ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN BỘ GIÁO DỤC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 6 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
- PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
( Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng tuổi trẻ phải gắn với những yếu tố nào và thể hiện ở điều gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta?
- Phần Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của thái độ sống tích cực đối với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr: 88 & 89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến
…………………Hết………………..
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần | Nội dung | Điểm |
ĐỌC HIỂU | Câu 1: phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: phương thức nghị luận | 0,5 |
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả cho rằng:
-Tuổi trẻ phải gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. – Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm, sở thích phiêu lưu trải nghiệm. |
0,5 | |
Câu 3: Nêu sự hiểu biết về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn.
– Thời gian hình thành tuổi tác: Thời gian trôi đi, con người lớn lên về tuổi tác và già đi về mặt hình thức. – Thái độ tạo nên tâm hồn: Tuổi tác, thời gian không tạo nên thế giới tâm hồn của chúng ta. Chỉ có thái độ (bao gồm ý nghĩ, tình cảm, cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống) mới tạo nên đời sống tâm hồn. Bởi vậy muốn có tâm hồn đẹp mỗi người cần có thái độ sống tích cực.
|
1,0
|
|
Câu 4: Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm.
-Đồng tình với quan điểm “Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta” vì: + Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin là những trạng thái tâm lí tiêu cực khiến ta cảm thấy bất an, mất đi niềm tin vào bản thân, mất đi niềm tin vào những người xung quanh, từ đó không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Khi đó con người sẽ rơi vào trạng thái buồn tẻ, bế tắc. + Những trạng thái tâm lí đó khiến ta không nhận thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của sự tồn tại. Đó là lúc ta chết đi về mặt tinh thần. -Để có đời sống tinh thần khỏe mạnh ta cần có suy nghĩ, tình cảm, cách lựa chọn lối sống đúng đắn, tích cực. GV cho điểm tối đa nếu thí sinh bày tỏ quan điểm không đồng tình nhưng có lập luận hợp lí, logic.
|
1,0 | |
LÀM VĂN | ||
Câu 1: Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của thái độ sống tích cực đối với mỗi người. | 2,0 | |
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu phát triển ý, câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu.
Nắm được vấn đề cần nghị luận: vai trò của thái độ sống tích cực đối với mỗi người. |
0,25 |
|
Gợi ý triển khai vấn đề nghị luận: * Giải thích: – Thái độ sống tích cực là những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. ->Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý, là lối sống đẹp, cần thiết đối với mỗi người. * Bàn luận: a. Biểu hiện của người có thái độ sống tích cực – Người có thái độ sống tích cực là luôn tự tin, chủ động và có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống. Họ lạc quan, luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác. Trước nghịch cảnh, người có thái độ sống tích cực luôn tìm ra giải pháp tốt nhất đem lại hạnh phúc, sự hài lòng cho bản thân và những mọi người xung quanh. b. Vai trò của thái độ sống tích cực – Thái độ sống tích cực giúp con người có cơ hội thành công cao hơn từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. – Thái độ sống tích cực đem lại cho con người niềm tin vào bản thân, ý chí mạnh mẽ, sự lạc quan và hạnh phúc. – Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. c. Bài học nhận thức và hành động – Nhận thức về vai trò của thái độ sống tích cực đối với mỗi người. – Mỗi người cần tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. =>Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. |
0,25
1,5 0,5
0,5
0,5
|
|
Câu 2: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ | 5,00 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ | 0,25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: | 4,00 | |
1. Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến | 0,50 | |
– Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
– Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986). – Hai đoạn thơ: là bức họa ngôn từ, bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình… |
||
2. Bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ | 3,00 | |
* Đoạn thơ thứ nhất
– Thiên nhiên miền Tây Bắc được miêu tả trong sự hiểm trở, hùng vĩ, kì thú mà không kém phần thơ mộng. Ở hai câu mở đầu của đoạn thơ, tác giả tái hiện khung cảnh thiên nhiên tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ đầy nguy hiểm: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Cách sử dụng từ ngữ đầy giá trị tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây gợi lên sự hiểm trở gập ghềnh của chặng đường hành quân. Đặc biệt cụm từ “súng ngửi trời” được sử dụng táo bạo mang đậm chất tinh nghịch của người lính đã cực tả độ cao của đèo dốc. Câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như bẻ gập làm đôi đặc tả độ cao của dốc núi: nhìn lên thì thẳng đứng, nhìn xuống thì thăm thẳm khiến người đọc có cảm giác rợn như đang tham gia một trò chơi nguy hiểm. Hình ảnh thiên nhiên ở câu thơ tiếp theo lại là cả một không gian thơ mộng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thăng bằng trong cảm xúc. Hình ảnh những ngôi nhà thấp thoáng trong cơn mưa rừng khiến cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng xa vời đầy lãng mạn. – Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân. – Bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi được thể hiện qua những ba câu thơ đầu nhiều thanh trắc gợi sự trắc trở, ghập ghềnh; Câu thơ cuối toàn thanh bằng gợi vẻ dịu dàng, bình yên. các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, hình ảnh độc đáo “dốc thăm thẳm”, phép tiểu đối “ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống” đã làm hiện lên chân thực nhất hình ảnh của núi rừng. Đồng thời tạo nhịp điệu, tiết tấu rất riêng của hồn thơ Quang Dũng. * Đoạn thơ thứ hai – Thiên nhiên Tây bắc hiện lên hoang sơ với dòng sông đậm màu cổ tích, huyền thoại.Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng… Cảnh buồn song chứa chan thi vị. – Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. – Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình được hiện lên qua lớp từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế… * Tương đồng và khác biệt – Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm. – Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. Bút pháp đối lập tương phản đã giúp nhà thơ vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp đa chiều. |
1,25
1,25
0,50
|
|
3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ | 0,50 | |
– Qua hai đoạn thơ hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Tây Tiến như một thứ quả trái mùa lạ lẫm.
– Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình. |
||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0,25 |