Đề: Cảm nhận nỗi thống khổ của Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Từ đó liên hệ nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đán án
Phân tích đề.
– Luận đề: Nỗi thống khổcủa nhân vật Mỵ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
– Thao tác lập luận: PT, SS, BL
Lập dàn ý.
A.Mở bài
– GT tác giả TH và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
– Nêu luận đề: Nỗi thống khổ của Mỵ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
Thân bài
Bước 1: Cảm nhân chung/GT chung: GT hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm/ Cảm hứng sáng tác
– VCAP là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của chuyến đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
– Sau 8 tháng cùng ăn cùng ở “ ĐN, con người miền tây để thương, để nhớ cho tôi rất nhiều. Hình ảnh Tây Bắc đau thương mà dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người thành việc trong tâm trí tôi….Vì thế tôi viết truyện Tây Bắc”( Tô Hoài)-> Cảm húng hồi sinh, nhân đạo và hiện thực
Bước 2 : Phân tích(Cảm nhận )về nỗi thống khổ của Mỵ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
-Luận điểm 1: Sức cuốn hút của VCAP trước hết là ở cách giới thiệu nhân vật đầy ấn tượng, bất ngờ tự nhiên mà đầy ấn tượng.
+ Mỵ xuất mở đầu tác phẩm bằng những nét vẽ chân thực và sống động “ cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá.. cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy,……cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
->Thủ pháp nghệ thuật đối lập được khai thác một cách triệt để, Mỵ lẻ loi, âm thầm, nhẫn nhục như lẫn vào những vật vô tri vô giác trong cảnh giàu có, tấp nập, đông vui của nhà thống lí, gieo vào lòng người đọc ấn tượng về 1 số phận nghệt ngã và tủi nhục.
– Luận điểm 2: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, Mỵ đã có một thời con gái đầy hạnh phúc, đáng sống.
+ Mỵ xinh đẹp, tài giỏi, đặc biệt là tài thổi sáo.
t TH không dùng ngôn từ để khắc họa bức chân dung của Mỵ, nhưng chỉ qua việc trong những đêm tình mùa xuân “ Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mỵ” đủ để ta cảm nhận được nhan sắc xinh đẹp của Mỵ
tMỵ có tài thổi sáo “ Mỵ thổi sáo giỏi, Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá hay như thổi sáo”
+ Mỵ còn là cô gái đảm đang, chăm chỉ, khát vọng tự do, khát vọng sống mãnh liệt
Mỵ đã biết cuốc nương làm ngô, xin cha đừng bán cho nhà giàu..
Mở rộng( BL): trước khi về làm dâu, Mỵ là bông hoa xinh đẹp của núi rừng tây bắc, niềm ao ước của bao trai bản. Với trái tim rạo rực yêu thương, tâm hồn Mỵ đang rộng mở để đón hương hoa cuộc đời.
Luận điểm 3: Quãng đời làm dâu đầy đau khổ và nghiệt ngã của Mỵ
+ NN: Vì món nợ truyền kiếp, Mỵ trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí .-> Nghĩa là cả cuộc đời của Mị không thoát ra được kiếp con nợ.
t Phơi bày được bất công xã hội, những hủ tục đáng sợ
t LH so sánh:Thấp thoáng bóng dáng của nàng Kiều đã bán mình để chuộc cha và em. Dù thời đại nào, người phụ nữ luôn chấp nhận sự hy sinh.
+Mỵ bị đày đọa, hành hạ về thể xác:
t “Bây giờ Mị tưởng minh là con trâu , mình cũng là con ngựa”, Thân phận Mỵ như trâu như ngựa, thậm chí không bằng kiếp trâu ngựa
t ““Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” Mỵ làm việc quần quật suốt năm suốt tháng không được ngơi nghỉ như 1 cỗ máy.
tMỵ bị A Sử trói đứng suốt đêm, bị đánh đập
+ Mỵ còn bị giam hãm về mặt tinh thần
tDưới sự bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị, Mỵ đã bị tê liệt ý thức làm người, tâm hồn trở nên chai sạn. Khi bố mị chết rồi, “Mị không tưởng Mỵ còn có thể ăn lá ngón tự tử, ở lâu trong cái khổ Mỵ quen khổ rồi”
tMột cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”
tMỵ bị giam hãm trong căn buồng “ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông nhỏ bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Đây chính là ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị, nhưng nó hủy hoại sức sống tâm hồn, tuổi xuân của Mỵ.
->Từ một người con gái trẻ đẹp tràn đấy sức sống, giờ đây Mỵ sống như cái bóng vật vờ, không hồn không cảm xúc. Số phận bi thảm của Mị là số phận điển hình tiêu biểu cho hàng vạn người con gái nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám.
MR( BL): Chưa bao giờ ta thấy số phận con người lại đắng cay tủi nhục đến như vậy. Bao nỗi xót xa, phẫn uất như dâng lên trong cảm xúc người đọc. Đó là những tình cảm, thái độ của nhà văn gửi trọn trong tác phẩm. Mỵ là hình ảnh trung tâm ma TH gửi gắm giá trị nhân đạo va giá trị hiện thực sâu sắc
Luận điểm 4: Nghệ thuật. Nêu nghệ thuật
Luận điểm 5 : Liên hệ Nỗi đau thân phận người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương
- Làm rõ nỗi đau thân phận
+ Tâm trạng cô đơn buồn tủi trong cảnh đêm khuya thanh vắng( 2 câu tho đầu)
+ Nỗi bẽ bàng đắng cay trước trò đùa của tạo hóa, dở dang duyên phận( hai câu tiếp theo)
– Nét tương đồng va khác biệt
+ Nỗi đắng cay tủi nhục của số phận người phụ nữ, tiếng nói đồng cảm sẻ chia trước nỗi đau con người, đặc biệt người phụ nữ, tiếng nói tố cáo xã hội bất công tàn bạo.
+ Mỵ là nạn nhân của cường quyền, thần quyền, sức mạnh đồng tiền trong xã hội nửa thực dân phong kiến còn nỗi đau người phụ nữ trong Tự tình do thành kiến xã hội bất công trọng nam khinh nữ.
- Nét tương đồng và khác biệt ấy do sự chi phối hoàn cảnh lịch sử xã hội, đồng thời do đặc điểm của từng thời ky, gia đoạn văn học..
Kết bài
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, VỢ CHỒNG A PHỦ,TỰ TÌNH