Đề minh họa chuẩn môn Ngữ Văn 2020 theo hướng tinh giản – Đề số 11

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢN  BỘ GIÁO DỤC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 12

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Hôm ấy là một ngày cuối tháng bảy bình thường như mọi ngày. Tôi đang ngồi trong một căn phòng yên tĩnh của một khách sạn nhỏ ẩn giữa rừng thông và lắng nghe những âm thanh tuyệt vọng của trận chiến sinh tử đang diễn ra cách chỗ tôi ngồi một vài bước chân.

Đó là một chú ruồi nhỏ đang dốc chút sức lực cuối cùng để vượt qua tấm kính của cửa sổ. Đôi cánh run rẩy như đang kể một câu chuyện bi thảm về chiến lược hành động của nó: Cố gắng hơn nữa. Nhưng chiến lược ấy không hiệu quả.

Càng cố gắng, nó càng mau kiệt sức. Thật vô ích khi chú ruồi cứ nhất định muốn phá vỡ tấm kính bằng chút sức lực nhỏ bé của mình. Vậy mà nó đã đánh cược cả sự sống để đạt được mục tiêu bằng nỗ lực và sự quyết tâm. Cuối cùng, chú ruồi phải chịu số phận bi đát. Nó kiệt sức và gục chết trên bậu cửa.

Chỉ cách mười bước chân thôi, cánh cửa đang rộng mở. Chỉ mất mười giây đồng hồ để bay đến đó, và con vật bé nhỏ này sẽ ra được với thế giới bên ngoài mà nó đang tìm kiếm. Chỉ cần một phần nhỏ sức lực đã bỏ phí, nó đã có thể thoát khỏi chiếc bẫy mà nó tự áp đặt cho mình.

Nếu chú ruồi không khóa chặt mình vào một lối suy nghĩ duy nhất và thử tìm một cách khác, chú đã tìm ra lối thoát một cách dễ dàng.

Cố gắng nhiều hơn nữa không phải lúc nào cũng là giải pháp tất yếu để đạt được thành công. Nó có thể không hứa hẹn cho những gì bạn đang mong muốn đạt được trong cuộc sống. Nhiều khi đó lại là khởi đầu của những vấn đề rắc rối, tồi tệ hơn. Nếu bạn đặt cược mọi hy vọng để tìm thấy một lối thoát duy nhất vào việc cố gắng hết sức trong một mục tiêu hạn hẹp, bạn có thể sẽ phá hủy mội cơ hội khác của mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Đặt nhan đề cho văn bản trên?

Câu 3. Vì sao chú ruồi phải chịu một số phận bi đát?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: Cố gắng nhiều hơn nữa không phải lúc nào cũng là giải pháp tất yếu để đạt được thành công không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nếu bạn đặt cược mọi hy vọng để tìm thấy một lối thoát duy nhất vào việc cố gắng hết sức trong một mục tiêu hạn hẹp, bạn có thể sẽ phá hủy mội cơ hội khác của mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.

———————————————-

          ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:

  • Mức độ: Trung bình
  • Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá đạt 7 – 8. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.

Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12, không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

—————————————————

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT    

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Nghị luận 0,5
2 –   Nhan đề: hãy thử một cách khác.

–   HS có thể đặt những nhan đề khác nhưng đảm bảo về nghĩa

0,5

 

3 –   Chú ruồi phải chịu số phận bi đát vì:

+ khóa chặt mình vào một lối suy nghĩ duy nhất

+ không thử tìm một cách khác

+ vì thế nó đã rơi vào một cái bẫy mà nó tự tạo ra

1,0
4 HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải đưa ra được lí giải hợp lí.

-Nghiêng về đồng tình (có cụm từ không phải lúc nào)

-Lí giải: nếu hướng đi không đúng, càng cố gắng càng sai thêm, không tìm được lối thoát, có thể sẽ rơi vào cái bẫy do chính mình tạo ra.

 

 

0,5

 

0,5

     
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến Nếu bạn đặt cược mọi hy vọng để tìm thấy một lối thoát duy nhất vào việc cố gắng hết sức trong một mục tiêu hạn hẹp, bạn có thể sẽ phá hủy mội cơ hội khác của mình. 2,0
Yêu cầu chung  
Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 
Yêu cầu cụ thể  
Hình thức:

–                  Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

–                  Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…

0,25
Nội dung.  
a.            Nêu vấn đề cần nghị luận: trích dẫn ý kiến 0,25
b.              Giải thích:

–          Ý kiến: phê phán những con người có tầm nhìn, mục tiêu hạn hẹp, không chịu tư duy đổi mới. Chính sự hạn hẹp đó sẽ khiến chúng ta mất đi những cơ hội tốt đẹp hơn, khó có thể thành công.

0,5
c.     Bàn luận:

–          Mỗi vấn đề đều có những cách giải quyết khác nhau

-> Cứ chăm chăm theo một lối mòn suy nghĩ và hành động thì không thể có tạo ra những điều mới mẻ, không thể thấy được những giải pháp tốt hơn.

–          Mục tiêu hạn hẹp thì con được thành công cũng hạn hẹp hơn.

-> cần mở rộng mục tiêu, suy nghĩ để tạo ra những cơ hội mới.

–          Dẫn chứng:

1,0
d.    Bài học nhận thức và hành động:

–        Chúng ta cần mở rộng tầm nhìn, thay đổi tư duy, tạo ra những cơ hội mới…

–        Liên hệ:

0,25
2 Cảm nhận về hình tượng người lái đò 5,0
  Yêu cầu chung:  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .

-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

 
  Yêu cầu cụ thể  
  a Đầy đủ bố cục 3 phần  
  b Khái quát về tác giả, tác phẩm

·       Tác giả

–        Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp

–        Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.

–        Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùy bút.

è  “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một người ưu lối chơi “độc tấu”.

·     Tác phẩm:

–        “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau những chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960.

–        Ở đó, nhà văn khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cũng như thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động.

0,5
  c Lời đề từ 0,25
    –             Muốn định hướng người đọc hiểu rõ ý tưởng của mình, thể hiện tình cảm với con Sông Đà và người lao động.

–             Đặc biệt lời đề từ “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: thể hiện cảm xúc về dòng sông đất nước, cất lời ca ngợi vẻ đẹp trăm màu của thiên nhiên và con người lao động. -> tự hào về vẻ đẹp núi sông và hình ảnh con người làm chủ môi trường lao động.

è  Thấy được tư tưởng của bài tùy bút đồng thời thấy được NT là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo riêng

 
  d Hình tượng ông lái đò  
    ·         Lai lịch và ngoại hình

–          Bức tranh thiên nhiên sông Đà với hai nét tính cách hung bạo, trữ tình như một tấm phông nền để làm nổi bật hình tượng người lái đò trên dòng sông ấy.

–          Cách gọi tên: không có tên cụ thể, gọi bằng tên nghề nghiệp: ông đò, nhà đò, người lái đò, thậm chí gọi thân mật “ông đò Lai Châu bạn tôi” -> tiêu biểu cho những người lao động.

–          Ngoại hình: đầy ấn tượng với những nét về ngoại hình đúng là một con người của sông nước:

+ Ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe “thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mun”

+ “tiếng nói ào ào như sông nước”.

+ “hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò”, “hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng”

è  Chỉ vài nét phác họa tài hoa mà nhà văn như chạm khắc hình tượng ông lái đò như là một anh hùng trên sông nước, vĩnh viễn đọng lại vào trái tim bạn đọc để dự báo về nhân vật cả cuộc đời gắn với nghề lái đò và mức độ tay nghề đã đạt đến mức nghệ sĩ.

 

0,5
    ·         Thông minh, tài trí: hiểu biết sâu rộng quy luật của dòng sông, làm chủ môi trường lao động

–          Gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác, tên ghềnh: hơn một nghìn tên dù dễ hay khó đều hội tụ lắng đọng thành một dòng chảy trong trái tim của ông lái đò hay chính là trái tim của Nguyễn Tuân.

–          Ông  thuộc dòng sông như thuộc một “bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng”.

–          “Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”.

è Chính vì thế mà ông lái đò đã khuất phục, chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà.

0,5
    ·         Tài hoa, trí dũng song toàn: thể hiện qua những cuộc giao tranh dữ dội với nước, sóng, gió và đá qua ba thạch trận.

Thạch trận 1:

–        Dòng sông Đà:

+ Những câu văn tả đá được nhân hóa như một đội quân: “đá tảng, đá hòn”..;, “đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh.

+ Một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”, “nhổm cả dậy”, “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích”. “ăn chết”, ‘canh cửa”, “hất hàm’…

+ Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó…

+ Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá”, tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối…

è  Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp.

è Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi trí dũng song toàn của ông lái đò.

–        Hình ảnh ông lái đò: có sức chịu đựng phi thường

+ Mặt méo bệch:-> cách sử dụng từ độc đáo, thể hiện gương mặt trắng bệch, biến dạng vì đau đớn mà cong nhợt nhạt vì phải ngâm lâu trong nước lạnh.

+ Dũng cảm: “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”…chỉ huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng “phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất”.

è NT ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, dung mãnh, bình thản của người lái đò

 

 

0,75

    Thạch trận 2:

–        Sông Đà:

+  Đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh”, “bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích”…

+ Những động từ mạnh vẫn tiếp tục tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo

è giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ông lái đò.

–      Ông đò:

+ “Không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”,

+“Ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá”

+ Chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến”.

+ Các động tác linh hoạt, điêu luyện, uyển chuyển: lái miết một đường chéo, tránh mà rảo bơi chèo, khi đè sấn lên mà chặt đôi -> tay lái ra hoa

è Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra trạng thái say như say sóng, để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường.

 

0,5
    Thạch trận 3: Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò.

–          Sông Đà

+ “bên phải, bên trái đều là luồng chết

+ Hình ảnh ẩn dụ “cổng đá cánh mở cấnh khép”: gợi cả một mặt trận đá trùng điêp trong đó bức tường vững chắc nhất là đá hậu vệ với những mũi tấn công ào ạt -> đỉnh điểm của sự hiểm ác.

–          Ông đò:

+ Phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để “xuyên qua mặt nước”…

+ Những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cam nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc.

è  Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

 

0,5
    ·         Vẻ đẹp đời thường: Ông đò hiện lên  trong cuộc sống đời thường bình dị với tâm hồn phong phú, phong thái mang cốt cách của người nghệ sĩ.

–          Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: Sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ.

–          Nếu ở trận giao tranh với thần sông, thần đá, ông hiện lên là một vị tướng bách chiên bách thắng thì khi ngừng chèo, ông lại là một người giản dị với những sở thích tao nhã: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang”.

–          Nếu người đọc coi cảnh vượt thác là một kì tích thì với ông đò, đó là chuyện bình thường không đáng nhớ vì: Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ…

è  Thái độ bình thản ấy càng làm đậm them tầm vóc lớn lao của những người anh hùng trong cuộc sống đời thường bình dị

0,5
  e Nhận xét, đánh giá chung:

–             Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Miêu tả ông lái đò vượt thác, tác giả đã sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực như thể thao, quân sự, võ thuật…, với những câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, hối hả, gân guốc; với từ ngữ sống động, giàu hình ảnh, mới lạ, độc đáo.

–             Qua hình tượng người lái đò, tác giả ngợi ca người lao động Tây Bắc với những phẩm chất cao quí.

–             Hình tượng người lái đò, cũng thể hiện quan niệm của nhà văn: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày -> gợi ra ở mỗi chúng ta suy nghĩ về nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng Tổ quốc.

0,5
  g Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
  f Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
       

 

 

                                    MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Đọc hiểu 1 x      
2   x    
3     x  
4     x  
Làm văn 1       x
2     x

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *