ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN BỘ GIÁO DỤC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 7 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Dòng comment “đọi máu”
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng phát mạnh mẽ, tạo ra sự biến đổi truyền thông xã hội sâu sắc. Mạng xã hội ra đời, so với lịch sử phát triển truyền thông chỉ là “đoạn đường ngắn”, nhưng đã phát triển với tốc độ chóng mặt, làm đảo lộn nhiều quan niệm, phương thức hoạt động của báo chí – truyền thông. […]
Một trong những đặc trưng của mạng xã hội, là sự đan xen hai mặt tốt và xấu, trung thực và bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống, chửi bới, bôi nhọ lẫn nhau. Kẻ tung người hứng, vì một động cơ hay sắc thái tình cảm nào đó, “nhìn người, nhìn việc” phiến diện, người ta dễ dàng mạt sát nhau, ném đá nhau, đánh hội đồng không thương tiếc. Có nhận định, mở mạng là thấy chửi bởi, chửi từ trên xuống dưới, chửi từ trong ra ngoài, bôi nhọ, xuyên tạc, không trừ một ai. Cứ nhìn vào tấm gương phản chiếu đó, văn hóa xuống cấp đến vậy, làm sao có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp? Về mặt tiêu cực của mạng xã hội, nhận định ấy quá chuẩn, đúng với thực tế mạng xã hội hiện nay.
Mới đây, Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore đưa ra kết luận: “Ngày nay, không gian lớp học được kết nối với thế giới bên ngoài thông qua mạng xã hội, điều này đồng nghĩa với giờ đến trường không còn kết thúc lúc học sinh rời lớp học. Và tin đồn, tin giả, bịa đặt, miệt thị, xúc phạm, bắt nạt học đường cũng không dừng lại ở đó”.
Thực tế xã hội ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, không ít học sinh đã rơi xuống hố sâu vì mạng xã hội, không còn gượng nổi, thậm chí do bế tắc nạn nhân đã phải chọn con đường quyên sinh. Người ta không quá lời khi nhận xét: “Cộng đồng mạng đang giết từng người một, người mà họ không hề quen biết”.
Bàn phím là những con dao, những lời nói được phóng ra lao thẳng vào đối tượng trước mặt, nhưng họ lại lầm tưởng làm như vậy là thẳng thắn, là cá tính”. Văn hóa học đường, sự yên bình nơi trường lớp, sự trong trắng, giàu hoài bão và khát khao hướng tới cái đẹp của tuổi thơ đang đứng trước nhiều thách thức. Bài toán đặt ra là làm cách nào, bằng giải pháp hữu hiệu gì đây để có thể quản lý, hạn chế mặt xấu, mặt tiêu cực của mạng xã hội?
(Trích Văn hóa mạng xã hội – Nguoilambao.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Tác giả đã nêu ra những đặc trưng nào của mạng xã hội?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về nhan đề “dòng comment đọi máu”?
Câu 4. Từ văn bản trên, rút ra bài học gì có ý nghĩa nhất với anh/chị?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về làm cách nào, bằng giải pháp hữu hiệu gì đây để có thể quản lý, hạn chế mặt xấu, mặt tiêu cực của mạng xã hội?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
—————————————————–
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Nghị luận | 0,5 | |
2 | Tác giả nêu ra đặc trưng của mạng xã hội, là sự đan xen hai mặt tốt và xấu, trung thực và bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống, chửi bới, bôi nhọ lẫn nhau. | 0,5 | |
3 | – Nói đến tác động tiêu cực của những lời bình luận trên mạng xã hội.
– Những lời bình luận ấy như những con dao phóng thẳng vào người khác dẫn đến những hậu quả đau lòng. |
1,0 | |
4 | – Rút ra bài học: HS trình bày suy nghĩ cá nhân
Có thể tham khảo một số ý sau: + Cần cân nhắc kĩ khi đưa thông tin lên mạng xã hội + Không có những bình luận ác ý làm tổn thương người khác + Cần có nhận thức đúng đắn về mạng xã hội: cả tích cực và tiêu cực – Lí giải hợp lí |
0,5
0,5 |
|
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về làm cách nào, bằng giải pháp hữu hiệu gì đây để có thể quản lý, hạn chế mặt xấu, mặt tiêu cực của mạng xã hội?
|
2,0 | |
Yêu cầu chung | |||
– Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
|||
Yêu cầu cụ thể | |||
Hình thức:
– Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… |
0,25 | ||
Nội dung. | |||
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: biện pháp để quản lý, hạn chế mặt xấu, mặt tiêu cực của mạng xã hội | 0,25 | ||
b. Giải thích:
– Mạng xã hội là là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau. |
0,25 | ||
c. Bàn luận: biện pháp…
– Có hệ thống pháp luật hợp lí để quản lí, chế tài ngăn chặn những thông tin tiêu cực – Tuyên truyền nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của MXH. – Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho mỗi người, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. – Giáo dục lối sống trong sạch, đạo đức tư tưởng vững vàng. |
1,0 | ||
d. Bài học nhận thức và hành động: | 0,5 | ||
2 | Cảm nhận về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu | 5,0 | |
Yêu cầu chung: | |||
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. |
|||
Yêu cầu cụ thể | |||
a | Đầy đủ bố cục 3 phần | 0,5 | |
b | Khái quát về tác giả, tác phẩm
– Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên để rồi từ đó, những tác phẩm có tiếng vang ra đời như tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. – “Rừng xà nu” được viết năm 1965, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng chống đế quốc Mĩ. Tác phẩm là câu chuyện về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng bên cạnh đó là hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận mà hai chi tiết trên đã góp phần thể hiện rõ điều đó. |
0,5 | |
c | Cảm nhận về hình tượng cây xà nu | ||
Nhan đề: | 0,25 | ||
– Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
– Hình tượng cây xà nu xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm, mở ra là rừng xà nu bạt ngàn và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Không những thế, hình ảnh cây xà nu còn trải kín cả tác phẩm, có đến hơn 20 lần trong toàn tác phẩm, điều ấy đã tái hiện lại những vẻ đẹp kỳ thú đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng về sức sống và vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên. – Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.
|
|||
Nghĩa thực : Đây là một loài cây có thật ở vùng đất Tây Nguyên:…loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi
|
0,25 | ||
Nghĩa biểu tượng:
Cây xà nu tượng trưng cho đau thương, mất mát: – Mở đầu tác phẩm, nhà văn giới thiệu về rừng xà nu: “nằm trong tầm đại bác của đồn giặc“, ngày nào cũng bị bắn hai lần “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” . – Nỗi đau của rừng xà nu hiện ra với nhiều vẻ khác nhau: + Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: “bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi…vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết“. + Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”. => đây là chứng nhân về tội ác của cuộc chiến tranh hủy diệt do Mĩ-Ngụy gây ra. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát, đau thương của dân làng Xôman.
|
2,5 | ||
Biểu tượng cho sức sống bất diệt:
– Dù bị đạn đại bác tàn phá nhưng cây xà nu vẫn tồn tại sức sống mãnh liệt “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy” – Rừng xà nu hiện thân cho khát khao sự sống của dân làng Xôman “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời “. – Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào ánh sáng cách mạng của người dân Tây Nguyên. – Rừng xà nu tượng trưng cho bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất không gì tiêu diệt được của dân làng Xôman “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. – Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân làng Xôman: cụ Mết là cây xà nu lớn; Tnú và Mai là cây xà nu bị thương nhưng vẫn kiên cường, Dít là cây xà nu trưởng thành, bé Heng là cây xà nu con. – Rừng xà nu được nhắc đến 2 lần trong phần mở đầu và kết thúc tác phẩm:“đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” -> gợi ra sự tiếp nối bất tận của truyền thống cách mạng. => |
|||
d | Nhận xét, đánh giá chung:
– Với nghệ thuật miêu tả rừng xà nu giàu giá trị tạo hình kết hợp nghệ thuật nhân hóa đã gợi vẻ đẹp mang đậm tính sử thi, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt của con người Tây Nguyên. – Thấy được khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, cũng là một đặc trưng cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975. |
0,5 | |
e | – Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | |
f | – Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận | 0,25 | |