiên và nhũn nhặn, lại rất hay pha trò. Bà không hề cười nhưng người nghe thì cười nghiêng ngả, phun cả nước cốt trầu vào áo nhau. Sau này tôi được nghe mẹ tôi kể, bà Mặm còn một người chị ruột tên là Mắm, mẹ mất sớm, ở với bố là canh điền, chuyên đi làm thuê cho các nhà giàu ven sông Nhuệ. Những tháng nông nhàn, cả ba bố con lại đi riu tép, chăn vịt, đan rổ rá và làm miến dong là nghề của làng. Năm mười sáu tuổi cô Mặm theo cô ruột là người nấu cơm cho một ông án để giúp việc vặt trong dinh. Ông án năm ấy còn trẻ, chưa tới bốn mươi, cũng có ý gạ gẫm cô bé, ngoài hầu thuốc hầu trà còn muốn hầu thêm cả việc chăn gối. Nhưng cô cự tuyệt và lời nói của cô không rõ là hư hay thực nhưng giới mệnh phụ đều biết cả: “Chúng con tuy nghèo nhưng là con nhà thi lễ chứ không phải phường mèo mả gà đồng, xin cụ lớn xá lỗi cho”. Một năm sau ông án cưới cô làm thiếp, có trầu cau đưa về trình làng hẳn hoi. Năm mười tám tuổi cô sinh người con trai đầu, cũng là người con duy nhất, là bố của anh em Nhân và Nghĩa thì bà chánh thất bị bệnh thương hàn mất. Cô Mặm thành vợ chánh mặc dầu còn hai bà thứ thất. Các con của mấy bà đều gọi bà kế thất là dì, về sau gọi là mẹ vì cái đại gia đình ấy từ ngày ông tuần nghỉ hưu đều trông cậy vào một tay bà chèo chống. Bà Mặm lấy chồng được năm năm mới đưa chồng về làng nhận họ, người chồng lúc này đã là tuần phủ của chính tỉnh nhà. Bà bảo xe hơi đỗ ngoài đường cái cùng chồng đi bộ về làng, thẻ ngà của chồng phải nhét phía trong vạt áo sa, là rể làng chứ không phải quan trên về kinh lý. Lại gặp lúc các cụ kỳ mục đang họp bàn việc làng ở đình, bà đưa chồng ra chào. Các cụ mời ngồi, bà ngăn lại, bảo: “Ông nhà tôi chỉ là rể làng thôi, rể làng chưa khao vọng gì thì không có chỗ ngồi ở đình, là tục lệ từ xưa, xin các cụ chớ bỏ”. Vợ chồng bà thắp hương rồi cúng một món tiền lớn để làng xây lại hai dãy nhà Tả Mạc và Hữu Mạc. Cách cư xử của bà không làm ai ngạc nhiên cả vì nhà bà tuy nghèo nhưng gia giáo rất nghiêm, con cái đi đâu, làm gì đều phải thưa trình. […]

Bà Mặm tuy là vợ chánh một ông tuần phủ nhưng không mấy khi bà ở dinh cụ tuần để hưởng cái vinh dự được thuộc hạ bẩm báo, kính trình cụ lớn. Bà thường ở quê chồng là đất trồng thuốc lào, mua ruộng, học nghề trồng tỉa vò ủ thuốc lào, lại biết canh cải thêm tí chút nên thuốc lào của cụ tuần Mặm nổi tiếng êm ngon một thời, các lái về mua phải chở bằng thuyền, tiền lãi bán thuốc đủ chi dùng cho việc quan của chồng và ăn tiêu của một đại gia đình hết sức đông đảo. […]. Đầu năm 55(1), Nhân mới đưa được vợ con về quê để trình với bà nội và mẹ, ra mộ thắp hương cho bố đã bị Pháp giết trong trận càn. Cô cháu dâu tâm sự với bà nội chồng: “Chúng cháu lấy nhau trong kháng chiến, bây giờ hòa bình rồi, các cô gái ở thành phố cô nào cũng đẹp, chả biết anh ấy còn thương yêu mẹ con cháu như xưa không?” Bà lão cười chảy cả nước mắt, nắm tay cháu dâu mà bảo: “Đàn ông nhà này như cái ngọn, đàn bà nhà này như cái gốc. Có bao giờ ngọn bỏ được gốc mà con lo”. Trong mấy năm phát động giảm tô và cải cách ruộng đất, ai cũng nghĩ bà cụ tuổi đã cao lại phải lo nghĩ buồn phiền nhiều sẽ khó thọ. Nhưng bà lão vẫn vui, vẫn thích nói đùa, vì bà cụ có lý lẽ riêng, có sự từng trải riêng. Cụ bảo: “Tôi nghiệm ra cứ dăm ba chục năm hay năm bảy chục năm lại có một lần thay đổi thời thế để chia lại của cải và danh vị trong thiên hạ, để có dịp ơn đền oán trả cho thuận với cái lẽ chuyển vận bù trừ của trời đất. Tôi ngày nhỏ ở với bố chỉ có cái váy đụp, bây giờ về già sống với con cháu lại được mặc cái quần lành tức là phúc đức nhiều rồi”. Năm cụ Mặm 79 tuổi trước ngày mất chừng vài tháng, nhân có giỗ ông tuần, con cháu về đông đủ, bà cụ nhờ vợ Nhân nhai giập miếng trầu rồi nhón lấy miếng trầu đã nhừ nhuyễn, thật tươi thật đỏ cho vào mồm ngậm, căn dặn con cháu:

– Cái họ nội nhà này giống thì tốt nhưng phúc đức đã cạn kiệt. Mấy chục đời đều có người làm quan, oán nhiều ơn ít, lấy đâu ra phúc. Được cái các nàng dâu đều là con nhà thanh bạch, phúc đức rất dầy nên giống tốt mới đơm hoa kết quả cho tới tận bây giờ. Các anh chị nuôi dạy con cháu rồi cưới vợ gả chồng cho chúng nó, nhớ lấy cái đức làm đầu, tài sắc phú quý tính sau. Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa. Kỳ dư những thứ khác đều phù du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy họa đấy, không tính trước được đâu.

[Lược: Nhân vật “tôi” ra Hà Nội chơi, Nghĩa cho người đánh xe chở đi thăm thú vài nơi. Sau đó, trở về, Nghĩa mời “tôi” uống bia tại một khách sạn quen thuộc, sang trọng trên đường Lý Nam Đế nhưng “tôi” băn khoăn về những sự đổi khác của Hà Nội bây giờ].

Tôi bảo Nghĩa:

– Cái Hà Nội bây giờ không còn là của mình nữa. Nó là của các anh. Nó sẵn sàng phục vụ cho mọi tham vọng của các anh.

Nghĩa đưa mắt nhìn tôi nhưng vẫn ngồi lặng lẽ uống bia nhắm hạt điều. Cái thằng đến tiết kiệm nói.

Tôi lại hỏi:

– Hình như anh đang giàu lên, đang rất giàu phải không? Đã được triệu đô chưa?

[…] Nghĩa nói, có nhiều cơ hội đã nhìn thấy cả đống tiền trước mắt, vì tôi cũng có cái tài nhìn ra nơi ẩn trốn của đồng tiền, nhìn trước được nhiều người, chỉ giơ tay một cái là nó thuộc về mình, rất ngoạn mục, rất an toàn mà không dám, chỉ vì cái cách kiếm tiền ấy không được đạo đức cho lắm mà tôi lại chưa thể bước qua cái đường vạch của bà nội. Cụ là cô gái nghèo, thuộc lớp đáy của xã hội, bỗng chốc thành phu nhân, danh vọng và tiền bạc đều dư thừa mà không lóa mắt, không đua đòi, không chịu để mất cái phẩm giá riêng, nghĩ lại thật đáng sợ. Tôi là một thằng đàn ông không thể nói là nghèo, lại có học, lại cũng từng trải mà chịu quỳ gối trước sức mạnh kim tiền như một thằng Mít thằng Xoài(2) thì cũng hèn quá, cũng nhục quá, có phải không? Vả lại cách sống đàng hoàng của kẻ có tài đâu phải thua thiệt, cũng ra tiền đấy, ít thôi nhưng là tiền sạch, tiền bền, đồng tiền không mang họa cho người giữ nó. Rồi Nghĩa khuyên tôi nên viết về bà nội hắn, chỉ là người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình.

(Trích Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải, NXB Trẻ, 2003, tr. 56 – 67)

Chú thích:

(1) Năm 55: tức 1955

(2) Thằng Mít thằng Xoài: ý nói những người không có học, kém hiểu biết.

Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.

Câu 2. Lí do bà Mặm yêu cầu xe hơi đỗ ngoài đường cái, thẻ ngà của chồng phải nhét trong vạt áo khi đưa chồng về làng nhận họ dù chồng đã làm quan tuần phủ tỉnh là gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Bà lão cười chảy cả nước mắt, nắm tay cháu dâu mà bảo: “Đàn ông nhà này như cái ngọn, đàn bà nhà này như cái gốc. Có bao giờ ngọn bỏ được gốc mà con lo”.

Câu 4. Trong đoạn trích, nhân vật bà cụ Mặm được xây dựng với những đặc điểm nào?

Câu 5. Từ câu chuyện của bà cụ Mặm, theo em, các thành viên cần phải làm gì để giữ gìn được lối sống nền nếp trong gia đình?

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận về chi tiết sau trong văn bản Đọc hiểu:

Nghĩa nói, có nhiều cơ hội đã nhìn thấy cả đống tiền trước mắt, vì tôi cũng có cái tài nhìn ra nơi ẩn trốn của đồng tiền, nhìn trước được nhiều người, chỉ giơ tay một cái là nó thuộc về mình, rất ngoạn mục, rất an toàn mà không dám, chỉ vì cái cách kiếm tiền ấy không được đạo đức cho lắm mà tôi lại chưa thể bước qua cái đường vạch của bà nội. Cụ là cô gái nghèo, thuộc lớp đáy của xã hội, bỗng chốc thành phu nhân, danh vọng và tiền bạc đều dư thừa mà không lóa mắt, không đua đòi, không chịu để mất cái phẩm giá riêng, nghĩ lại thật đáng sợ.

Câu 2. Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự chủ động trong cuộc sống của mỗi người.

——HẾT——

*Lưu ý:

– Đề thi gồm có 02 trang.

– Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
  1 – Ngôi kể của truyện: ngôi thứ nhất.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm

0.5
  2 – Lí do bà Mặm yêu cầu xe hơi đỗ ngoài đường cái, thẻ ngà của chồng phải nhét trong vạt áo khi đưa chồng về làng nhận họ dù chồng đã làm quan tuần phủ tỉnh là vì ông chồng là “rể làng chứ không phải quan trên về kinh lý”.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm

0.5
  3 – Biện pháp tu từ so sánh: đàn ông trong nhà với ngọn cây, đàn bà trong nhà với gốc cây.

– Tác dụng:

+ Làm cho lối diễn đạt thêm sinh động.

+ Giúp cho câu nói của bà Mặm trở nên gần gũi, bình dị, dễ hiểu: khẳng định vai trò của người phụ nữ trong gia đình là vô cùng quan trọng.

+ Cho thấy bà Mặm là một người rất sâu sắc và giỏi lo toan việc nhà, là điểm tựa cho các con, cháu.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được tên biện pháp tu từ: 0.25 điểm.

– Học sinh chỉ ra được biểu hiện của biện pháp tu từ ở hình ảnh/từ ngữ: 0.25 điểm.

– Học sinh nêu được tác dụng: 0.5 điểm.

(Lưu ý: Học sinh nêu được tác dụng nhưng nêu chung chung, chưa rõ ý hoặc lan man nhưng có một chút nội dung liên quan phù hợp thì gv có thể cân nhắc cho điểm).

1.0
  4 Đặc điểm của nhân vật bà cụ Mặm trong đoạn trích:

– Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng được dạy bảo rất nghiêm.

– Là một người luôn giữ lễ nghĩa đúng mực trong cách đối nhân xử thế.

– Là người gánh vác các trọng trách và giữ gìn nền nếp, phúc đức gia đình.

– Là một người sâu sắc, hiểu thế sự, là tấm gương để con cháu noi theo.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được trọn vẹn như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời được 3 ý: 0.75 điểm.

– Học sinh trả lời được 2 ý: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm

(Lưu ý: HS có thể diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cân nhắc cho điểm)

1.0
  5 Từ câu chuyện của bà cụ Mặm, theo em, để giữ gìn được lối sống nền nếp trong gia đình, các thành viên cần phải làm những việc như:

+ Ông bà, bố mẹ phải quan tâm và làm gương cho con cháu.

+ Bố mẹ cần uốn nắn, dạy dỗ các con từ lúc bé.

+ Con cháu cần nghe lời dạy bảo của ông bà, bố mẹ và cố gắng phấn đấu rèn luyện, noi gương tốt trong gia đình.

+ Vợ chồng phải biết yêu thương, bảo ban nhau.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được trọn vẹn như đáp án hoặc tương đương: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời được mỗi ý đúng hoặc tương đương: 0.25 điểm.

(Lưu ý: HS có thể diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cân nhắc cho điểm)

1.0
II   VIẾT 6.0
  1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày cảm nhận của em về chi tiết trong văn bản thuộc phần Đọc hiểu. 2.0
    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn khái quát được vấn đề.

 

0.25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về chi tiết đã cho. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý

* HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần phân tích, đánh giá về chi tiếtt, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lý.

* Sau đây là một số gợi ý:

– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả tác phẩm, chi tiết.

– Nội dung chi tiết: Chi tiết nằm ở phần cuối của truyện nói về việc nhân vật Nghĩa chia sẻ với nhân vật “tôi” về việc có thể dễ dàng kiếm được nhiều tiền vì nhưng lại không dám làm vì nó “không được đạo đức cho lắm” và “chưa thể bước qua cái đường vạch của bà nội” – một người có danh vọng và tiền bạc nhưng không đánh mất phẩm giá riêng.

– Ý nghĩa: Chi tiết cho thấy:

+ Nghĩa là một người có khả năng linh hoạt trong công việc và là một người sống có đạo đức. Đạo đức ấy là Nghĩa đã noi theo gương của bà nội.

+ Thông qua lời của Nghĩa, ta không chỉ thấy niềm kính phục của Nghĩa dành cho bà nội mà còn hiểu thêm được vẻ đẹp của nhân vật cụ Mặm: một con người đức cao vọng trọng, luôn sống nghị lực, đạo đức và giáo dục con cháu lối sống đạo đức.

+ Chi tiết thể hiện sự khéo léo của tác giả khi vừa là gián tiếp vừa là khách quan để xây dựng hình tượng nhân vật cụ Mặm – hiện thân của những vẻ đẹp đáng quý.

– Chi tiết ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

1.0
    d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết có cảm xúc. 0.25
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự chủ động trong cuộc sống của mỗi người. 4.0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của sự chủ động trong cuộc sống mỗi người.

0.25
    c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (ý nghĩa của sự chủ động).

* Thân bài:

– Giải thích: sự chủ động là tinh thần hăng hái, tích cực, sẵn sàng trong lĩnh vực thuộc phạm vi của mình mà không phải đợi sự sai khiến hay tác động, chi phối của người khác.

– Biểu hiện: chủ động nhắc các bạn làm nhiệm vụ học tập khi giáo viên phân công bài nhóm, đi học về sẵn sàng nấu cơm nếu như bố mẹ chưa về…

– Ý nghĩa:

+ Tạo cho ta một tinh thần, một tâm thế thoải mái trong công việc và cuộc sống, giúp hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn.

+ Giúp ta có thể có được sự tín nhiệm và học hỏi được nhiều hơn từ những người xung quanh là cơ sở để tự phát triển, hoàn thiện bản thân.

+ Giúp ta rèn luyện được bản lĩnh, khả năng xử lí tình huống để ứng phó trước những khó khăn.

+ Nếu không có sự chủ động, ta dễ bị loay hoay và gặp bế tắc trong mọi thứ. Nó khiến ta dễ bị bỏ lại so với sự tiến bộ và phát triển chung của mọi người.

+ …

– Chứng minh: đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu phù hợp….

– Bình luận: Sự chủ động không đồng nghĩa với việc điều gì cũng làm một cách vô tổ chức, vô kỉ luật hoặc gây ảnh hưởng, khó chịu cho người khác.

– Phê phán những người thiếu chủ động, thiếu tích cực mà chỉ biết trông chờ, ỉ lại, dựa dẫm vào người khác hoặc chờ mong một phép nhiệm màu vô căn cứ nào đó.

– Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự chủ động.

Lưu ý: Phần Thân bài:

  + Các luận điểm đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm.

  + Các luận điểm đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,25 điểm.

  + Các luận điểm chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 0,75 điểm

3,0
    d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
    TỔNG ĐIỂM: 10.0

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *