So sánh Độc Tiểu Thanh kí và Đàn ghi ta của Lor-ca
Đề bài :
Sự gặp gỡ và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”.
Định hướng cách giải quyết:
-
Sự gặp gỡ của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”:
1.1. Vì sao trong văn chương lại có sự gặp gỡ?
Các tác phẩm văn chương có thể có những điểm gặp gỡ về nội dung và nghệ thuật vì:
– Người nghệ sĩ cùng chung một mối quan tâm (những vấn đề có tính chất vĩnh cửu, mang tầm nhân loại); chung mục đích sáng tạo (đưa con người đến với những giá trị cao quý chân – thiện – mĩ)…
– Kiểu tư duy, cách thể hiện có thể có điểm tương đồng: ở đâu, thời kì nào người ta cũng có cách nghĩ như thế, cách thể hiện như thế.
– Theo quy luật kế thừa trong sáng tạo nghệ thuật: văn học của mỗi thời kì, mỗi quốc gia không bao giờ ra đời từ môi trường chân không mà luôn có sự kế thừa…
1.2. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của sự gặp gỡ của Nguyễn Du và Thanh Thảo ở hai bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” và “Đàn ghi ta của Lor-ca”
+ Niềm đồng cảm sâu sắc, niềm tiếc thương day dứt, đớn đau, phẫn uất, bất bình cho cái Đẹp bị huỷ diệt, đầy đoạ, dập vùi
+ Sự nâng niu, trân trọng cái Đẹp, khẳng định sức sống của cái Đẹp, gắn với khát vọng bất tử hoá cái Đẹp
+ Hướng con người tới những tình cảm nhân văn cao đẹp, đặt ra những câu hỏi lớn lao cho thời đại, là tiếng nói cất lên từ thời đại nhưng còn đọng lại và có tầm nhân loại….
( Cần chỉ ra các biểu hiện trên ở từng tác phẩm)
-
Điểm độc đáo của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”:
2.1. Bên cạnh sự tương đồng luôn là sự khác biệt đi liền với sự độc đáo, mới lạ vì:
– Xuất phát từ quy luật sáng tạo văn học:
+ Quá trình viết văn phải là quá trình tìm tòi sáng tạo cái mới, không được lặp lại.
+ Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể, một sản phẩm duy nhất không lặp lại.
+ Mỗi nhà văn vừa với tư cách một cá tính sáng tạo vừa với tư cách đại diện cho con người thời đại có cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng.
– Người tiếp nhận: đa dạng, phong phú, mang tính cá nhân cá thể luôn có nhu cầu tìm đến cái mới cũng góp phần làm nên bức tranh muôn màu của văn học.
2.2. Chỉ ra và phân tích được những nét độc đáo về nột dung và nghệ thuật của hai tác phẩm:
+ Độc Tiểu Thanh kí:
Về nội dung cảm xúc: Nguyễn Du thương cho kiếp hồng nhan, phong lưu bạc mệnh, tài tử đa cùng. Mạch thơ đi từ thương người sang thương đời, thương mình. Bài thơ đan xen biết bao cảm xúc (thương cảm, xót xa, phẫn uất, thất vọng, khắc khoải…).
Về nghệ thuật: Tác phẩm là thơ chữ Hán theo thể thơ Đường luật cổ điển. Nhà thơ nói bằng nghệ thuật đối, bằng những câu hỏi tu từ như xoáy vào hồn người, bằng cách xưng tên da diết khắc khoải, bằng giọng thơ trang trọng mà tràn đầy cảm xúc yêu thương…
+ Đàn ghi ta của Lor-ca:
Về nội dung cảm xúc: Thanh Thảo thương xót cho cuộc đời người chiến sĩ-nghệ sĩ.
Về nghệ thuật: Mạch cảm xúc làm cho bài thơ kết cấu giống như một bản giao hưởng về cuộc đời Lor-ca. Nhà thơ xây dựng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, sử dụng thể thể thơ tự do theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực mới mẻ giầu chất nhạc, chất hoạ…
-
Đánh giá, mở rộng:
Qua điểm gặp gỡ và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và Thanh Thảo nói riêng trong hai thi phẩm thấy được ý nghĩa của sáng tạo văn chương, thấy được vai trò, nhiệm vụ của nhà văn, của độc giả trong quá trình sáng tạo và thưởng thức văn chương:
– Sự gặp gỡ và nét khác biệt với những sáng tạo độc đáo, thú vị làm nên sự phong phú, giàu có kì diệu của văn học:
– Điểm tương đồng làm nên tính tập trung, thống nhất của văn học, làm cho mọi người có thể hiểu nhau, đồng cảm với nhau qua văn học (bất chấp khoảng cách về không gian, thời gian)
– Điểm khác biệt độc đáo sẽ làm tiến trình văn học ngày một dài hơn, kho tàng văn học nhân loại giàu có hơn; đời sống tinh thần con người sẽ phong phú hơn và người nghệ sĩ ghi được tên tuổi của mình trong dòng đời nước chảy.
Xem thêm :
- Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Đọc Tiểu Thanh Kí– Nguyễn Du
- Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Đàn ghi ta của Lor-ca -Thanh Thảo
- Dạng đề so sánh văn học