Đề bài viết số 2 môn Ngữ văn lớp 11 có ma trận

Trường THPT ….                                     ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
 Tổ Văn                                              Môn: NGỮ VĂN lớp 11 (Bài viết số 2)
                                                                Thời gian làm bài: 90 phút
Phần Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu.
Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.
(Đinh Thị Thu Hoài, mẹ của “cậu bé vàng” Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo
Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 28-1-2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định kiểu lập luận của đoạn trích trên. (0,75 điểm)
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên? (0,75 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với mong ước “các con sẽ trở thành người tử tế” của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao? (1,0 điểm)
Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để sống tử tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Theo Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2009, tr.22)
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
Môn: NGỮ VĂN lớp 11 (Bài viết sô 2)
 
MỤC TIÊU KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng đọc hiểu văn bản và làm văn của học sinh.
– Khảo sát kĩ năng đọc hiểu văn bản và làm văn (nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, nghị luận văn học), kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
* TT 1:Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra
– Đọc văn:  Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
– Làm văn: + Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học
+ Kĩ năng tạo lập văn bản
* TT 2 → 9: Thiết lập ma trận

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
Đọc văn Xác định phương thức biểu đạt
– Xác định kiểu lập luận
Nêu được nội dung của ngữ liệu Bày tỏ quan điểm về ý kiến trong ngữ liệu    
Số câu / Số điểm / Tỉ lệ 2 câu / 1,25 đ 1câu / 0,75 đ 1 câu / 1,0 đ   4 câu / 3 đ
= 30%
Làm văn (Nghi luận xã hội) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc làm thế nào để sống tử tế.
(Nghị luận văn học) Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu
Số câu / Số điểm / Tỉ lệ 2 câu / 7,0 đ 2 câu /7 đ
     = 70 %
TS câu / TS điểm/Tỉ lệ 2 câu / 1,25đ 1 câu / 0,75đ 1 câu / 1,0đ 2 câu / 7,0 đ 6 câu /10 đ
= 100 %

 
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN ĐÃ LẬP
(Đề kiểm tra đính kèm)
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Hướng dẫn chung
– Giáo viên nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích những bài làm có sáng tạo, cảm xúc.
Đáp án và thang điểm

Phần Câu Nội dung Điểm
I   Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 Kiểu lập luận: Tổng – Phân –Hợp 0,75
3 Đoạn trích là lời tâm sự, mong ước của một người mẹ: muốn con mình sẽ trở thành người tử tế. 0,75
 
4 HS có thể có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng phải lí giải thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
– Tán đồng với ý kiến của người mẹ trong đoạn trích.
– Vì đó là ý kiến đúng đắn, sâu sắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm. Con người không thể trở thành bất kì ai, làm bất cứ công việc gì nếu không biết sống tử tế với bản thân và những người xung quanh.
1,0
II 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để sống tử tế. 2,0
* Yêu cầu chung:
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn nghị luận xã hội.
– Đoạn văn có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  * Yêu cầu cụ thể
a Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận:
– Có đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
– Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được về vấn đề đã bàn bạc
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để sống tử tế 0,25
c  Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận. HS có thể làm theo nhiều cách, sau đây là một số gợi ý:
– Sống tử tế là sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa; biết cống hiến cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội.
– Để sống tử tế con người cần:
+ Biết ứng xử, biết chia sẻ, yêu thương, sống trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
+ Biết học hỏi sự tử tế của người khác; nuôi dưỡng, rèn luyện sự tử tế của bản thân mình.
+ Biết trân trọng ngợi ca cái tốt; đấu tranh, phê phán cái xấu….
 
1,0
d Sáng tạo
– Có cách diễn đạt sáng tạo.
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
0,25
e Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
  2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 5,0
  * Yêu cầu chung
– Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ với các luận điểm, luận cứ cụ thể; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
– Bài sạch, chữ rõ; hạn chế các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…
  * Yêu cầu cụ thể
Trên cơ sở những hiểu biết về  bài thơ Câu cá mùa thu và tác giả Nguyễn Khuyến, HS cần trình bày được những cảm nhận của mình về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
– Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
– Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được về vấn đề đã bàn bạc
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) 0,25
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.
  Giới thiệu khái quát:
– Tác giả Nguyễn Khuyến
– Bài thơ Câu cá mùa thu
0,5
    Cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ”
* Vẻ đẹp nghệ thuật:
– Ngôn ngữ tinh tế, gợi hình, gợi cảm.
–  Hình ảnh chọn lọc, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh
– Sử dụng một loạt từ láy “lạnh lẽo”, “tẻo teo” kết hợp với vần “eo” ở cuối các dòng thơ.
Ø  Gợi cảnh thu làng quê yên tĩnh, trong trẻo, vắng lặng
* Vẻ đẹp nội dung:
– Cảnh thu yên ả, dịu nhẹ, thanh sơ: ao thu nhỏ, con thuyền bé, sắc trời xanh, một ngõ trúc quanh co, một tiếng lá rơi, một làn sóng gợn…
Ø  Bức tranh thu điển hình của làng quê Bắc Bộ: đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn
– Tâm trạng của tác giả: hòa trong bức tranh thu đẹp là một ngư ông thả hồn buông câu. Tư thế “tựa gối ôm cần” mang nét u hoài về thời cuộc của người trí thức thời loạn thế.
Ø  Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của tác giả.
 
1,0
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Đánh giá khái quát:
– Bức tranh thu trong“Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mang vẻ đẹp điển hình cho  làng cảnh Bắc Bộ Việt Nam.
– Qua bài thơ, người đọc cũng cảm nhận được “tâm trạng thời thế”, tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả.
 
0,5
    Sáng tạo
– Có cách diễn đạt sáng tạo.
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
0,25
    Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25

 
Xem thêm : CÂU CÁ MÙA THU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *