Đề Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

…Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”.

                 (Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ nào? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các dòng thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4. Từ nội dung của đoạn thơ, Anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật?

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

         Dựa trên phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của “sống chân thật”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn văn sau:

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”

    (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, tr.198)

———HẾT———

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I 1 – Thể thơ: tự do 0,5
  2 – Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu – ghét; không nói yêu thành ghét – không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thậtĐường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi – Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

– Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.

0,75
  3 – Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai – cũng không”.

– Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

 

0,75
  4 – Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

–   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.

Lưu ý:

Chấp nhận những giải pháp khác, miễn là hợp lí

0,25

 

 

 

 

 

0,75

II   LÀM VĂN 7,0
  1 Viết đoạn văn bàn về giá trị của “sống chân thật”.

 

2,0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của “sống chân thật” 0,25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ giá trị của “sống chân thật”. Có thể theo hướng sau:

Sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá.

-Bởi vậy, “sống chân thật” để lại nhiều giá trị: 

+ Đối với bản thân, sống chân thật giúp ta đánh bại được sự dối trá, thói lọc lừa để hoàn thiện nhân cách.

+ Đối với xã hội, lối sống chân thật, trung thực sẽ tạo ra một xã hội văn minh với những giá trị thật. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. (Dẫn chứng: trong tình yêu, tình bạn, trong học tập, làm ăn kinh doanh…)

+ Người có đức tính chân thật, trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải luôn được sự yêu mến, kính trọng của người khác.

Sự chân thật như đóa hoa ngát hương luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế tạo ra một xã hội tốt đẹp, văn minh hạnh phúc. Ngược lại sự dối trá, sống giả tạo sẽ chỉ nhận lại là nỗi bất an, lo lắng.

Hệ thống ý chưa tương xứng

1,0
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
    e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
  2 Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn trích 5,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25
    b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn trích. 0,5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: 0,25
    * Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông và đoạn trích. 0,5
    * Cảm nhận vẻ đẹp của Sông Hương

(Vẻ đẹp của con sông Hương ở thượng nguồn)

* “Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi

– Vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”.

– Vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

=> Tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

* Dáng vẻ của một cô gái Di-gan

– “Phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”.

– Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông, mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc.

* “Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”

– Rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.

– Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời.

=> Nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay.

 

2,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Đánh giá:

-Bằng óc quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, bằng việc sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá tài hoa, táo bạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện và khắc hoạ vẻ đẹp mạnh mẽ, trẻ trung đầy cá tính của dòng sông, gợi lên ở người đọc những liên tưởng kì thú, gợi cảm, đầy sức hấp dẫn.

– Từ vẻ đẹp sông Hương hiện lên:

+ “Cái tôi” độc đáo, “uyên bác” và “tài hoa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường với vốn kiến thức được kết hợp từ nhiều ngành nghệ thuật; ngôn ngữ giàu có, phong phú; khả năng tổ chức câu văn xuôi gợi cảm, giàu giá trị tạo hình; trí tưởng tượng mãnh liệt; tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa thẩm mĩ;…

+ “Cái tôi” nhạy cảm, tinh tế và dạt dào cảm xúc trong những rung động đắm say trước vẻ đẹp mĩ lệ, trữ tình của sông Hương; của thiên nhiên đất nước;…

0,5
    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *