Trường THPT (…) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
Tổ Văn MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
——————————————————-
Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cứ vào sáng thứ hai hằng tuần tại quán bún bò Huế ở số 30 Ô Chợ Dừa (Q.Đống Đa) và vào ngày thứ sáu đầu tháng, nhà hàng “Beer Cô Ba” số 39 Liên Trì (Q.Hoàn Kiếm, cùng ở Hà Nội) tổ chức hàng trăm suất ăn với giá chỉ 1.000 đồng.
[…] Chủ quán bún bò Huế nói trên là bà Nguyễn Thị Oanh (52 tuổi, quê Thanh Hóa). Bà Oanh chia sẻ, bà với hai con trai làm chương trình bún 1.000 đồng này nhằm động viên những người lao động nghèo.Bà nói: “Tại sao tôi không miễn phí 100% mà lại bán với giá 1.000 đồng là để người lao động có trách nhiệm và ý thức với bữa ăn của mình, để mọi người vào quán thấy thân thiện và không có cảm giác như kiểu được ban ơn. Tôi sẽ tiếp tục bán với giá 1.000 đồng/tô bún đến lúc nào không thể làm được nữa thì thôi”.
Trong khi đó, bữa cơm 1.000 đồng tại nhà hàng “Beer Cô Ba” được nấu bằng gạo tám, có thịt, trứng, đậu phụ xốt, canh rau các loại… do chính các đầu bếp của nhà hàng“trổ tài”. Ngoài bữa ăn còn có trái cây tráng miệng. Người đến ăn cơm được ngồi trong không gian rộng rãi, thoáng mát và có máy lạnh. Nhiều người ngại ngùng bước vào quán thì được các tình nguyện viên ra tận nơi tiếp đón tận tình.
[…] Anh Phạm Ngọc Triển (31 tuổi, phụ trách suất cơm 1.000 đồng) cho biết: “Người lao động nghèo thường hay mặc cảm và dễ bị tổn thương. Mỗi suất ăn là tình cảm của nhà hàng dành cho người lao động chứ không phải chuyện xin hay cho. Với chúng tôi, những suất cơm này nhằm tiếp thêm động lực để người lao động nghèo sống tốt hơn”.
(Trích “Cơm và bún 1.000 đồng” – Quang Thế, tuoitre.vn, ngày 06/09/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu.(0,5 điểm)
Câu 2. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng. (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu ý nghĩa giá trị 1.000 đồng của mỗi suất ăn được nói đến trong ngữ liệu.(1,0 điểm)
Câu 4.Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những việc làm trên. (1,0 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Người lao động nghèo thường hay mặc cảm và dễ bị tổn thương. Mỗi suất ăn là tình cảm của nhà hàng dành cho người lao động chứ không phải chuyện xin hay cho. Với chúng tôi, những suất cơm này nhằm tiếp thêm động lực để người lao động nghèo sống tốt hơn”, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ, cách ứng xử đối với người lao động nghèo.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt.
—————————-Hết—————————-
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Sở GD & ĐT … ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
Trường THPT … MÔN: NGỮ VĂN 11
———————————- Thời gian làm bài: 90 phút
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học học kì I môn Ngữ văn lớp 10.
– Đề kiểm tra bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì I theo các nội dung đọc hiểu, làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
+Đọc – Hiểu: Kỹ năng đọc hiểu một văn bản trong hoặc ngoài chương trình.
+Làm văn
* Nắm vững kiến thức về vấn đề, tác phẩm cần nghị luận
* Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức: tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh kiểm tra tập trung
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
– Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì I.
– Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
– Xác định khungma trận
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
1.Đọc – Hiểu |
|||||
Số câu / số điểm / tỉ lệ | 2 câu / 1,0 đ | 1 câu / 1,0 đ | 1 câu / 1,0 đ | 4 câu / 3,0 đ = 30% |
|
2. Làm văn 2.1. Nghị luận xã hội | Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí (vấn đề lấy từ phần đọc hiểu). | ||||
Số câu / Số điểm / Tỉ lệ | 1 câu / 2,0 đ | 1 câu / 2,0 đ = 20 % |
|||
2. Làm văn 2.2. Nghị luận văn học | Viết bài văn trình bày cảm nhận về một đoạn trích từ tác phẩm, hoặc một vấn đề trong tác phẩm. | ||||
Số câu / Số điểm / Tỉ lệ | 1 câu / 5,0 đ | 1 câu / 5,0 đ = 50 % |
|||
TS câu / TS điểm/Tỉ lệ | 2 câu / 1,0 đ | 1 câu / 1,0 đ | 1 câu / 1,0 đ | 2 câu / 7,0 đ | 6 câu /10 đ = 100 % |
BIÊN SOẠN ĐỀ
Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cứ vào sáng thứ hai hằng tuần tại quán bún bò Huế ở số 30 Ô Chợ Dừa (Q.Đống Đa) và vào ngày thứ sáu đầu tháng, nhà hàng “Beer Cô Ba” số 39 Liên Trì (Q.Hoàn Kiếm, cùng ở Hà Nội) tổ chức hàng trăm suất ăn với giá chỉ 1.000 đồng.
[…] Chủ quán bún bò Huế nói trên là bà Nguyễn Thị Oanh (52 tuổi, quê Thanh Hóa). Bà Oanh chia sẻ, bà với hai con trai làm chương trình bún 1.000 đồng này nhằm động viên những người lao động nghèo. Bà nói: “Tại sao tôi không miễn phí 100% mà lại bán với giá 1.000 đồng là để người lao động có trách nhiệm và ý thức với bữa ăn của mình, để mọi người vào quán thấy thân thiện và không có cảm giác như kiểu được ban ơn. Tôi sẽ tiếp tục bán với giá 1.000 đồng/tô bún đến lúc nào không thể làm được nữa thì thôi”.
Trong khi đó, bữa cơm 1.000 đồng tại nhà hàng “Beer Cô Ba” được nấu bằng gạo tám, có thịt, trứng, đậu phụ xốt, canh rau các loại… do chính các đầu bếp của nhà hàng “trổ tài”. Ngoài bữa ăn còn có trái cây tráng miệng. Người đến ăn cơm được ngồi trong không gian rộng rãi, thoáng mát và có máy lạnh. Nhiều người ngại ngùng bước vào quán thì được các tình nguyện viên ra tận nơi tiếp đón tận tình.
[…] Anh Phạm Ngọc Triển (31 tuổi, phụ trách suất cơm 1.000 đồng) cho biết: “Người lao động nghèo thường hay mặc cảm và dễ bị tổn thương. Mỗi suất ăn là tình cảm của nhà hàng dành cho người lao động chứ không phải chuyện xin hay cho. Với chúng tôi, những suất cơm này nhằm tiếp thêm động lực để người lao động nghèo sống tốt hơn”.
(Trích “Cơm và bún 1.000 đồng” – Quang Thế, tuoitre.vn, ngày 06/09/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu. (0,5 điểm)
Câu 2. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng. (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu ý nghĩa giá trị 1.000 đồng của mỗi suất ăn được nói đến trong ngữ liệu. (1,0 điểm)
Câu 4. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những việc làm trên. (1,0 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Người lao động nghèo thường hay mặc cảm và dễ bị tổn thương. Mỗi suất ăn là tình cảm của nhà hàng dành cho người lao động chứ không phải chuyện xin hay cho. Với chúng tôi, những suất cơm này nhằm tiếp thêm động lực để người lao động nghèo sống tốt hơn”, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ, cách ứng xử đối với người lao động nghèo.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: | 3,0 | |
1 | Phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu: Báo chí | 0,5 | |
2 | Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong ngữ liệu: nghị luận, tự sự | 0,5 | |
3 | Ý nghĩa về giá trị 1.000 đồng của mỗi suất ăn được nói đến trong ngữ liệu: – Đây là cách để người lao động có ý thức với bữa ăn của mình, để họ vào quán cảm thấy thân thiện và không có cảm giác như kiểu ban ơn. – Đây là tình cảm, sự tôn trọng mà nhà hàng dành cho người lao động nghèo nhằm tiếp thêm động lực, giúp người lao động nghèo sống tốt hơn. |
0,5 0,5 |
|
4 | Học sinh có thể làm nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: – Đây là những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. – Những việc làm này không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là nguồn động viên về tinh thần, thể hiện thái độ trân trọng đối với người lao động nghèo. |
0,5 0,5 |
|
II |
LÀM VĂN | ||
1 | Từ ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Người lao động nghèo … sống tốt hơn”. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ, cách ứng xử đối với người lao động nghèo. | 2,0 | |
* Yêu cầu chung – Học sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. – Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|||
*Yêu cầu cụ thể | |||
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận | 0,25 | ||
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,25 | ||
Thái độ, cách ứng xử đối với người lao động nghèo. | |||
c. Chia vấn đề cần triển khai thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; vận dụng tốt các thao lập luận trong đoạn văn nghị luận. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: | |||
* Giải thích: – Thái độ, cách ứng xử: là những phát biểu, đánh giá, biểu hiện, phản ứng…về sự vật hoặc con người nào đó. * Bàn luận: – Người lao động nghèo thường hay mặc cảm và bị tổn thương bởi mọi người thường nhìn họ bằng cái nhìn thương hại. – Cần có thái độ tôn trọng đối với người lao động nghèo, không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn phải khích lệ, động viên về tinh thần. Sự giúp đỡ cũng cần phải khéo léo để họ không cảm thấy mặc cảm và bị tổn thương. – Phê phán những hành động coi thường người lao động nghèo, giúp đỡ mang tính chiếu lệ hoặc vụ lợi không xuất phát từ tấm lòng. * Bài học: – Luôn cảm thông đối với người lao động nghèo; tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ họ. |
0,25 0,75 0,25 |
||
d. Sáng tạo | 0,25 | ||
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật | |||
2 | Anh/chị hãy phân tích quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt. | ||
* Yêu cầu chung – Học sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. – Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát vào nội dung, nghệ thuật của văn bản. |
|||
*Yêu cầu cụ thể | |||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,5 | ||
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,5 | ||
Quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt.. | |||
c. Chia vấn đề cần triển khai thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; vận dụng tốt các thao lập luận trong bài văn nghị luận. | 3,0 |
||
Giới thiệu khái quát: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo. |
0,5 |
||
Phân tích quá trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật ChíPhèo: * Nội dung: – Chí Phèo tỉnh rượu vào buổi sáng hôm sau gặp Thị Nở: + Chí Phèo ý thức về không gian sống, về cuộc sống xung quanh. + Chí Phèo nhận thứcvề bản thân khi hồi tưởng về quá khứ, nghĩ đến hiện tại, nhìn thấy trước tương lai đầy bất hạnh. – Chí Phèo bắt đầu tỉnh ngộ khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở, tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức phần người lương thiện trong Chí Phèo: + Chí Phèo từ ngạc nhiên đến xúc động khi lần đầu tiên nhận được sự quan tâm, yêu thương từ người khác. + Chí Phèo ăn năn, hối hận, mong muốn được làm người lương thiện, được làm hòa với mọi người, được xã hội đón nhận. + Chí Phèo hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc với Thị Nở trong tương lai. * Nghệ thuật: – Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế – Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn, kết hợp lời độc thoại nội tâm, lời đối thoại hợp lý. – Xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đắt giá, tạo những chuyển biến trong chiều sâu nội tâm nhân vật (chi tiết “bát cháo hành”) |
0,5 0,75 0,75 |
||
Đánh giá khái quát: – Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo đã khẳng định bản chất lương thiện luôn ẩn giấu trong tâm hồn của người nông dân. – Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo đã khẳng định sức mạnh cảm hóa của tình người, làm hồi sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người; từ đó thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. |
0,5 | ||
d. Sáng tạo | 0,5 | ||
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật | |||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,5 | ||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | |||
*Lưu ý: – HS có thể diễn đạt, sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng phải nêu đầy đủ, mạch lạc những ý cơ bản thì mới đạt điểm tối đa. |
Xem thêm : CHÍ PHÈO